Cuộc sống không phải là cuộc đua
18/11/2020 - 11:05
Lượt xem: 934 lượt
“Hãy thong thả - Cuộc sống không phải là cuộc đua”
“Tốc độ chết người” là khái niệm đã rất quen với mọi người. Đua xe tốc độ đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở Kuwait. Nếu mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút, ta đã có thể không chỉ cứu sống nhiều mạng người mà còn đem đến sự cứu rỗi cho chính tâm hồn mỗi người.
Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể cảm thấy bị thôi thúc phải lao vào cuộc đua ấy. Tất cả mọi thứ đều được hối thúc nhanh, nhanh hơn nữa để được xem là hiệu quả hơn. Các dịch vụ trực tuyến, giao hàng tận nơi, xe hơi, máy bay, Internet và nhiều thứ khác đều được thay đổi nhanh như bão lốc. Tuy nhiên, mắt bão lại là nơi yên bình và lặng gió. Ta cần học để có thể bình thản bước vào tâm bão, để tránh bị ảnh hưởng từ những cơn lốc bên ngoài và có khả năng cư trú trong bình an.
Hãy thử kiểm tra đã bao nhiêu lần trong ngày bạn nói với mình: “cố lên”, “nhanh lên”, “lẹ lên”, và sau đó bạn lại tự hỏi “vội vàng làm gì?”. Làm xong việc này rồi đến việc khác và còn gì nữa? Xong rồi thì sao? Cho đến khi nào mình mới hết việc?... Bạn có thấy được mình sẽ đi đâu và về đâu không? Bạn hãy tự kiểm nghiệm để thấy rằng “muốn nhanh thì phải từ từ”.
Ta được hối thúc học cho nhanh để có thể sớm kiếm được tiền, để thành công nhanh... và nghỉ hưu sớm! Cứ mỗi một ngày, ta lại càng làm việc cật lực hơn để cho con cái, rồi con chúng ta lại tiếp tục lao động cật lực hơn để cho con cái của chúng... Đời này vất vả, cật lực vì đời sau. Ta cứ mãi cật lực vì nhau và rồi ai mới dừng lại để mà tận hưởng? Hay ta cứ mãi để mình kẹt cứng trong cái vòng luẩn quẩn “vì nhau” và quên mất cuộc sống và sự tồn tại của chính mình.
Công nghệ, kỹ thuật, máy móc có thể là bạn nhưng cũng có thể trở thành kẻ thù của con người trong cuộc sống. Nó được phát minh với mục đích hỗ trợ ta có thêm thời gian để làm điều mình muốn và thư giãn. Thế nhưng, công nghệ lại đang là thứ làm ta bị tiêu tốn thời gian, buộc ta phải tăng tốc để hồi đáp và bắt nhịp cùng nó. Ta chẳng còn nhận ra ai là chủ, ai mới là tớ thực sự. Chủ thành tớ và tớ lại thành chủ bởi ta như bị cuốn theo và buộc phải trả lời cho những tin nhắn, những cú bíp bíp hối thúc liên hồi...
Chậm lại không phải là “ì ra” hay “lười biếng” mà khi đó ta có thể nhìn và hiểu rõ cơ chế hoạt động bên trong nội tâm mình, để từ đó ta có thể điều chỉnh những suy nghĩ sao cho hiệu quả. Khi đó ta sẽ nghĩ ít đi và tập trung hơn. Hệ quả tất yếu từ đó là ta luôn cảm nhận được hạnh phúc, làm việc hiệu quả và phát huy sức mạnh nội lực nhiều hơn.
Ta cứ ảo tưởng rằng làm nhiều và nhanh hơn thì đạt nhiều hơn. Nhưng thực tế ta đang mất. Ta đang làm mất đi sức mạnh tinh thần, làm cạn kiệt nguồn năng lượng trong chính mình thay vì làm đầy nó.
