Thế nào là sự không dính mắc và tâm giải thoát?
26/05/2024 - 07:32
Lượt xem: 219 lượt
Đạo Phật là con đường dẫn đến giải thoát giác ngộ. Nói đến sự giải thoát, trong Đạo Phật chúng ta thường hay nghe đến khái niệm ‘không dính mắc’ hay ‘không bám chấp’. Điều đáng buồn là nhiều người hoàn toàn hiểu lầm về khái niệm này. Sự ‘không dính mắc’ thật sự mang ý nghĩa sâu xa nhất về sự quan tâm, về lòng từ bi và sự tự do.
KHÔNG DÍNH MẮC NGHĨA LÀ GÌ?
Người không dính mắc không phải là người vô cảm, lạnh lùng như gỗ đá như ta lầm tưởng. Khi chúng ta thực hành buông xả, không có nghĩa là các cảm xúc của chúng ta sẽ biến mất, không còn tồn tại. Trái lại, bởi vì hiểu được bản chất vô thường, chóng vánh của mọi sự vật hiện tượng, bao gồm cảm xúc, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới mẻ, một thái độ khác khi đối diện với chúng. Và nhờ đó chúng ta không bị các xúc tình phiền não chi phối.
Ngay cả các bậc thầy tâm linh, họ cũng Khóc, Cười, Vui, Buồn…Có nhiều lúc, các vị cũng có cảm thọ khó chịu hay buồn bực. Tuy nhiên, các Ngài không bị dính mắc hay cuốn theo các trạng thái cảm xúc đó. Các Ngài không ghét bỏ, cố gắng triệt tiêu những cảm xúc ‘tiêu cực’, còn gọi là ‘khổ thọ’ hay mong muốn nắm giữ, kéo dài cảm giác ‘lạc thọ’ mà bình tĩnh xả thọ, cho phép các cảm xúc phát khởi, rồi để chúng tự tan biến. Các Ngài không nuôi dưỡng cảm xúc, không tô vẽ vọng tưởng, cũng biểu hiện nỗi phiền muộn bằng các hành vi tiêu cực. Họ có tuệ giác.
Để làm được các điều này đòi hỏi chúng ta phải tinh tấn tu tập. Dẫu vậy, hầu như tất cả chúng ta đều vốn có sức mạnh điều phục tâm mình bằng cách trưởng dưỡng sự nhận biết, và tâm chính niệm.
VẺ ĐẸP CỦA SỰ KHÔNG-DÍNH-MẮC
Khi tâm không-dính-mắc:
- Chúng ta không còn làm nô lệ cho các kỳ vọng hay mong đợi.
- Các cảm xúc dấy khởi, tâm ta rộng mở đón nhận. Chúng ta tỉnh giác. Cảm xúc không thể trói buộc và sai sử chúng ta.
- Chúng ta nhìn sự vật trong cuộc sống như chúng đang là, thay vì dán nhãn, đặt danh ngôn khái niệm cho vạn pháp.
- Tâm trong sáng giúp chúng ta có thể thấy rõ bản chất thật sự của mọi vật, một cách rõ ràng.
- Chúng ta có thể tự tại bình thản trước nghịch cảnh, nhưng không có nghĩa là chúng ta cố gắng chịu đựng những hành vi độc hại.
- Chúng ta nhìn các trở ngại trong cuộc đời qua lòng từ bi, thay vì sự giận dữ.
- Chúng ta không rượt đuổi hạnh phúc. Khi hạnh phúc đến, chúng ta tận hưởng, khi hạnh phúc đi, chúng ta buông xả.
- Chúng ta để cuộc sống vận hành tuỳ duyên thuận pháp, mà không cố gắng kiểm soát mọi thứ.
- Chúng ta không ngừng thương yêu, yêu thương mỗi ngày.
- Tâm chúng ta ngày càng rộng mở và khoáng đạt hơn, khi chúng ta nhận ra biết bao đau khổ không cần thiết trong cuộc đời này.
- Chúng ta cảm thấy giúp đỡ hay cho đi là điều rất tự nhiên và không bám chấp vào kết quả.
- Tâm tự do và khoáng đạt vô biên mang lại sự an lạc chân thật bền lâu, mà các trải nghiệm chóng vánh thông thường không thể so sánh được.
