Những thói quen hại thận số một
21/01/2024 - 07:32
Lượt xem: 30 lượt
Uống ít nước, ăn mặn hoặc nhịn tiểu thường xuyên là những thói quen có thể tác động tiêu cực đến thận, khiến chức năng của cơ quan này dần suy giảm
Ăn quá mặn: Chế độ ăn nhiều muối với nhiều natri, có thể làm tăng huyết áp. Điều này cũng có thể gây hại thận vì cơ quan này cần làm việc nhiều hơn để thải ra lượng muối dư thừa. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng gây giữ nước trong cơ thể, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.
Ít uống nước: Giữ đủ nước giúp thận của bạn loại bỏ natri và độc tố khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách tốt nhất để tránh sỏi thận gây đau đớn. Những người có vấn đề về thận hoặc suy thận có thể cần hạn chế uống nước, nhưng đối với người bình thường, uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày là mục tiêu lành mạnh.
Ngủ ít: Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, trong đó có cả thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ - thức giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Theo Boldsky, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin và acetaminophen giúp giảm cơn đau nhức, nhưng chúng có thể gây hại thận. Những thuốc này có thể làm vấn đề ở thận trở nên trầm trọng hơn nếu bạn đang mắc bệnh thận. Một số loại kháng sinh như bacitracin, amphotericin B, cephalosporin… cũng có thể làm tổn thương thận.
Ăn quá nhiều thịt: Theo Healthshots, protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể gây hại cho thận, dẫn đến nhiễm toan - tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Protein cần thiết cho sự tăng trưởng, bảo trì và sửa chữa tất cả bộ phận của cơ thể nhưng chế độ ăn uống của bạn nên cân bằng với trái cây và rau quả.
Hút thuốc: Ngoài phổi và tim mạch, bạn có biết hút thuốc cũng không tốt cho thận? Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu – dấu hiệu của tổn thương thận. Đặc biệt, hút thuốc kèm theo nghiện rượu nặng thậm chí còn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao hơn, thậm chí gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.
Ngồi nhiều, lười vận động: Ngồi trong thời gian dài hiện có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Mặc dù nguyên nhân ít vận động hoặc hoạt động thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thận chưa được nghiên cứu rõ ràng, các nhà khoa học phát hiện hoạt động thể chất nhiều hơn giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose. Cả hai yếu tố này rất quan trọng đối với sức khỏe thận.
Không điều trị bệnh nhiễm trùng: Nếu bạn đang bị các bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm amidan, hãy bắt đầu dùng thuốc ngay lập tức. Nếu những bệnh nhiễm trùng này không được điều trị kịp thời, nó có thể gây hại cho thận.
Nhịn tiểu: Đi tiểu là cách đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu bạn nhịn tiểu hoặc không đi tiểu thường xuyên, điều này có thể gây hại thận, về lâu dài dẫn đến hình thành sỏi thận và nhiều vấn đề về thận khác.
(Theo zingnews.vn)
Ăn quá mặn: Chế độ ăn nhiều muối với nhiều natri, có thể làm tăng huyết áp. Điều này cũng có thể gây hại thận vì cơ quan này cần làm việc nhiều hơn để thải ra lượng muối dư thừa. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng gây giữ nước trong cơ thể, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.
Ít uống nước: Giữ đủ nước giúp thận của bạn loại bỏ natri và độc tố khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách tốt nhất để tránh sỏi thận gây đau đớn. Những người có vấn đề về thận hoặc suy thận có thể cần hạn chế uống nước, nhưng đối với người bình thường, uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày là mục tiêu lành mạnh.
Ngủ ít: Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, trong đó có cả thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ - thức giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Theo Boldsky, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin và acetaminophen giúp giảm cơn đau nhức, nhưng chúng có thể gây hại thận. Những thuốc này có thể làm vấn đề ở thận trở nên trầm trọng hơn nếu bạn đang mắc bệnh thận. Một số loại kháng sinh như bacitracin, amphotericin B, cephalosporin… cũng có thể làm tổn thương thận.
Ăn quá nhiều thịt: Theo Healthshots, protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể gây hại cho thận, dẫn đến nhiễm toan - tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Protein cần thiết cho sự tăng trưởng, bảo trì và sửa chữa tất cả bộ phận của cơ thể nhưng chế độ ăn uống của bạn nên cân bằng với trái cây và rau quả.
Hút thuốc: Ngoài phổi và tim mạch, bạn có biết hút thuốc cũng không tốt cho thận? Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu – dấu hiệu của tổn thương thận. Đặc biệt, hút thuốc kèm theo nghiện rượu nặng thậm chí còn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao hơn, thậm chí gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.
Ngồi nhiều, lười vận động: Ngồi trong thời gian dài hiện có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Mặc dù nguyên nhân ít vận động hoặc hoạt động thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thận chưa được nghiên cứu rõ ràng, các nhà khoa học phát hiện hoạt động thể chất nhiều hơn giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose. Cả hai yếu tố này rất quan trọng đối với sức khỏe thận.
Không điều trị bệnh nhiễm trùng: Nếu bạn đang bị các bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm amidan, hãy bắt đầu dùng thuốc ngay lập tức. Nếu những bệnh nhiễm trùng này không được điều trị kịp thời, nó có thể gây hại cho thận.
Nhịn tiểu: Đi tiểu là cách đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu bạn nhịn tiểu hoặc không đi tiểu thường xuyên, điều này có thể gây hại thận, về lâu dài dẫn đến hình thành sỏi thận và nhiều vấn đề về thận khác.
(Theo zingnews.vn)
- 30 lượt