Đạo Phật ứng xử với sân giận

Box 2: “Tâm sân giận cũng như nắm hòn than nóng ném vào người khác, con sẽ là người bị bỏng  trước tiên” - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

 

Pic 3.jpg

Khi sân giận, bản thân sẽ là người bị tổn hại trước tiên

Ngày nay, người ta tìm thấy rất nhiều điểm tiếp cận tương đồng trong các môn khoa học xã hội và tự nhiên với những lý giải của Đạo Phật, nhất là khi đề cập tới các môn khoa học về con người, đặc biệt trong khoa học tâm lý.

Theo giáo lý Đạo Phật thì có nhiều tầng tâm thức và những ở những tầng tâm thức vi tế vốn tồn tại qua nhiều kiếp quá khứ, hiện tại và vị lai thì sự tồn tại của các trạng thái tâm lý tích cực và tiêu cực là vốn có từ vô thủy. Tuy nhiên sự tồn tại của các trạng thái tâm lý tiêu cực như sân giận là không có cơ sở đích thực, trong khi đó, các trạng thái tâm lý tích cực như từ bi lại có cơ sở trưởng dưỡng từ nguồn gốc của chân lý vũ trụ.

Theo cách giải thích của Đạo Phật, trạng thái tâm sân giận là một trong những trái thái cảm xúc tiêu cực, và cùng với tham lam, và si muội (ngu dốt) được coi gọi là “tam độc” hay nguyên nhân cơ bảnvà là nguyên nhân dẫn đến các hậu quả khổ đau trong cuộc sống của nhân loại. Những trại thái cảm xúc tiêu cực này có nguồn gốc từ cái nhìn sai lệch về bản thân con người và môi trường xung quanh, dựa trên sự  mà trong đó  đề cao "cái tôi" hay còn gọi là bản ngã và nhận thức sai lầm rằng thế giới xung quanh ta vốn tồn tại hoàn toàn chắc thật và các sự vật hiện tượng hiện hữu là thường hằng bất biến.

Quan kiến Đạo Phật Với cách tiếp cận như vậy, Đạo Phật cho rằng trạng thái tâm lý sân giận vốn là không có căn cứ. Và căn bản để nhận diện và đối trị với sân giận là dựa vào khả năng nhận ra được sự tồn tại không chắc thực và thường hằng của bản ngã và thế giới các sự vật và hiện tượng xung quanh bản ngã bao gồm cả trạng thái tâm sân giận. Và vì thế các biện pháp đối trị với sân giận được đưa ra trên cơ sở tập trung vào nền tảng căn bản này.

Bằng cách nhìn của quy luật nhân quả trong Đạo Phật, cảm xúc tiêu cực như sân giận cần phải được giải quyết tận gốc và không nên tồn tại. Vì những hậu quả đem lại của trạng thái cảm xúc này là rất lâu dài và nghiêm trọng cho dù chỉ tồn tại dưới dạng ý nghĩ chứ chưa cần thể hiện ra thành lời nói hay hành động.

Trong quan kiến heo cách hiểu và hành xử của Đạo Phật, đặc biệt là theo các truyền thống Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừaPhật Giáo Đại Thừa, chúng ta không chế ngự, đè bẹp, hay né tránh các cảm xúc tiêu cực như sân giận, mà thay vào đó là quán chiếu nhìn rõ nguyên nhân của trạng thái tiêu cực của tâm và chuyển hóa những trạng thái tiêu cực ấy thành những năng lượng tích cực như tình yêu thương.

Nếu bạn đã là Phật tử thuần thành thì hẳn bạn đã quen với những khái niệm và phương pháp thực hành của Đạo Phật nhằm giúp cho hành giả có chính kiến và dần tịnh hóa các bám chấp của bản ngã qua các giáo lý về như Tính Không, Trung Đạo, Tứ Diệu Đế, Nghiệp Quả, Sáu Ba La Mật, các thực hành Bản tôn – Chân ngôn – Trí tuệ hay thiền Đại Thủ Ấn v.v. Tuy nhiên nếu bạn chưa làm quen với khái niệm này thì các bậc Thầy Phật giáo giác ngộ cũng vẫn khai thị nhiều phương pháp giản đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể thực hành và dần chuyển hóa được năng lượng tiêu cực như sân giận thành năng lượng tích cực của tình yêu thương và lòng bi mẫn. Các nhà tâm lý học đã tham khảo và áp dụng thành công nhiều phương pháp của các bậc Thầy Phật giáo trong các liệu pháp đối trị sân giận.

Chúng tôi xin giới thiệu những liệu pháp phòng ngừa và điều trị sân giận theo phương pháp của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa- bậc Thầy giác ngộ, vị lãnh đạo tâm linh của Truyền thừa Phật giáo Kim Cương Thừa Drukpa- chia sẻ trong cuốn Giác ngộ mỗi ngày của Ngài:

* Hít thở trong cơn nóng giận: Khi nhận diện được cơn giận của mình, chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ tích cực xung quanh cơn giận đó, có thể tách mình ra khỏi nó, hít sâu, thở chậm và tự hỏi mình cần làm gì để xử lý tình huống này một cách tốt nhất. Giải pháp có thể hết sức đơn giản là một câu nói, nhưng quan trọng là chúng ta làm điều đó với một thái độ điềm tĩnh thay vì sự nóng nảy, tâm sân giận. Hãy thử làm dịu ngọn lửa sân hận bằng cách tập trung vào hơi thở. Hãy thở ra từ dưới bụng (dưới đan điền), chậm rãi và nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn có thể làm sao nhãng sự tập trung của mình vào cơn sân giận trong tích tắc và điều đó giúp “hạ nhiệt” tình huống. Hãy tự nhủ rằng có đáng tức giận với người hoặc tình huống này không? Liệu có cách khác tốt hơn chăng? Chẳng hạn, thay vì xả sân, chúng ta có thể chuyển hóa năng lượng tiêu cực này thành những hành động có ích.

