Vì sao Phật dạy ân đức cha mẹ khó báo đền?
16/08/2024 - 10:16
Lượt xem: 229 lượt
Ngày nay chúng ta được gặp cha mẹ, nặng lòng yêu thương, đều bởi kiếp trước có nhân duyên lớn, nay sinh thân ta, mang thai mười tháng, khổ sở rất nhiều, công ơn chan chứa, lòng mẹ mang thai, nặng như núi Thái, đi lại khó nhọc, ngồi đứng không yên, tính mệnh bấp bênh, như đèn trước gió; ăn uống không ngon, như người đau nặng, thân hình gầy yếu, tinh thần bải hoải, đến ngày mãn nguyệt, khổ không thể nói, chẳng kể đến mình, nhọc mệt bao nhiêu, chỉ mong cho con, thân hình đẹp đẽ. Bởi thế cho nên, ngày nay chúng ta, hết thảy phải mau mở lòng Bồ Đề, nhớ nghĩ cha mẹ, ân đức sâu dày.
Kinh Thai Cốt nói, Ngài A Nan hỏi Phật: “Trên thế giới này, cái gì lớn nhất?” Đức Phật trả lời: “Trên thế giới này, công ơn cha mẹ, là điều lớn nhất!”. A Nan bạch Phật: “Xin Phật từ bi nói cho con nghe”. Đức Phật dạy rằng: “Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, trong khoảng tháng đầu, có thể ví như sương trên ngọn cỏ, buổi sáng tuy đọng, không lâu lại tan, chỉ biết buổi sáng, không chắc buổi chiều, cho nên gọi là sương đầu ngọn cỏ. Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, vào khoảng hai tháng, hóa như cục tuyết, vào tháng thứ ba, biến thành máu đọng, và đã dài được sáu tấc ba phân; vào tháng thứ tư, tứ chi bắt đầu, trước sinh hai tay, sau sinh hai chân; đến tháng thứ năm sinh ra năm bào, nghĩa là trước hết sinh xương chỏm đầu, rồi xương hai vai, sau cùng, là xương đầu gối, thế là năm bào. Thân hình đứa bé ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ sáu, sinh ra sáu căn: mắt hay nhìn sắc, tai thích nghe tiếng, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm vị, thân để va chạm, ý để phân biệt, đó là sáu căn. Đến tháng thứ bảy, sinh các loại xương, chia thành bảy thứ: nếu là chư Phật, sinh xương cứng chắc, ví như kim cương, nếu là Bồ Tát, sinh xương đỏ thắm, như cánh hoa sen, nếu là Thanh Văn, sinh xương xá lợi, có đủ năm sắc, nếu là Đế vương sinh xương rồng phượng, nếu là đại thần, sinh xương móc khóa, nếu là tướng quân, sinh xương mãnh hổ, còn những người thường, sinh đủ ba trăm sáu mươi đốt xương. Đàn ông sinh xương từ đầu trở xuống, đàn bà sinh xương từ chân trở lên; nếu là đàn ông, xương trắng mà nặng, nếu đàn bà, xương đen và nhẹ.
Hình hài đứa bé, ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ tám, chịu tám nỗi khổ: mẹ ăn thứ nóng, cảm thấy đau rát, mẹ uống nước lạnh, cảm thấy giá buốt, lúc mẹ ăn no, thấy bị đè ép, khi mẹ đói lòng, cảm thấy chơi vơi, lúc mẹ ngủ nghỉ, như nằm giường sắt, nếu mẹ đi lại, mình thấy lắc lư, khi mẹ ngồi xuống, mình như bị té, nếu mẹ cúi xuống, mình như bị treo; đến tháng thứ chín, ba lần xoay mình: xoay lần thứ nhất, trai chuyển bên trái, gái chuyển bên phải, xoay lần thứ nhì, tay ôm lòng mẹ, chuyển lần thứ ba, chân đạp sườn mẹ, đến tháng thứ mười, là kỳ sinh hạ, nếu đứa con hiếu, thì sinh dễ dàng, nếu là ngỗ nghịch, thì rất khó khăn, cả nhà lo sợ. Sau khi sinh rồi, thân mẹ nhơ nhớp, tinh thần tán loạn, trong khi sinh nở, lo khổ như thế, vì vậy nên biết, ân đức của mẹ, thật là to lớn.
Cho nên Phật nói, ơn mẹ khó báo, thế mà người đời, chỉ ham vui chơi, không nghĩ công mẹ, chẳng tưởng báo đền, không nhớ lúc sinh, mẹ như người ốm, khi mới mang thai, tinh thần bải hoải, thân thể nhọc mệt, ăn uống không ngon, sợ đau thai con, suốt ngày lo lắng, chịu bao khổ não, không thể nói hết. Khi đủ mười tháng, đến ngày lâm bồn, ai cũng hồi hộp, bao giờ thấy được mẹ tròn con vuông, bấy giờ cha mẹ, họ hàng yên lòng. Dù trai hay gái, diện mạo đẹp đẽ, thân hình đầy đủ, thì nỗi vui mừng, không thể kể xiết. Nếu nhà giầu có, mượn người vú em, trông nom thay mẹ, nhưng nếu nghèo túng, thì mẹ tự nuôi, chăm nom bú mớm, mỗi ngày ba lần. Nâng niu như hoa, yêu quý như ngọc, phẩn giải nhơ bẩn, mẹ cũng chẳng màng, giặt dũ sạch sẽ, không quản giá rét, bao nhiêu khó nhọc, nào có kể chi, chỉ mong cho con, ăn yên ngủ ngon, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con, mong con sạch sẽ, mẹ chịu bẩn nhơ. Khi chưa sinh con, thân mẹ thơm tho, mày như lá liễu, má như sen hồng, vì sinh con cái, nhan sắc biến đổi, chẳng muốn trang điểm, suốt ngày chăm lo, nuôi nấng con cái. Đến khi lớn khôn, lo cho con học, mong con thành tài, rồi lại gây dựng, con trai hỏi vợ, con gái gả chồng. Nếu con gặp nạn, hay là đau ốm, đêm ngày lo sợ, ăn ngủ không yên, tìm thầy tìm thuốc, chạy ngược chạy xuôi, cầu cúng mọi nơi, mong con thoát nạn, dù có tốn kém, không hề tiếc của, thấy con bình yên, tai qua nạn khỏi, cõi lòng cha mẹ, sung sướng biết bao.
