Đừng dạy con làm sao để thành công – Hãy dạy con trở thành người nhân hậu.

Bất cứ ai bị một đứa trẻ gọi là đạo đức giả đều biết trẻ thích ứng rất nhạy giữa lời nói và việc làm của người lớn.

Nếu bạn khảo sát cha mẹ Mỹ về điều họ muốn làm cho con cái, hơn 90 phần trăm sẽ nói ưu tiên hàng đầu là chăm sóc con cái. Điều này có nghĩa là: lòng tốt và sự quan tâm đối với người khác được coi là đức hạnh trong hầu hết các xã hội và tôn giáo lớn. Nhưng khi bạn hỏi con cái điều gì cha mẹ muốn cho chúng, 82 phần trăm nói rằng cha mẹ coi trọng thành tích và hạnh phúc hơn là coi trọng chăm sóc con cái.

Trẻ em hiểu những gì quan trọng đối với người lớn không phải bằng cách nghe những gì chúng ta nói, mà bằng cách để ý đến những gì làm chúng ta chú trọng. Và trong rất nhiều xã hội phát triển, ngày nay cha mẹ chú trọng đến thành tích và hạnh phúc cá nhân hơn bất kỳ điều gì khác. Tuy vậy, khi chúng ta ca ngợi lòng tốt và sự quan tâm, chúng ta thực sự không thể hiện cho con cái biết rằng chúng ta coi trọng các đức tính này.

Có lẽ chúng ta không quá ngạc nhiên, càng ngày, lòng tốt càng bị hao mòn. Một nghiên cứu chính xác về các khảo sát hàng năm của sinh viên đại học Mỹ cho thấy sự đồng cảm và suy nghĩ về quan điểm của người khác đã sụt giảm đáng kể từ năm 1979 đến năm 2009. Trong giai đoạn này, sinh viên ngày càng ít quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình – và ngày càng ít bận tâm hơn khi thấy những người khác bị đối xử bất công.

Không chỉ ít quan tâm hơn, mọi người dường như cũng ít giúp đỡ hơn. Trong một thực nghiệm, một nhà xã hội học đã phân phát hàng ngàn các thư thất lạc tại rất nhiều thành phố Hoa Kỳ trong năm 2001 và rồi năm 2011. Từ vòng đầu cho đến vòng thứ hai, tỷ lệ các thư thất lạc được người qua đường nhặt, rồi giúp bỏ vào thùng thư đã giảm 10 phần trăm. Các nhà tâm lý học cho rằng trẻ em sinh ra sau năm 1995 cũng giống như các bậc tiền bối, tin rằng những người đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, nhưng ít cảm thấy có trách nhiệm phải tự hành động. Ví dụ, họ ít quyên góp từ thiện, hoặc thậm chí không có quan tâm đến việc đó.

Trong xã hội rạn nứt ngày nay, nếu chúng ta ít quan tâm tới nhau, thì điều đáng trách là do cha mẹ đã quá coi trọng danh tiếng.

Trong cuộc sống, chúng ta đã thấy nhiều cha mẹ quá chú trọng đến thành tích đến nỗi không nuôi dưỡng lòng tốt. Họ coi giải thưởng của con cái là huy hiệu danh dự cá nhân của chính họ và coi thất bại của con cái phản ánh sự nuôi dạy kém cỏi của họ.

Một số cha mẹ khác khéo léo ngăn cản lòng tốt, coi đó là sự yếu đuối trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ, khi nuôi dạy con cái, có một khuynh hướng không can thiệp khi trẻ mẫu giáo chơi đồ chơi một cách ích kỷ. Những cha mẹ này lo rằng nếu can thiệp, sẽ ngăn cản con cái tự lập, và nói rằng họ ít lo lắng về việc nuôi dạy con đến trưởng thành trở thành người không biết chia sẻ so với việc nuôi con trở thành người khó nói chữ không. Nhưng không có lý do gì cha mẹ không thể dạy con cái quan tâm đến người khác và chính bản thân mình – vừa tử tế vừa tự trọng. Nếu bạn khuyến khích con cái quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác, đôi khi chúng làm, đôi khi không. Nhưng chúng sẽ học được nguyên tắc có đi có lại: nếu bạn không đối xử tốt với người khác, người khác sẽ không đối xử tốt với bạn. Và những người xung quanh bạn cũng sẽ ít quan tâm tới nhau hơn.

