Tích khẩu đức chính là tích phúc khí

Làm người cần phải có khẩu đức, lời không nên nói thì đừng nói, lời nào nên nói thì từ từ mà nói.  Muốn có mệnh phú quý, đầu tiên tu dưỡng miệng phú quý. Cần học cách biết hài lòng và học cách nói “hài lòng”.​

Câu chuyện Người lái xe da đen
 
Một tài xế taxi da đen chở hai mẹ con da trắng, đứa trẻ hỏi: “Tại sao da của chú tài xế lại khác chúng ta?” Người mẹ mỉm cười trả lời: “Vì Chúa muốn làm cho thế giới đầy màu sắc, nên đã tạo nên những người có màu da khác nhau”.

Khi đến nơi, người tài xế đã từ chối nhận tiền: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cũng hỏi mẹ tôi câu hỏi tương tự. Mẹ tôi nói rằng chúng tôi là người da đen, trời định là lớp người giai tầng thấp! Nếu hôm nay đổi sang câu trả lời của chị, tôi không chừng đã là người khác rồi”

Người đời thường nói rằng: “Phúc từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra". Miệng là tạo nghiệp nhanh nhất, chỉ trong tích tắc, sẽ đắc tội với rất nhiều người. Trên con đường nhân sinh, sẽ ngày càng có nhiều kẻ thù và con đường càng đi càng hẹp.
 
5 điều cấm kỵ người thông minh không bao giờ nói
 
Khi giao thiệp với người khác cần chú ý đến 5 trạng thái cấm kỵ sau:
 
  1. Người bệnh: Nói năng uể oải, thiếu tinh thần, làm việc gì đều không đến nơi đến chốn, không có chí cầu tiến.
  2. Người oán hận: Thích phàn nàn, đầy năng lượng tiêu cực, gặp chuyện thì không có chủ kiến, không đi giải quyết, bi quan tiêu cực.
  3. Người lo lắng: Đa sầu đa cảm, tình cảm quá phong phú, đắm chìm trong thế giới bản thân, khiến người khác hụt hẫng.
  4. Người tức giận: Cảm xúc mất kiểm soát, hỷ nộ thái quá, ngôn từ quá khích.
  5. Người hoan hỷ: Đắc ý vênh váo, khi làm việc thì lên giọng, ăn nói không lựa lời. Dễ khiến người ta ganh ghét, vui quá hoá buồn.
 
Khi một người phàn nàn, than nghèo, mang theo năng lượng tiêu cực, không biết thỏa mãn, thì phúc khí mang trên thân sẽ chạy đi mất. Làm việc gì cũng không hăng hái, mọi việc cứ loa qua là xong, cư xử tiêu cực và kết quả là càng sống càng không hài lòng. Gia đình thịnh vượng, nhân sinh mới được mỹ mãn, cần học cách biết hài lòng và học cách nói “hài lòng”.

Mây đen thì kéo mưa, người điên cuồng thì có tai họa. Con người hành sự không nên ngang ngược điên cuồng, phúc họa duyên rủi tự mình gánh lấy. Cần học hiểu cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, trong bất kỳ tình huống nào cũng không được xuất ngôn ngông cuồng.

Miệng nói lời thiện là đang tạo thiện nghiệp, tu bổ thiện duyên. Tu dưỡng cái miệng phú quý, nói chuyện trong tâm mang theo từ bi, càng kết bạn dễ dàng hơn, và gia đình sẽ hòa thuận hơn, phúc khí phú quý sẽ tự nhiên đến.
 
Chân thành – Chìa khóa tích phúc khí
 
Nếu bạn biết nuôi dưỡng cái miệng phú quý của mình, thì tất sẽ được Phúc báo.

Biết nói chuyện, không phải cứ “thấy người nói lời người, thấy ma nói lời ma”, mà là nội tâm chân thành, biết cách thay đổi vị trí đối phương mà suy xét. Biết được suy nghĩ thực sự và mong muốn bên trong của người khác, nói “những lời có lợi” cho đối phương.
 
Khi giao thiệp với mọi người, quý nhau ở chữ “chân thành”. Người có tài ăn nói xuất sắc thế nào đi nữa, cũng không cảm động lòng người bằng cái chân tình cảm xúc thật. Nói năng chân thành, con đường nhân sinh mới có thể càng đi càng rộng, càng thuận lợi hơn.
 
Người xưa có câu: “Vết thương do đao kiếm gây ra thì dễ lành, lời lẽ độc ác thì khó mà tiêu mất”.  Nếu muốn có mệnh phú quý, cái miệng trước tiên cần phú quý, gia đình muốn có phúc khí, trước tiên ăn nói cần phải có đạo. Khi nói chuyện với người khác, cần có sự đồng cảm, để người khác có cảm giác tốt, họ tự nhiên sẽ chấp thuận và sẵn sàng làm bạn với mình.
 
Khi giao tiếp với mọi người, quý nhau ở “chân thành”. Tài hùng biện xuất sắc cũng không động lòng người bằng cảm xúc chân tình.
 
Muốn dứt trừ khẩu nghiệp cần tu sám hối
 
Đức Phật dạy: “Có hai hạng người mạnh nhất: một là không tạo tội, hai là biết ăn năn” và “Nếu không có pháp sám hối thì tất cả đệ tử Phật không thể giải thoát”.

Nhờ sám hối nên vua A Xà Thế phạm tội ngũ nghịch (giết cha) được giải thoát.

Ông Trương Thiện Hòa sát sinh vô số cũng không đọa địa ngục, vì biết hối hận.

Có một điều đáng chú ý nhất là thân nghiệp và khẩu nghiệp thô tháo bên ngoài dễ trừ. Duy có ý nghiệp, vi tế bên trong, rất khó diệt. Đến quả vị Phật mới hết tham, sân, si. Do đó người phát đại tâm phải y cứ vào sám pháp đại thừa mới mong chóng trừ diệt được ba độc.
 
Ngài Phổ Hiển Bồ tát là Trưởng tử của Phật trên Hội Hoa Nghiêm còn phải phát đại nguyện. Ngài nguyện sám hối mãi cho đến cùng tận đời vị lai. Nếu phiền não và nghiệp chướng của chúng sinh không cùng tận thì sự sám hối của Ngài cũng không bao giờ cùng tận…
 
(Phổ Hiền tổng hợp)