Phật dạy phương pháp làm chủ bệnh tật

Trong nhiều bài kinh chúng ta từng thấy hình ảnh đức Phật bị thọ bệnh. Đã có thân thì phải có bệnh. Cách Đức Phật đối diện với thân bệnh là bài pháp vĩ đại để chúng ta noi theo.
Những lần đức Phật bị những cảm thọ trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Thế Tôn không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.

Những lần đức Phật bị thân bệnh, tâm tư của Thế Tôn không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.

Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Thế Tôn chỉ hướng đến đó là chính niệm tỉnh giác. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật. Trong Kinh Miếng Đá Vụn, kể rằng chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải.  “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.
 
Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng năng lực của Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không hề sợ hãi, lo lắng, hay bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.

Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất giản dị. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống phạm hạnh trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc. Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.
Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác.
 
Mỗi khi bị thân bệnh đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với tâm chánh niệm tỉnh giác “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác”.

Đức Phật nằm nghiêng bên phải với dáng điệu sư tử, với tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Cho dù bị đớn đau, nhứt nhối cả thân, nhưng đức Phật vẫn nằm kiết tường. Dáng điệu nằm kiết tường là một trong những oai nghi chánh hạnh của người xuất gia đã lìa xa, buông bỏ sạch các dục vọng tham muốn của thế gian.

Ngài vẫn nằm kiết tường kham nhẫn, an định và bằng lòng đón nhận cái đau đớn của thân nhân quả này. Chính nhờ hiểu được như vậy tâm Ngài không hề phiền não, sân giận, sầu muộn với những cảm thọ đau đớn. Đó là cách thức đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh khổ. Nhờ vậy mà tâm tư Ngài luôn hướng về tâm giải thoát vô lậu. Tâm giải thoát vô lậu đó là tâm bất động, tràn đầy hỷ lạc vô sự. Cho nên Ngài lúc nào cũng thường xuyên răn dạy cho học trò của mình .
"Vui thay, chúng ta sống,
Không bệnh, giữa ốm đau!
Giữa những người bệnh hoạn,
Ta sống, không ốm đau." (kinh Pháp Cú)
 
Đó là một tinh thần trong sáng đầy lạc quan của đức Phật. Lúc Ngài ốm đau nhưng Ngài không hờ phiền não, không hờ sân si nổi giận trước bệnh tật, cảm thọ. Bởi vậy, Ngài không bao giờ sợ bệnh tật. Ngài đã hiểu tính chất vô thường sinh diệt, hợp tan của các pháp, thì có gì đâu mà phải lại sầu ưu, phiền não trước bệnh tật? Bệnh tật cũng là một trong những pháp vô thường, sinh diệt, hợp tan. Nếu đủ duyên hợp thì bệnh đến và nếu hết duyên hợp thì bệnh cũng đi. Do hiểu được tính chất nhân quả vô thường, hợp tan, sinh diệt như vậy, tâm Ngài không bị cảm thọ của trọng bệnh chi phối, tác động làm cho sầu ưu, khổ sở, phiền hà chi cả.
Đức Phật thường dạy thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì chúng ta đừng nên chấp thủ, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ nó nữa
 
Đức Phật thường dạy rằng cái thân tứ đại vô thường này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, vậy nên chúng ta đừng bám chấp thái quá. Là người con Phật, chúng ta hãy sống theo tinh thần vô uý của đức Phật. Khi hiểu biết, nhận chân rõ ràng sự thật của các pháp thì chúng ta sẽ không còn thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi bệnh tật, cảm thọ tác động đến hoặc có một tai nạn rủi ro xảy ra trong cuộc sống, và chính tâm chính niệm tự tại ấy sẽ giúp chúng ta dễ dàng đẩy lùi bệnh tật, chướng ngại.

(Theo Phatgiao.org)