Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội?

Đối với nhiều người, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), hoặc trong một bữa tiệc, nếu họ không biết ai trong số những người đến dự thì họ thường giữ im lặng. Và câu nhận xét mà mọi người dành cho họ là: “Sao họ ít nói thế nhỉ?”.
 
Tính cách hướng nội và hướng ngoại

Nếu bạn làm Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (1), bạn sẽ biết mình thuộc tuýp người nào. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây, người có xu hướng hướng ngoại hấp thụ năng lượng từ  người xung quanh nên họ cần tiếp xúc với người khác để “nạp” năng lượng, còn người hướng nội tự tạo ra năng lượng cho mình thay vì hấp thụ từ bên ngoài,  các hoạt động xã giao khiến người hướng nội thấy  “hao sức” và sau đó cần thời gian để nạp năng lượng (2).
Có phải thế giới chỉ yêu người hướng ngoại?
 
Tác giả Susan Cain (3) viết trong cuốn “Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội, trong một thế giới không bao giờ có thể lặng im”: “Chúng ta đang sống trong một hệ giá trị mà tôi gọi là Khuôn Mẫu Hướng Ngoại Lý Tưởng (the Extrovert Ideal). Xã hội có chung  niềm tin rằng mẫu người lý tưởng  phải hoạt bát, xông xáo, năng nổ, hăng hái giao du rộng rãi, và hoàn toàn thoải mái khi là trung tâm của mọi sự chú ý.  Sự nhạy cảm, nghiêm túc, và  rụt rè giờ đây đã trở thành những tính cách hạng hai, nằm giữa sự thất vọng và chứng bệnh về tâm lý. Hướng ngoại là tính cách hấp dẫn nhưng chúng ta vô tình biến nó thành tiêu chuẩn đàn áp và khiến phần lớn xã hội buộc phải tuân theo (4).”
Sự thiên vị này ăn sâu vào tiềm thức và gây ảnh hưởng nhiều hơn chúng ta tưởng. Ví dụ điển hình là các vòng tuyển dụng dường như được thiết kế để tìm ra những người hướng ngoại nhất. Từ vòng hồ sơ bạn đã cần chứng minh mình tham gia nhiều hoạt động xã hội, mình là người năng động. Tiếp đến là vòng kiểm tra về kỹ năng làm việc nhóm - sàn đấu của những người hướng ngoại - khi bạn nói càng nhiều, thuyết trình càng hay thì bạn càng dễ được xét vào vòng tiếp theo. Cuối cùng là vòng phỏng vấn, người hướng ngoại hoặc tỏ ra mình hướng ngoại dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.

Hiểu về khả năng của người hướng nội
 
Chúng ta có xu hướng nhận định đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm là thông minh còn đứa trẻ trầm tính, ít nói, ít bạn không thông minh bằng, thậm chí có vấn đề. Cha mẹ thường cố sửa chữa những đứa con hướng nội của mình bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học thể hiện “cái tôi” nhiều hơn. Kèm theo những câu nói “Bạn kia chạy nhảy giỏi chưa kìa, sao con cứ ngồi lì một chỗ?” hay “Sao con không ra ngoài chơi mà cứ thích ở trong nhà?”. Đơn giản những đứa trẻ hướng nội có trí thông minh khác, thích suy nghĩ một mình và không thích các hoạt động quá kích thích. Không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã phải lớn lên trong lo sợ rằng mình có vấn đề, mình không bình thường, không thông minh và không có tiềm năng bằng những bạn hoạt bát khác?

Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội?

Đối với nhiều người, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), hoặc trong một bữa tiệc, nếu họ không biết ai trong số những người đến dự thì họ thường giữ im lặng. Và câu nhận xét mà mọi người dành cho họ là: “Sao họ ít nói thế nhỉ?”.
 
Tính cách hướng nội và hướng ngoại
 
Nếu bạn làm Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (1), bạn sẽ biết mình thuộc tuýp người nào. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây, người có xu hướng hướng ngoại hấp thụ năng lượng từ  người xung quanh nên họ cần tiếp xúc với người khác để “nạp” năng lượng, còn người hướng nội tự tạo ra năng lượng cho mình thay vì hấp thụ từ bên ngoài,  các hoạt động xã giao khiến người hướng nội thấy  “hao sức” và sau đó cần thời gian để nạp năng lượng (2).
 
 
Có phải thế giới chỉ yêu người hướng ngoại?
 
Tác giả Susan Cain (3) viết trong cuốn “Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội, trong một thế giới không bao giờ có thể lặng im”: “Chúng ta đang sống trong một hệ giá trị mà tôi gọi là Khuôn Mẫu Hướng Ngoại Lý Tưởng (the Extrovert Ideal). Xã hội có chung  niềm tin rằng mẫu người lý tưởng  phải hoạt bát, xông xáo, năng nổ, hăng hái giao du rộng rãi, và hoàn toàn thoải mái khi là trung tâm của mọi sự chú ý.  Sự nhạy cảm, nghiêm túc, và  rụt rè giờ đây đã trở thành những tính cách hạng hai, nằm giữa sự thất vọng và chứng bệnh về tâm lý. Hướng ngoại là tính cách hấp dẫn nhưng chúng ta vô tình biến nó thành tiêu chuẩn đàn áp và khiến phần lớn xã hội buộc phải tuân theo (4).”
 
