ĐỪNG XEM THƯỜNG TRÀO NGƯỢC AXIT DẠ DÀY
24/04/2018 - 06:34
Lượt xem: 140 lượt
Trào ngược axit dạ dày có thể dẫn tới một số biến chứng hiếm gặp. Vì vậy, cần phát hiện sớm để có cách xử lý kịp thời.
Tiết nhiều nước bọt
Nếu miệng tiết nhiều nước bọt sau bữa ăn hoặc ăn nhẹ thường là dấu hiệu của trào ngược. Tương tự cảm giác trước khi cảm thấy buồn nôn, lúc này các tuyến nước bọt sẽ “tăng tốc” hoạt động, khi phát hiện ra một chất kích thích có trong thực quản, để chuẩn bị làm sạch mọi thứ.
Viêm phổi
Axit trong dạ dày không kích ứng cuống họng khi thoát ra khỏi họng, nhưng có thể đi vào phổi và dẫn đến viêm phổi. Đặc biệt, nếu đang mắc bệnh viêm phổi, có thể do trào ngược axit gây nên.
Đau tức ngực
Khi đau tức ngực, bạn dễ nhầm lẫn với cơn đau tim, nhưng thực tế là do trào ngược axit. Khi có triệu chứng này, người mắc bệnh tim cứ nghĩ là do ăn uống khó tiêu. Giải pháp tốt nhất: không nên suy luận và tự chẩn đoán bệnh, nên đến ngày bệnh viện và gặp bác sỹ.
Đắng miệng
Do dịch vị bị đẩy vào thực quản nên có thể để lại vị chua hoặc đắng ở phía sau cuống họng
Hen suyễn
Nếu gặp những vấn đề về hô hấp và đặc biệt nếu tình trạng trở nên xấu hơn vào ban đêm trong lúc ngủ, nguyên nhân có thể do trào ngược axit. Khi nằm, axit chảy vào thực quản, có thể dẫn đến trào ngược, khiến hơi thở khò khè. Axit cũng có thể đi vào đường thở và gây kích ứng trực tiếp, khiến bạn có thể bị ngạt và ho.
Những vấn đề về nuốt
Trào ngược axit có thể làm hẹp cuống họng do hư hỏng hoặc gây sẹo, cản trở việc nuốt thức ăn. Lúc này bạn cảm thấy như có những vật nhọn đang “cào cấu” trong cuống họng khi thứ căn đi vào dạ dày.
Biểu hiện dễ nhầm lẫn với trào ngược axit
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Joseph Muray, Trường đại học Rochester ( Mỹ), nhiều người thường nhầm tưởng có một cục u trong cuốn họng hoặc ngứa cuống họng với trào ngược axit dạ dày. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này là do bụi hay các chất kích ứng trong đường thở khi đang thở, chứ không phải trào ngược axit. Ngoài ra, đau rát cuống họng, ho hoặc khan tiếng có thể do trào ngược axit, nhưng thường do nguyên nhân khác. Bác sỹ thường thấy cuống họng bệnh nhân sưng đỏ và sẽ chữa trị bằng thuốc ức chế axit nặng. Nếu tình trạng không được cải thiện sau hai tuần lễ uống thuốc, bạn cần đến bác sỹ chuyên khoa về đường ruột, vì có thể là bệnh lý khác.
TÚ UYÊN ( Tổng hợp)
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Tiết nhiều nước bọt
Nếu miệng tiết nhiều nước bọt sau bữa ăn hoặc ăn nhẹ thường là dấu hiệu của trào ngược. Tương tự cảm giác trước khi cảm thấy buồn nôn, lúc này các tuyến nước bọt sẽ “tăng tốc” hoạt động, khi phát hiện ra một chất kích thích có trong thực quản, để chuẩn bị làm sạch mọi thứ.
Viêm phổi
Axit trong dạ dày không kích ứng cuống họng khi thoát ra khỏi họng, nhưng có thể đi vào phổi và dẫn đến viêm phổi. Đặc biệt, nếu đang mắc bệnh viêm phổi, có thể do trào ngược axit gây nên.
Đau tức ngực
Khi đau tức ngực, bạn dễ nhầm lẫn với cơn đau tim, nhưng thực tế là do trào ngược axit. Khi có triệu chứng này, người mắc bệnh tim cứ nghĩ là do ăn uống khó tiêu. Giải pháp tốt nhất: không nên suy luận và tự chẩn đoán bệnh, nên đến ngày bệnh viện và gặp bác sỹ.
Đắng miệng
Do dịch vị bị đẩy vào thực quản nên có thể để lại vị chua hoặc đắng ở phía sau cuống họng
Hen suyễn
Nếu gặp những vấn đề về hô hấp và đặc biệt nếu tình trạng trở nên xấu hơn vào ban đêm trong lúc ngủ, nguyên nhân có thể do trào ngược axit. Khi nằm, axit chảy vào thực quản, có thể dẫn đến trào ngược, khiến hơi thở khò khè. Axit cũng có thể đi vào đường thở và gây kích ứng trực tiếp, khiến bạn có thể bị ngạt và ho.
Những vấn đề về nuốt
Trào ngược axit có thể làm hẹp cuống họng do hư hỏng hoặc gây sẹo, cản trở việc nuốt thức ăn. Lúc này bạn cảm thấy như có những vật nhọn đang “cào cấu” trong cuống họng khi thứ căn đi vào dạ dày.
Biểu hiện dễ nhầm lẫn với trào ngược axit
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Joseph Muray, Trường đại học Rochester ( Mỹ), nhiều người thường nhầm tưởng có một cục u trong cuốn họng hoặc ngứa cuống họng với trào ngược axit dạ dày. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này là do bụi hay các chất kích ứng trong đường thở khi đang thở, chứ không phải trào ngược axit. Ngoài ra, đau rát cuống họng, ho hoặc khan tiếng có thể do trào ngược axit, nhưng thường do nguyên nhân khác. Bác sỹ thường thấy cuống họng bệnh nhân sưng đỏ và sẽ chữa trị bằng thuốc ức chế axit nặng. Nếu tình trạng không được cải thiện sau hai tuần lễ uống thuốc, bạn cần đến bác sỹ chuyên khoa về đường ruột, vì có thể là bệnh lý khác.
TÚ UYÊN ( Tổng hợp)
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
- 140 lượt