* Kẻ thù là bậc Thầy: Giả sử ai đó nói xấu bạn công khai trước một đám đông vài trăm người tại một buổi tiệc hoặc một sự kiện quan trọng với dụng ý cố tình khiến bạn bẽ mặt. Khi đó, thay vì nổi giận hoặc đáp trả bằng những lời lẽ không hay, hãy nhận thấy rằng bằng cách chọc giận bạn, người đó đã cho bạn cơ hội để đối mặt và “chiến đấu” với cơn giận. Thử thách này giúp bạn trưởng dưỡng đức tính kiên nhẫn, sự hiểu biết và khiến trí tuệ của bạn thêm sắc bén. Vì vậy, hãy xem người đó như bậc Thầy thay vì kẻ thù.

* Suy ngẫm và quán chiếu mỗi ngày: Hãy suy ngẫm, quán chiếu về sân giận để có thể dần dần hiểu được nguyên nhân và cách vận hành sinh diệt của nó. Đó có thể là lớp vỏ bọc phòng thủ của cái tôi dễ tổn thương, sự chấp nhặt hay những định kiến cứng nhắc của bạn trước một vấn đề. Khi cơn giận xuất hiện đừng đè nén nó hay tự làm khổ bản thân. Cơn giận không phải là thứ bạn có thể chôn chặt trong lòng vì nó sẽ dày vò, lấn át khiến bạn thêm bức bách, đau khổ. Cách tốt nhất là để nó đến một cách tự nhiên, đợi cho nó lắng xuống rồi tự tan đi. Những lúc vui vẻ, bạn nên dành thời gian suy ngẫm về những lý do khiến bạn giận dữ và những thói quen của bạn. Khi trở nên hiểu biết và sáng suốt hơn, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều điều nhỏ nhặt trước đây thường dễ khiến bạn nổi cáu đã mất dần hiệu lực và sự ảnh hưởng đối với bạn. Khi buông bỏ dần những bám chấp, hạ thấp dần bản ngã và nhìn thế giới xung quanh với con mắt trân trọng, khoan dung, bạn sẽ thấy vạn vật trở nên tươi mới và chính mình cũng bớt đi những phản ứng hấp tấp, nóng vội. Khi tâm được truyền nguồn cảm hứng mới mẻ, bạn có thể tiếp cận các “vấn đề” một cách sáng tạo, sẽ tích cực kiếm tìm giải pháp thay vì chỉ kêu ca phàn nàn.

* Lắng nghe với tâm từ bi : Một pháp thực hành hữu hiệu để ngăn ngừa cơn giận bùng phát là học cách biết lắng nghe. Khi lắng nghe với sự thấu cảm thật sự, chúng ta sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và nhận ra họ cũng là đồng loại, đồng cảnh và đồng nguyện vọng giống chúng ta. Khi lắng nghe, điều quan trọng là đừng vội phán xét. Điều này thường khó thực hiện vì chúng ta được dạy dỗ từ bé cho tới lúc trưởng thành về việc cần đánh giá mọi điều mắt thấy tai nghe. Tuy nhiên, nếu thực sự chú tâm đến những gì người khác nói thì thay vì phán xét hoặc để xúc tình phiền não làm cho mê ám, chúng ta sẽ cố gắng hiểu họ ngay cả khi họ có lời nói hay hành động bất công hoặc gây tổn thương với ta.

* Như vậy, chìa khóa của mọi cuộc đối thoại ý nghĩa là hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác và lắng nghe họ với tâm cảm thông, yêu thương. Thấu hiểu là con đường hai chiều. Nếu bạn biết lắng nghe những người xung quanh, ngay cả đối với những người khó chịu nhất, một cách cởi mở không phán xét, dần dần bạn sẽ nhìn họ với tâm từ bi. Khi đó bạn có thể lặng lẽ khám phá những cảm xúc của chính mình khi tiếp xúc với những người này, có thể quán sát kỹ càng, nhìn nhận thấu đáo mọi xúc tình như ngắm nhìn những viên sỏi, lần lượt từng viên, từng viên một. Bạn chọn cách nào - nổi giận với họ hay giữ tâm an bình, tĩnh tại bất chấp người khác đối xử với bạn ra sao?

Nếu bạn thấy bản thân mình phải “đóng nhiều đinh lên hàng rào” hàng ngày thì xin hãy tham khảo các liệu pháp mà chúng tôi giới thiệu ở đây; và nếu điều này vẫn không đem lại hiệu quả, xin bạn hãy đến với các bác sĩ tâm lý hoặc tìm đến các bậc Thầy tâm linh giác ngộ, như thế, “túi đinh” của bạn chắc chắn sẽ nhẹ đi rất nhiều, và hàng rào nhà bạn có thể không nguyên vẹn như xưa nhưng sẽ không đến nỗi chằng chịt những vết thương.

Nguyễn Hồng Sơn thực hiện