Nỗi ưu tư của người mẹ khi không thể giữ được lời hứa

Theo quy luật của tự nhiên, chúng ta đều có bệnh tật, già đi và chết. Con cái của chúng ta cũng vậy. Nhiều khi chúng ta không thể giữ được lời hứa sẽ che chở cho con được an toàn mọi lúc mọi nơi.

Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, khi chúng tôi vừa đi vừa đá những chiếc lá rụng dọc theo một lối đi dạo trong thành phố New York, cô con gái 3 tuổi của tôi, Willa, đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe về những sở trường của con và các bạn trong lớp: "Abby biết mọi thứ về vú em”, “Con biết tất cả về loài chó”, và “Darcy biết rằng tất cả các bà mẹ đều trở về nhà”. Kiểu am hiểu gì không biết, tôi nghĩ bụng: Em gái của Abby thì chưa ra đời, và hiểu biết của Willa về chó chỉ là những thông tin thu thập từ sách Clifford và vài tập Sesame Street. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn nhất là ngay từ khi còn nhỏ, con bé đã có một niềm tin như một lẽ tự nhiên rằng tất cả bà mẹ trên đời đều là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất. Điều này giống như một sự an ủi với Darcy bởi vì một ngày nọ khi cha con bé vĩnh viễn không thể trở về nhà, ông ấy bị bệnh giai đoạn cuối và chết trong bệnh viện, và với Darcy, cũng như với mọi người khác, việc tin rằng mẹ luôn trở về nhà là điều thực sự quan trọng.

Tất nhiên, điều này cũng dễ hiểu và dễ cảm thông, chưa kể là nó còn rất hợp với lẽ tự nhiên rằng người lớn cần đảm bảo cho con trẻ cảm thấy an toàn, rằng sẽ luôn có người quan tâm chăm sóc chúng dù chuyện gì xảy ra đi nữa và mọi thứ sẽ ổn cả thôi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ con đều tự nhủ với lòng mình như thế (giống như Willa và có lẽ cả Darcy nữa); và trong trường hợp tốt nhất, chúng ta có thể tận dụng những niềm tin này.

Cuộc sống hiện đại che đậy sự thật rằng cha mẹ không thể bảo vệ con khỏi khổ đau và vô thường

Tuy nhiên, dù sớm hay muộn thì những điều chúng ta muốn hứa cũng không thể giữ được. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận được rằng bậc cha mẹ nào cũng muốn cho con cái và cho chính mình một cuộc sống an ổn. Là Phật tử, chúng ta suy ngẫm về cuộc sống vô thường và về cái chết để kiểm chứng mọi sự đảm bảo và che đậy trong đời sống và văn hóa xung quanh chúng ta: “Con người ai cũng phải già đi, mắc bệnh và chết…”. Và con cái của chúng ta cũng sẽ gặp phải những điều tương tự.

Như một lẽ tự nhiên, con cái sẽ biết phản kháng, cũng có thể mắc vào những thứ vô phương cứu chữa như sử dụng ma túy, bị trêu chọc, bị bắt cóc, trầm cảm, tự tử. Giống như những điều quán tưởng, những việc này nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta; chúng giống như sự kế thừa của loài người và theo những cách đặc biệt – chúng thừa kế từ chính cha mẹ. Nhà văn Nicole Krauss đã tóm tắt luật di truyền học từ cha mẹ qua lời của một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Great House như sau: “Tôi dần hiểu ra rằng làm mẹ là một ảo tưởng. Dù có cảnh giác đến đâu thì cuối cùng một người mẹ cũng không thể bảo vệ con mình khỏi bị đau đớn, khủng hoảng, sự kinh hoàng của bạo lực, tránh những chuyến tàu tốc độ đi lệch hướng, những hành vi sàm sỡ của kẻ lạ, các bẫy rập, hầm hố, lửa, mưa gió, và vô thường”.

Đối với bậc cha mẹ, thực sự rất đau lòng khi phải chấp nhận thực tế rằng “mọi thứ sẽ không ổn đối với con cái mình.” Tuy nhiên, nỗi buồn đó, ở một khía cạnh đặc biệt nào đó theo quan điểm của Phật giáo lại là một điều rất đáng quý. “Samvega”, một thuật ngữ Pali ngắn để chỉ cho một trạng thái cực mãnh liệt của ưu tư, là cảm xúc đã chắn giữ cơn gió hiện sinh của Thái tử Tất Đạt Đa khi Ngài rời kinh thành, và trực tiếp chứng kiến bệnh, già và chết.  Nguyên gốc của từ Pali vega, có nghĩa là “sốc”, “bản năng”, hay “làn sóng”, và tính từ “samvega” được sử dụng trong kinh tạng để diễn tả nỗi sợ hãi của một sinh vật nhỏ bé khi nghe tiếng rống của sư tử. Nỗi ưu tư (Samvega) đã khiến trái tim Thái tử Tất Đạt Đa rung động, thôi thúc Ngài rời bỏ gia đình và vương quốc để theo đuổi không mệt mỏi con đường giác ngộ. Rất may cho tất cả chúng ta, là Ngài đã thành tựu bậc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Hầu hết chúng ta có thể nhớ lại hay kể về những hoạn nạn– và động lực đưa đến - những lần trải qua cảm giác ưu tư, phiền muộn: ví dụ cái chết của người ta thương yêu hay một sự phản bội tàn nhẫn, hay ý thức rằng không có sự thỏa mãn dài lâu nào sau nhiều năm quần quật theo đuổi một nghề nghiệp vô vị hay một mối quan hệ chẳng ra gì. Cũng như các cảm xúc khác, nỗi ưu tư cũng phát khởi rồi qua đi, và nó cũng có thể thay đổi theo thời gian. Có nhiều cấp độ của nỗi ưu tư, cũng như có nhiều mức độ của hơi thở hay của tuệ giác – các nhận thức này sẽ trở nên rõ ràng và tinh tế hơn qua sự thực hành thiền định miên mật.

Lúc khởi đầu, sự thật về tuổi già và cái chết, hay nỗi sợ phải sống một cuộc đời vô vị, không mục đích, có thể là khởi đầu của nỗi ưu phiền, đức Phật cũng đã phải trải qua những điều tương tự như thế.  Sau đó, tâm bị phân tán và sự vô tâm do ái dục và đau khổ có thể đưa đến nỗi kinh hoàng. Đức Phật khuyên đệ tử của Ngài vun trồng cảm giác ưu tư (samvega) mỗi ngày. Là bậc cha mẹ, tôi thấy điều này rất dễ làm – tôi luôn chìm đắm trong đó.

Xin chớ hiểu lầm: tôi thực sự yêu thương con cái và luôn muốn được ở gần với chúng hơn với bất cứ ai khác.  Tôi kết hợp công việc và đời sống cá nhân sao cho tôi có thể dành nhiều thời gian cho con cái, với hy vọng rằng tôi không thuộc nhóm các bà mẹ “chỉ vừa đủ tốt”.  Nhưng việc nuôi dạy con cái – và chỉ riêng cái thực tại khắc nghiệt của việc trở thành một bà mẹ - theo kinh nghiệm của riêng tôi, cũng đủ để khiến tôi "ưu tư" mỗi ngày chứ chưa nói gì đến cái chết. Đó là việc luôn phải đối mặt với những điều ổn và bất ổn, giữa ranh giới của sự sống và cái chết.

(Theo Mary Talbot

Nguồn: Tiny Buddha)