Cha mẹ muốn con mạnh mẽ một phần do không cố ý khi muốn đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái. Từ xa xưa, gia đình và nhà trường khuyến khích con gái phải tốt bụng và chu đáo, con trai phải mạnh mẽ và tham vọng. Ngày nay, cha mẹ và giáo viên đang đầu tư nhiều thời gian và công sức để nuôi dưỡng lòng tự tin và khả năng lãnh đạo ở trẻ gái. Thật không may, không hề có động lực để phát triển lòng tốt và sự giúp đỡ người khác ở trẻ trai. Kết quả là ít chú trọng đến chăm sóc giáo dục toàn diện.

Trẻ em, với bản tính nhạy cảm, biết tất cả những điều này. Chúng thấy bạn bè được tôn vinh chủ yếu vì điểm số và hoàn thành mục tiêu, chứ không phải được tôn vinh vì lòng tốt. Chúng thấy người lớn chỉ chú trọng đến thành tích mà không hề chú ý nhiều đến nhân cách. Cha mẹ phải để lại di sản cho thế hệ sau, nhưng chúng ta đang có nguy cơ thất bại trong việc truyền lại đức hạnh lòng tốt. Làm sao để chúng ta làm tốt hơn?

Thay đổi câu hỏi

Khi con cái chúng ta đi học, chúng ta hỏi con cái mình vào cuối ngày toàn những câu hỏi thành tích. Đội con có thắng không? Kết quả làm bài thế nào?

Để sự quan tâm trở thành giá trị cốt lõi, chúng ta đã thấy cần phải chú ý nhiều hơn nữa. Chúng ta phải bắt đầu bằng việc đổi câu hỏi. Khi gia đình ăn tối, bây giờ chúng ta phải hỏi con cái điều chúng đã làm để giúp đỡ người khác. Ban đầu, chắc chắn chúng sẽ trả lời “Con quên rồi”. Nhưng rồi sau đó, chúng bắt đầu trả lời có suy nghĩ hơn. “Con đã chia sẻ bánh cho bạn không có”, ví dụ thế, hoặc “Con đã giúp bạn hiểu câu hỏi bạn đã làm sai”. Trẻ em bắt đầu tích cực tìm kiếm cơ hội giúp đỡ người khác, và hành động.

 
Với tư cách là cha mẹ, chúng ta cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế giúp đỡ người khác của mình, và cả những lúc mình thất bại. Nói cho con cái biết bạn hối hận vì đã không đứng lên bảo vệ một đứa trẻ bị bắt nạt sẽ là động lực cho con cái đứng lên vào một ngày nào đó. Kể lại lúc bạn rời nhóm và bỏ rơi đồng đội trong cơn hoạn nạn có thể khiến con cái bạn suy nghĩ kỹ hơn về trách nhiệm đối với người khác.

Vấn đề không phải để dụ trẻ trở lên tốt bụng, hay nhử mồi để trẻ quan tâm, nhưng để cho trẻ biết những phẩm chất này được chú ý và coi trọng. Bản chất tự nhiên của trẻ là giúp đỡ. Cho dù đứa trẻ nhỏ nhất cũng thể hiện sự hiểu biết bẩm sinh về nhu cầu của người khác. Khi trẻ được một tuổi rưỡi, rất nhiều trẻ đã biết dọn bàn, lau nhà, và dọn dẹp đồ chơi; lên hai tuổi rưỡi, nhiều trẻ sẽ lấy chăn của mình cho trẻ khác bị lạnh.

Nhưng có quá nhiều trẻ coi lòng tốt là việc vặt chứ không phải là sự lựa chọn. Chúng ta có thể thay đổi điều đó. Thực nghiệm đã cho thấy khi trẻ được lựa chọn để chia sẻ thay vì bị ép buộc, trẻ sẽ tốt bụng gấp hai lần. Và khi trẻ được khen ngợi và công nhận, chúng sẽ tiếp tục giúp đỡ.

Chúng ta cũng có thể khuyên bảo con cái phải quan tâm đến bạn bè. Các nhà tâm lý học chia ra hai con đường dẫn đến sự nổi tiếng: địa vị (do chiếm hữu và lãnh đạo) và nhân hậu (do thân thiện và tốt bụng). Thanh thiếu niên thường bị lôi cuốn vào địa vị, quây quần quanh những đứa trẻ nổi trội, thậm chí những trẻ này không hề tốt bụng. (Mỗi phụ huynh đều trải qua suy nghĩ này, tôi không thể tin được hành động của đứa trẻ này, nó sẽ không được tái diễn nữa). Trẻ em dễ dàng hâm mộ bạn học dựa trên thành tích – chẳng hạn, người chạy nhanh nhất trong nhóm, hoặc người chiến thắng trong cuộc thi tài năng. Chúng tôi không nghĩ rằng cha mẹ phải kiểm soát mối quan hệ của con cái, nhưng chúng tôi cho rằng thúc đẩy trẻ phải chú ý đến những bạn học tốt bụng và nhân hậu. Chúng ta có thể hỏi những trẻ này đối xử với người khác thế nào, và chúng làm người khác cảm thấy ra sao. Đó là điểm khởi đầu để xây dựng tình bạn chứ không phải dẫm đạp lên chúng. Chúng ta nói với con cái rằng không nên chơi với đứa trẻ nổi tiếng nhưng chế nhạo và châm chọc khi thấy bạn vấp ngã ở quán ăn. Con cái nên chơi với đứa trẻ biết biết giúp bạn lấy khay thức ăn.