Chúng ta tự do bởi chúng ta làm chủ được tâm và các cảm xúc, thay vì để chúng kiểm soát mình. Và khi đó, chúng ta có thể nếm được hương vị giải thoát của mọi trải nghiệm, mà không cần phải nắm chặt lấy chúng.
(Theo alwayswellwithin.com)
-----------------------------------
Source-Nguồn: http://alwayswellwithin.com/2013/11/24/non-attachment/
KHÔNG DÍNH MẮC NGHĨA LÀ GÌ?
Người không dính mắc không phải là người vô cảm, lạnh lùng như gỗ đá như ta lầm tưởng. Khi chúng ta thực hành buông xả, không có nghĩa là các cảm xúc của chúng ta sẽ biến mất, không còn tồn tại. Trái lại, bởi vì hiểu được bản chất vô thường, chóng vánh của mọi sự vật hiện tượng, bao gồm cảm xúc, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới mẻ, một thái độ khác khi đối diện với chúng. Và nhờ đó chúng ta không bị các xúc tình phiền não chi phối.
Ngay cả các bậc thầy tâm linh, họ cũng Khóc, Cười, Vui, Buồn…Có nhiều lúc, các vị cũng có cảm thọ khó chịu hay buồn bực. Tuy nhiên, các Ngài không bị dính mắc hay cuốn theo các trạng thái cảm xúc đó. Các Ngài không ghét bỏ, cố gắng triệt tiêu những cảm xúc ‘tiêu cực’, còn gọi là ‘khổ thọ’ hay mong muốn nắm giữ, kéo dài cảm giác ‘lạc thọ’ mà bình tĩnh xả thọ, cho phép các cảm xúc phát khởi, rồi để chúng tự tan biến. Các Ngài không nuôi dưỡng cảm xúc, không tô vẽ vọng tưởng, cũng biểu hiện nỗi phiền muộn bằng các hành vi tiêu cực. Họ có tuệ giác.
Để làm được các điều này đòi hỏi chúng ta phải tinh tấn tu tập. Dẫu vậy, hầu như tất cả chúng ta đều vốn có sức mạnh điều phục tâm mình bằng cách trưởng dưỡng sự nhận biết, và tâm chính niệm.
VẺ ĐẸP CỦA SỰ KHÔNG-DÍNH-MẮC
Khi tâm không-dính-mắc:
- Chúng ta không còn làm nô lệ cho các kỳ vọng hay mong đợi.
- Các cảm xúc dấy khởi, tâm ta rộng mở đón nhận. Chúng ta tỉnh giác. Cảm xúc không thể trói buộc và sai sử chúng ta.
- Chúng ta nhìn sự vật trong cuộc sống như chúng đang là, thay vì dán nhãn, đặt danh ngôn khái niệm cho vạn pháp.
- Tâm trong sáng giúp chúng ta có thể thấy rõ bản chất thật sự của mọi vật, một cách rõ ràng.
- Chúng ta có thể tự tại bình thản trước nghịch cảnh, nhưng không có nghĩa là chúng ta cố gắng chịu đựng những hành vi độc hại.
- Chúng ta nhìn các trở ngại trong cuộc đời qua lòng từ bi, thay vì sự giận dữ.
- Chúng ta không rượt đuổi hạnh phúc. Khi hạnh phúc đến, chúng ta tận hưởng, khi hạnh phúc đi, chúng ta buông xả.
- Chúng ta để cuộc sống vận hành tuỳ duyên thuận pháp, mà không cố gắng kiểm soát mọi thứ.
- Chúng ta không ngừng thương yêu, yêu thương mỗi ngày.
- Tâm chúng ta ngày càng rộng mở và khoáng đạt hơn, khi chúng ta nhận ra biết bao đau khổ không cần thiết trong cuộc đời này.
- Chúng ta cảm thấy giúp đỡ hay cho đi là điều rất tự nhiên và không bám chấp vào kết quả.
- Tâm tự do và khoáng đạt vô biên mang lại sự an lạc chân thật bền lâu, mà các trải nghiệm chóng vánh thông thường không thể so sánh được.
Chúng ta tự do bởi chúng ta làm chủ được tâm và các cảm xúc, thay vì để chúng kiểm soát mình. Và khi đó, chúng ta có thể nếm được hương vị giải thoát của mọi trải nghiệm, mà không cần phải nắm chặt lấy chúng.
(Theo alwayswellwithin.com)
-----------------------------------
Source-Nguồn: http://alwayswellwithin.com/2013/11/24/non-attachment/
- 219 lượt