Đã bao lần bạn hấp tấp và phạm sai lầm, sau đó hối tiếc? Giá như ta chậm lại một chút hoặc dành thời gian để suy xét về những quyết định của mình, thì ta đã sử dụng quỹ thời gian của mình hữu ích biết bao.
“Hãy bình thản và sống chậm lại”
Khi chậm lại, tập trung vào điều mình muốn và định hướng lại cho những suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để đạt được điều mình muốn hơn. Rất thường xuyên khi ta rượt đuổi theo một cái gì đó thì ta lại càng đẩy nó ra xa mình hơn! Người thông thái tin rằng điều gì cần đến với họ, thì ắt sẽ đến vào đúng thời điểm của nó.
Chậm lại, đón nhận và tận hưởng từng giây phút vào lúc này, ngay bây giờ. Hiện tại là khoảng thời gian duy nhất để bạn thật sự trải nghiệm cuộc sống. Hãy trải nghiệm niềm hạnh phúc viên mãn ngay lúc này và ngay nơi bạn đang hiện diện.
Trong suốt cả ngày, bạn hãy tìm cách để mình chậm lại bằng những hơi thở dài và sâu. Hãy kiểm tra xem bạn đang trong trạng thái căng thẳng hay bình an? Hãy học cách ăn chậm, nhai kỹ, học cách làm chậm bước chân để chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh mình.
Hãy thử rời bỏ các thiết bị công nghệ trong một ngày hoặc thậm chí vài giờ và xem chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Tập thói quen chỉ dùng các thiết bị công nghệ khi cần và bạn sẽ thấy mình có thể hoàn thành công việc chỉ mất một nửa thời gian. Hãy giới hạn những tác nhân làm bạn căng thẳng và bạn sẽ phục hồi quyền làm chủ của mình thay vì làm “đầy tớ” cho chúng.
Đã đến lúc chúng ta phải biết sống chậm lại và hít thở thật sâu, tận hưởng từng giây phút hiện tại và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Hãy làm chủ công nghệ và trở thành người làm chủ thời gian.
“Tốc độ chết người” là khái niệm đã rất quen với mọi người. Đua xe tốc độ đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở Kuwait. Nếu mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút, ta đã có thể không chỉ cứu sống nhiều mạng người mà còn đem đến sự cứu rỗi cho chính tâm hồn mỗi người.
Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể cảm thấy bị thôi thúc phải lao vào cuộc đua ấy. Tất cả mọi thứ đều được hối thúc nhanh, nhanh hơn nữa để được xem là hiệu quả hơn. Các dịch vụ trực tuyến, giao hàng tận nơi, xe hơi, máy bay, Internet và nhiều thứ khác đều được thay đổi nhanh như bão lốc. Tuy nhiên, mắt bão lại là nơi yên bình và lặng gió. Ta cần học để có thể bình thản bước vào tâm bão, để tránh bị ảnh hưởng từ những cơn lốc bên ngoài và có khả năng cư trú trong bình an.
Hãy thử kiểm tra đã bao nhiêu lần trong ngày bạn nói với mình: “cố lên”, “nhanh lên”, “lẹ lên”, và sau đó bạn lại tự hỏi “vội vàng làm gì?”. Làm xong việc này rồi đến việc khác và còn gì nữa? Xong rồi thì sao? Cho đến khi nào mình mới hết việc?... Bạn có thấy được mình sẽ đi đâu và về đâu không? Bạn hãy tự kiểm nghiệm để thấy rằng “muốn nhanh thì phải từ từ”.
Ta được hối thúc học cho nhanh để có thể sớm kiếm được tiền, để thành công nhanh... và nghỉ hưu sớm! Cứ mỗi một ngày, ta lại càng làm việc cật lực hơn để cho con cái, rồi con chúng ta lại tiếp tục lao động cật lực hơn để cho con cái của chúng... Đời này vất vả, cật lực vì đời sau. Ta cứ mãi cật lực vì nhau và rồi ai mới dừng lại để mà tận hưởng? Hay ta cứ mãi để mình kẹt cứng trong cái vòng luẩn quẩn “vì nhau” và quên mất cuộc sống và sự tồn tại của chính mình.