Như chúng ta thấy, quá chú trọng đến thành tích cá nhân có thể gây ra thiếu quan tâm. Nhưng chúng ta thực sự không nhất thiết phải chọn một trong hai.

Dạy trẻ quan tâm đến người khác có thể là cách tốt nhất để chuẩn bị cho chúng một cuộc sống thành công và trọn vẹn.

Có nhiều bằng chứng cho thấy những đứa trẻ giúp đỡ người khác cuối cùng sẽ đạt được nhiều hơn những trẻ không giúp đỡ. Trẻ trai được giáo viên mầm non đánh giá tốt bụng kiếm được nhiều tiền hơn sau 30 năm. Học sinh cấp hai khi giúp đỡ, hợp tác, và chia sẻ với bạn bè cũng đạt điểm thi cao hơn so với học sinh không tốt bụng. Hơn nữa, học sinh lớp tám đạt thành tích học tập cao nhất không phải là người đạt điểm cao nhất năm năm về trước, mà là học sinh được thày cô bạn bè lớp ba đánh giá là tốt bụng nhất. Và học sinh cấp hai có cha mẹ đánh giá cao sự giúp đỡ, tôn trọng và tốt bụng hơn là học tập xuất xắc, được nhận vào trường đại học tốt và có sự nghiệp thành công làm việc tốt hơn ở trường và ít khi phá luật.

Một phần, bởi vì quan tâm tới người khác thúc đẩy các mối quan hệ hỗ trợ và giúp phòng ngừa trầm cảm. Sinh viên quan tâm đến người khác cũng có xu hướng coi việc học tập là sự chuẩn bị để đóng góp cho xã hội – một triển vọng giúp họ say mê học tập thậm chí khi học tập rất buồn tẻ. Ở người lớn, những người tốt bụng kiếm được nhiều tiền hơn, được đánh giá hoàn thành công việc tốt hơn, và được thăng tiến nhiều hơn so với những đồng nghiệp ít tốt bụng. Điều này có lẽ là do giúp đỡ người khác mang lại việc học tập rộng hơn và mối quan hệ sâu sắc hơn, và cuối cùng dẫn đến sáng tạo hơn, năng suất hơn.

Nhưng trước mắt, lòng tốt cũng khiến trẻ hạnh phúc hơn. Trong một thực nghiệm, những đứa trẻ đang chập chững tập đi được cho bánh quy, rồi yêu cầu chúng cho bánh cho một con rối “ăn” và con rối sẽ nói “ngon”. Các nhà nghiên cứu đánh giá biểu cảm khuôn mặt, và thấy rằng trẻ khi chia sẻ bánh hạnh phúc hơn rất nhiều so với khi nhận bánh. Và trẻ hạnh phúc nhất khi chia sẻ bánh từ bát của mình, hơn là từ bát của trẻ khác.

Các nhà tâm lý gọi đó là “lòng vị tha” – helper’s high. Các nhà kinh tế học gọi đó là “hạnh phúc sẻ chia” – warm glow of giving. Các nhà thần kinh học nhận thấy rằng lòng tốt làm kích hoạt các trung tâm củng cố trong não bộ (reward centers). Và các nhà sinh học tiến hóa nhận xét rằng chúng ta sinh ra để giúp đỡ những người khác. Darwin đã viết: “một bộ lạc luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác sẽ chiến thắng hầu hết các bộ lạc khác; và đây là chọn lọc tự nhiên”.

Tất nhiên, chúng ta nên khuyến khích con cái làm hết sức mình và phải tự hào và vui mừng vì thành tích, nhưng không nhất thiết phải hy sinh những điều này vì lòng tốt. Kết quả thực sự cho việc nuôi dưỡng của cha mẹ không phải thành tích của con cái, mà nuôi dạy con trở thành người như thế nào và con cái đối xử với người khác ra sao. Nếu bạn dạy con cái trở nên tốt bụng, bạn không chỉ cho con cái bạn thành công. Bạn cũng gây dựng thành công cho những trẻ em xung quanh con bạn.


Nguyễn Chí Thành
(Theo theatlantic.com)