Đi Tìm Tình Yêu Đích Thực
05/02/2023 - 07:11
Lượt xem: 372 lượt
Tình yêu thương chân chính mang lại sự tự do, không bị ràng buộc bởi những bất an và bản ngã. Tình yêu thương này giúp chúng ta vượt qua mọi nghi ngờ. Bởi vậy, tình yêu thương thực sự không phải là một câu hỏi mà là một câu trả lời.
Tình yêu là gì? Câu hỏi này có tới hàng triệu cách trả lời. Người ta sẽ dễ liên tưởng tình yêu với lạc thú giữa hai người hay tình yêu thương vô điều kiện như tình yêu của mẹ dành cho con cái. Nhưng hầu hết chúng ta hiểu nhầm và trải nghiệm tình yêu thiên về bản ngã hơn là tình yêu thương chân chính. Bởi thế mà ta dễ nghĩ tới tình yêu là sự ham muốn. Tình yêu thể hiện thành những bất an trong tâm chỉ là những vọng tưởng tham muốn do chúng ta tự tạo ra. Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài chứ không phải tình yêu thương chân thật.
Vậy tình yêu thương chân thật là gì? Chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi này. Tình yêu thương là sự thấu hiểu. Nếu bạn thấu hiểu và cảm thông với người khác, bạn sẽ giúp đỡ và đối xử với họ tử tế, chân thành, vô điều kiện. Từ trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều biết cách nhận ra tình yêu thương, bởi ta đã từng trải nghiệm tình cảm đó, nếu không phải trong cuộc đời này thì trong quá khứ xa xưa hơn. Khi ta thấu hiểu và cảm nhận được tình yêu thương, cuộc sống sẽ đầy ắp niềm vui. Trực giác của bạn sẽ tự nhiên nhận ra điều này.
Tình yêu thương giúp chúng ta trưởng dưỡng các phẩm chất tích cực khác. Để lợi ích cho mọi người, bạn phải có những phẩm chất để chia sẻ. Đầu tiên, bạn phải hạnh phúc thì mới có thể chia sẻ hạnh phúc. Đây chính là tình yêu thương. Yêu thương là sự sẻ chia và cho đi. Nhờ trưởng dưỡng sự cảm thông, bạn sẽ có niềm hạnh phúc lớn lao để rồi có thể chia sẻ cho người khác. Điều này phải đến từ tâm hạnh phúc. Nếu hạnh phúc, bạn sẽ tự nhiên tươi cười. Bạn sẽ càng nhân hậu và chu đáo hơn. Bạn sẻ chia tiếng cười và năng lượng tích cực.
Để thật sự hiểu tình yêu thương và lòng từ bi, trước tiên bạn phải trao những điều này cho chính bản thân mình. Hãy xả bỏ những nhãn mác định kiến bạn vẫn thường sử dụng. Hãy nghĩ tới những nhu cầu thực sự của bản thân. Không được giấu diếm hay giữ bí mật, mọi thứ đều cần phải rõ ràng. Nếu biết mình thực sự là ai, bạn sẽ hạnh phúc với bản thân, được sống thực với chính mình.
(Theo ‘Sống trí tuệ’ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Tình yêu là gì? Câu hỏi này có tới hàng triệu cách trả lời. Người ta sẽ dễ liên tưởng tình yêu với lạc thú giữa hai người hay tình yêu thương vô điều kiện như tình yêu của mẹ dành cho con cái. Nhưng hầu hết chúng ta hiểu nhầm và trải nghiệm tình yêu thiên về bản ngã hơn là tình yêu thương chân chính. Bởi thế mà ta dễ nghĩ tới tình yêu là sự ham muốn. Tình yêu thể hiện thành những bất an trong tâm chỉ là những vọng tưởng tham muốn do chúng ta tự tạo ra. Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài chứ không phải tình yêu thương chân thật.
Vậy tình yêu thương chân thật là gì? Chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi này. Tình yêu thương là sự thấu hiểu. Nếu bạn thấu hiểu và cảm thông với người khác, bạn sẽ giúp đỡ và đối xử với họ tử tế, chân thành, vô điều kiện. Từ trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều biết cách nhận ra tình yêu thương, bởi ta đã từng trải nghiệm tình cảm đó, nếu không phải trong cuộc đời này thì trong quá khứ xa xưa hơn. Khi ta thấu hiểu và cảm nhận được tình yêu thương, cuộc sống sẽ đầy ắp niềm vui. Trực giác của bạn sẽ tự nhiên nhận ra điều này.
Tình yêu thương giúp chúng ta trưởng dưỡng các phẩm chất tích cực khác. Để lợi ích cho mọi người, bạn phải có những phẩm chất để chia sẻ. Đầu tiên, bạn phải hạnh phúc thì mới có thể chia sẻ hạnh phúc. Đây chính là tình yêu thương. Yêu thương là sự sẻ chia và cho đi. Nhờ trưởng dưỡng sự cảm thông, bạn sẽ có niềm hạnh phúc lớn lao để rồi có thể chia sẻ cho người khác. Điều này phải đến từ tâm hạnh phúc. Nếu hạnh phúc, bạn sẽ tự nhiên tươi cười. Bạn sẽ càng nhân hậu và chu đáo hơn. Bạn sẻ chia tiếng cười và năng lượng tích cực.
Để thật sự hiểu tình yêu thương và lòng từ bi, trước tiên bạn phải trao những điều này cho chính bản thân mình. Hãy xả bỏ những nhãn mác định kiến bạn vẫn thường sử dụng. Hãy nghĩ tới những nhu cầu thực sự của bản thân. Không được giấu diếm hay giữ bí mật, mọi thứ đều cần phải rõ ràng. Nếu biết mình thực sự là ai, bạn sẽ hạnh phúc với bản thân, được sống thực với chính mình.
(Theo ‘Sống trí tuệ’ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 372 lượt