 
Sự thiên vị này ăn sâu vào tiềm thức và gây ảnh hưởng nhiều hơn chúng ta tưởng. Ví dụ điển hình là các vòng tuyển dụng dường như được thiết kế để tìm ra những người hướng ngoại nhất. Từ vòng hồ sơ bạn đã cần chứng minh mình tham gia nhiều hoạt động xã hội, mình là người năng động. Tiếp đến là vòng kiểm tra về kỹ năng làm việc nhóm - sàn đấu của những người hướng ngoại - khi bạn nói càng nhiều, thuyết trình càng hay thì bạn càng dễ được xét vào vòng tiếp theo. Cuối cùng là vòng phỏng vấn, người hướng ngoại hoặc tỏ ra mình hướng ngoại dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.

Hiểu về khả năng của người hướng nội
 
Chúng ta có xu hướng nhận định đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm là thông minh còn đứa trẻ trầm tính, ít nói, ít bạn không thông minh bằng, thậm chí có vấn đề. Cha mẹ thường cố sửa chữa những đứa con hướng nội của mình bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học thể hiện “cái tôi” nhiều hơn. Kèm theo những câu nói “Bạn kia chạy nhảy giỏi chưa kìa, sao con cứ ngồi lì một chỗ?” hay “Sao con không ra ngoài chơi mà cứ thích ở trong nhà?”. Đơn giản những đứa trẻ hướng nội có trí thông minh khác, thích suy nghĩ một mình và không thích các hoạt động quá kích thích. Không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã phải lớn lên trong lo sợ rằng mình có vấn đề, mình không bình thường, không thông minh và không có tiềm năng bằng những bạn hoạt bát khác?
 

 
“Chúng ta luôn nghĩ rằng mình trân trọng mọi đặc tính cá nhân, nhưng sự thật chúng ta chỉ trân trọng một loại đặc tính cá nhân mà thôi” (Susan Cain). Vì thế, để cạnh tranh và thành công, người hướng nội chỉ còn cách duy nhất là cố gắng trở thành hoặc đóng vai người hướng ngoại. Nhưng  có thực người hướng nội thiếu sáng tạo và không tài năng? Thực tế tuýp người có đóng góp quan trọng trong lịch sử lại là người hướng nội như J. K Rowling, Bill Gates, Abraham Lincoln; Isaac Newton; Albert Einstein...
Abraham Lincoln (1809-1865) – vị Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng với tài hùng biện.
Dừng lại để quán chiếu

Đại Thành tựu giả Milarepa từng dạy: “Hãy quan sát tâm mình vì đó chính là bậc Thầy”.
 
Nếu có thể giữ yên lặng dù chỉ một giờ mỗi ngày, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển được năng lực nội chứng.  Chúng ta thường lãng phí thời gian nói chuyện tầm phào, bàn luận về người khác;việc này làm lãng phí nhiều năng lượng. Thay vì luôn nói chuyện, luôn hướng ra bên ngoài, hãy tận dụng cơ hội yên lặng này để quay lại quan sát bên trong mình. Đừng ngại sự yên lặng, đừng ngại mọi người đánh giá bạn là người ít nói. Chính trong những giây phút đó, phần nội tâm bên trong bạn sẽ rộng mở, và cuộc sống bên ngoài sẽ tự nhiên cải thiện.
 
Bạn có thể dùng gương để thực hành bài tập này: đơn giản là hãy dành một phút nhìn lại mình trong gương. Bạn có thể thấy từng chi tiết nhỏ - bạn cao bao nhiêu, ngày hôm nay bạn có bao nhiêu sợi tóc bạc. Mặc dù vậy, hình ảnh đó không phải là thật. Giống như bóng trăng trong hồ nước, khuôn mặt bạn thấy trong gương chỉ là hình ảnh phản chiếu.
Bài thiền quán đó giúp ta hiểu rằng vạn vật trên thế gian không có gì là chắc thực trường tồn. Nó giúp ta hiểu rõ chính tâm phóng chiếu và đặt danh cho sự vật hiện tượng - rằng không có một chân lý duy nhất mà tất cả chỉ là nhận thức và hiện tướng bên ngoài. Thực tập thiền quán sẽ giúp chúng ta rèn luyện tâm, có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác và cảm thông với cách nhìn của họ.

Thực tế là không có ý kiến đúng hay sai về tính cách hướng nội hay hướng ngoại. Bản thân những người hướng nội cũng cần hiểu về mình và chỉ khi bạn chấp nhận con người mình, bạn mới có thể phát huy được tối đa những khả năng đó.
Bill Gates - Chủ tịch Tập đoàn Microsoft. Ông là người giàu nhất thế giới nhưng rất khiêm tốn, ưa thích sự yên tĩnh và luôn nỗ lực quyên góp, ủng hộ các Quỹ từ thiện, nghiên cứu khoa học

oOo
Chú thích:
 
(1) Trắc nghiệm tính cách tâm lý Myers-Briggs (viết ngắn gọn là MBTI): Trắc nghiệm MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indication, một phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách mà con người nhận thức thế giới xung quanh, cách con người đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó. Bạn có thể tự kiểm tra tính cách của mình qua trang web http://testiq.vn/trac-nghiem-mbti-test.html
 
(2) Theo cuốn “Dr Carmella’s Guide to Understanding the Introverted” của tác giả Roman Jones
 
(3) Suscan Cain có bài nói chuyện nổi tiếng với gần 12 triệu lượt xem trên trang Ted.com về “Sức mạnh của người hướng nội”, xem tại: http://on.ted.com/Cain
 
(4) Bản dịch đoạn trích là của dịch giả Nguyễn Tiến Đạt

(Nhóm ĐBT biên soạn
Nguồn: "Hạnh phúc tại tâm"
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2014)