Vị Tỳ kheo và con ngỗng
28/05/2024 - 13:18
Lượt xem: 172 lượt
Ngày nọ, một vị Tỳ kheo nghiêm trang đi khất thực buổi sáng. Khi đến một gia đình giàu có, ông được chủ nhà cung kính mang vật thực ra cho vào trong bát. Trong lúc sớt vào bát, chiếc nhẫn của bà chủ lỏng quá, rơi xuống đất. Thấy vậy, vị Tỳ kheo nghĩ thong thả sẽ chỉ cho chủ nhà biết. Vì vốn ít nói, lại giữ oai nghi khi đi khất thực nên ông không nói vội.
Không ngờ, một con ngỗng từ đâu chạy lại, nuốt mất chiếc nhẫn. Ông không biết làm thế nào. Khi chủ nhà đã quay vào, ông vẫn còn đứng đó. Chủ nhà rất ngạc nhiên. Lúc này, bà ta mới phát hiện ra mình mất chiếc nhẫn trên tay. Bà vội vàng chạy ra và hỏi: “Thưa thầy, Thầy có thấy chiếc nhẫn của con không?”. Vị Tỳ kheo im lặng, không trả lời. Vì ông sợ nói thật thì con ngỗng sẽ bị giết. Ông lại là người sống rất chân thật, không nói dối bao giờ. Ông đứng đó, không biết giải quyết bằng cách nào.
Bà chủ nhà tiếp tục hỏi: “Thầy có thấy không, chiếc nhẫn con mới rơi ở đây thôi, khi con sớt bát cho Thầy”. Dù bị nghi là lấy chiếc nhẫn, ông cũng im lặng. Bà chủ nhà giận dữ, túm áo ông nói: “Ông lấy chứ còn ai vào đây. Nãy giờ chỉ có thầy với tui thôi”. Bà nặng lời chưa đủ còn đánh vị Tỳ kheo bầm cả mặt mày.
Lúc ấy, có lẽ nghiệp của ông cũng vừa hết nên con ngỗng tự nhiên vật vã rồi ngã lăn ra chết. Lúc này, ông mới thều thào: “Tôi thấy con ngỗng nó nuốt”. Bà chủ nhà hoảng hồn la lên: “Trời ơi! Sao Thầy không nói cho con nghe”. Ông Thầy trả lời: “Nói rồi cô giết con ngỗng thì sao?”
Trên đời này, những người cương quyết không nói dối, thà bị đánh cũng không nói dối và cũng không nỡ nói thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của người tu hành. Họ không nói thật vì nói thật sẽ hại người khác, phạm vào lòng từ bi, nhưng cũng không muốn mất hạnh chân thật nên im lặng chịu đựng.
Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta cũng rơi vào những tình huống như vậy. Có lúc chúng ta bị người khác hiểu lầm, hiểu sai mà phải chịu đựng, chấp nhận thiệt thòi để không phải nói dối điều gì. Có thể lúc ấy, nếu giải bày sự thật, chúng ta sẽ lấy lại được sự trong sạch, nhưng người khác sẽ bị tổn hại. Hãy tin rằng, chính sự chịu đựng, chấp nhận thiệt thòi đó sẽ làm phước đức của chúng ta tăng trưởng gấp bội lần. Vì Nhân Quả và phước báo không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua những thử thách, gian nan, những cay đắng trong cuộc đời mới có được.”
(Trích “Hạnh chân thật”)
Không ngờ, một con ngỗng từ đâu chạy lại, nuốt mất chiếc nhẫn. Ông không biết làm thế nào. Khi chủ nhà đã quay vào, ông vẫn còn đứng đó. Chủ nhà rất ngạc nhiên. Lúc này, bà ta mới phát hiện ra mình mất chiếc nhẫn trên tay. Bà vội vàng chạy ra và hỏi: “Thưa thầy, Thầy có thấy chiếc nhẫn của con không?”. Vị Tỳ kheo im lặng, không trả lời. Vì ông sợ nói thật thì con ngỗng sẽ bị giết. Ông lại là người sống rất chân thật, không nói dối bao giờ. Ông đứng đó, không biết giải quyết bằng cách nào.
Bà chủ nhà tiếp tục hỏi: “Thầy có thấy không, chiếc nhẫn con mới rơi ở đây thôi, khi con sớt bát cho Thầy”. Dù bị nghi là lấy chiếc nhẫn, ông cũng im lặng. Bà chủ nhà giận dữ, túm áo ông nói: “Ông lấy chứ còn ai vào đây. Nãy giờ chỉ có thầy với tui thôi”. Bà nặng lời chưa đủ còn đánh vị Tỳ kheo bầm cả mặt mày.
Lúc ấy, có lẽ nghiệp của ông cũng vừa hết nên con ngỗng tự nhiên vật vã rồi ngã lăn ra chết. Lúc này, ông mới thều thào: “Tôi thấy con ngỗng nó nuốt”. Bà chủ nhà hoảng hồn la lên: “Trời ơi! Sao Thầy không nói cho con nghe”. Ông Thầy trả lời: “Nói rồi cô giết con ngỗng thì sao?”
Trên đời này, những người cương quyết không nói dối, thà bị đánh cũng không nói dối và cũng không nỡ nói thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của người tu hành. Họ không nói thật vì nói thật sẽ hại người khác, phạm vào lòng từ bi, nhưng cũng không muốn mất hạnh chân thật nên im lặng chịu đựng.
Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta cũng rơi vào những tình huống như vậy. Có lúc chúng ta bị người khác hiểu lầm, hiểu sai mà phải chịu đựng, chấp nhận thiệt thòi để không phải nói dối điều gì. Có thể lúc ấy, nếu giải bày sự thật, chúng ta sẽ lấy lại được sự trong sạch, nhưng người khác sẽ bị tổn hại. Hãy tin rằng, chính sự chịu đựng, chấp nhận thiệt thòi đó sẽ làm phước đức của chúng ta tăng trưởng gấp bội lần. Vì Nhân Quả và phước báo không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua những thử thách, gian nan, những cay đắng trong cuộc đời mới có được.”
(Trích “Hạnh chân thật”)
- 172 lượt