Công nghệ, kỹ thuật, máy móc có thể là bạn nhưng cũng có thể trở thành kẻ thù của con người trong cuộc sống. Nó được phát minh với mục đích hỗ trợ ta có thêm thời gian để làm điều mình muốn và thư giãn. Thế nhưng, công nghệ lại đang là thứ làm ta bị tiêu tốn thời gian, buộc ta phải tăng tốc để hồi đáp và bắt nhịp cùng nó. Ta chẳng còn nhận ra ai là chủ, ai mới là tớ thực sự. Chủ thành tớ và tớ lại thành chủ bởi ta như bị cuốn theo và buộc phải trả lời cho những tin nhắn, những cú bíp bíp hối thúc liên hồi...
Chậm lại không phải là “ì ra” hay “lười biếng” mà khi đó ta có thể nhìn và hiểu rõ cơ chế hoạt động bên trong nội tâm mình, để từ đó ta có thể điều chỉnh những suy nghĩ sao cho hiệu quả. Khi đó ta sẽ nghĩ ít đi và tập trung hơn. Hệ quả tất yếu từ đó là ta luôn cảm nhận được hạnh phúc, làm việc hiệu quả và phát huy sức mạnh nội lực nhiều hơn.
Ta cứ ảo tưởng rằng làm nhiều và nhanh hơn thì đạt nhiều hơn. Nhưng thực tế ta đang mất. Ta đang làm mất đi sức mạnh tinh thần, làm cạn kiệt nguồn năng lượng trong chính mình thay vì làm đầy nó.
Đã bao lần bạn hấp tấp và phạm sai lầm, sau đó hối tiếc? Giá như ta chậm lại một chút hoặc dành thời gian để suy xét về những quyết định của mình, thì ta đã sử dụng quỹ thời gian của mình hữu ích biết bao.
“Hãy bình thản và sống chậm lại”
Khi chậm lại, tập trung vào điều mình muốn và định hướng lại cho những suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để đạt được điều mình muốn hơn. Rất thường xuyên khi ta rượt đuổi theo một cái gì đó thì ta lại càng đẩy nó ra xa mình hơn! Người thông thái tin rằng điều gì cần đến với họ, thì ắt sẽ đến vào đúng thời điểm của nó.
Chậm lại, đón nhận và tận hưởng từng giây phút vào lúc này, ngay bây giờ. Hiện tại là khoảng thời gian duy nhất để bạn thật sự trải nghiệm cuộc sống. Hãy trải nghiệm niềm hạnh phúc viên mãn ngay lúc này và ngay nơi bạn đang hiện diện.
Trong suốt cả ngày, bạn hãy tìm cách để mình chậm lại bằng những hơi thở dài và sâu. Hãy kiểm tra xem bạn đang trong trạng thái căng thẳng hay bình an? Hãy học cách ăn chậm, nhai kỹ, học cách làm chậm bước chân để chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh mình.
Hãy thử rời bỏ các thiết bị công nghệ trong một ngày hoặc thậm chí vài giờ và xem chuyện gì sẽ xảy ra với mình.
Tập thói quen chỉ dùng các thiết bị công nghệ khi cần và bạn sẽ thấy mình có thể hoàn thành công việc chỉ mất một nửa thời gian. Hãy giới hạn những tác nhân làm bạn căng thẳng và bạn sẽ phục hồi quyền làm chủ của mình thay vì làm “đầy tớ” cho chúng.
Đã đến lúc chúng ta phải biết sống chậm lại và hít thở thật sâu, tận hưởng từng giây phút hiện tại và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Hãy làm chủ công nghệ và trở thành người làm chủ thời gian.
(Aruna Ladva - Phạm Thị Sen dịch - Thời báo kinh tế Sài Gòn)
- 934 lượt