Hiện tiền đại chúng, tất cả nên biết, ân đức cha mẹ, không bến không bờ, thực khó báo đền. Trong kinh Phật nói, trăm nghìn muôn đời, nghiền thân ta ra thành vị đề hồ, dâng cúng cha mẹ, cũng không đáp hết công ân cha mẹ; nếu lại có người, dâng các thức ăn, trăm mùi ngon ngọt, dâng các áo mặc thuốc thang đầy đủ, suốt ngày lễ lạy, cúng dàng cha mẹ, cũng không báo được, công ơn dưỡng dục.
Lại kinh Hiếu Tử, cũng nói rõ rằng, con nuôi cha mẹ, dâng thức ăn quý, ngon miệng cha mẹ; hòa nhạc du dương, vui tai cha mẹ; sắm áo lụa là, mát thân cha mẹ; vai cõng cha mẹ, đi khắp thiên hạ; Đức Phật bảo rằng, tuy làm như thế, chưa phải là hiếu. Cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam Bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây các nghiệp dữ, người con thấy thế, phải cố hết sức, khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chính đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng Bồ Đề, tu thiền niệm Phật, khiến cho cha mẹ, khi còn ở đời, thường được yên vui, sau khi lâm chung, sinh sang Tịnh Độ, được gặp chư Phật, vĩnh viễn xa lìa, mọi nỗi đau khổ, như thế mới là người con chí hiếu.
Hiện tiền đại chúng, nên phát tâm lớn, cầu đạo Bồ Đề, rộng độ chúng sinh, đều thành Chính Giác, cha mẹ nhiều đời, cùng về cõi Phật. Hãy dốc một lòng, chí thành khẩn thiết, quy mệnh đính lễ Đức Đại Từ Phụ của cả thế gian.
(Lược trích: “Kinh Từ bi Đạo tràng Mục Liên Sám Pháp”
Soạn dịch: Phúc Tuệ)
Kinh Thai Cốt nói, Ngài A Nan hỏi Phật: “Trên thế giới này, cái gì lớn nhất?” Đức Phật trả lời: “Trên thế giới này, công ơn cha mẹ, là điều lớn nhất!”. A Nan bạch Phật: “Xin Phật từ bi nói cho con nghe”. Đức Phật dạy rằng: “Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, trong khoảng tháng đầu, có thể ví như sương trên ngọn cỏ, buổi sáng tuy đọng, không lâu lại tan, chỉ biết buổi sáng, không chắc buổi chiều, cho nên gọi là sương đầu ngọn cỏ. Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, vào khoảng hai tháng, hóa như cục tuyết, vào tháng thứ ba, biến thành máu đọng, và đã dài được sáu tấc ba phân; vào tháng thứ tư, tứ chi bắt đầu, trước sinh hai tay, sau sinh hai chân; đến tháng thứ năm sinh ra năm bào, nghĩa là trước hết sinh xương chỏm đầu, rồi xương hai vai, sau cùng, là xương đầu gối, thế là năm bào. Thân hình đứa bé ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ sáu, sinh ra sáu căn: mắt hay nhìn sắc, tai thích nghe tiếng, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm vị, thân để va chạm, ý để phân biệt, đó là sáu căn. Đến tháng thứ bảy, sinh các loại xương, chia thành bảy thứ: nếu là chư Phật, sinh xương cứng chắc, ví như kim cương, nếu là Bồ Tát, sinh xương đỏ thắm, như cánh hoa sen, nếu là Thanh Văn, sinh xương xá lợi, có đủ năm sắc, nếu là Đế vương sinh xương rồng phượng, nếu là đại thần, sinh xương móc khóa, nếu là tướng quân, sinh xương mãnh hổ, còn những người thường, sinh đủ ba trăm sáu mươi đốt xương. Đàn ông sinh xương từ đầu trở xuống, đàn bà sinh xương từ chân trở lên; nếu là đàn ông, xương trắng mà nặng, nếu đàn bà, xương đen và nhẹ.
Hình hài đứa bé, ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ tám, chịu tám nỗi khổ: mẹ ăn thứ nóng, cảm thấy đau rát, mẹ uống nước lạnh, cảm thấy giá buốt, lúc mẹ ăn no, thấy bị đè ép, khi mẹ đói lòng, cảm thấy chơi vơi, lúc mẹ ngủ nghỉ, như nằm giường sắt, nếu mẹ đi lại, mình thấy lắc lư, khi mẹ ngồi xuống, mình như bị té, nếu mẹ cúi xuống, mình như bị treo; đến tháng thứ chín, ba lần xoay mình: xoay lần thứ nhất, trai chuyển bên trái, gái chuyển bên phải, xoay lần thứ nhì, tay ôm lòng mẹ, chuyển lần thứ ba, chân đạp sườn mẹ, đến tháng thứ mười, là kỳ sinh hạ, nếu đứa con hiếu, thì sinh dễ dàng, nếu là ngỗ nghịch, thì rất khó khăn, cả nhà lo sợ. Sau khi sinh rồi, thân mẹ nhơ nhớp, tinh thần tán loạn, trong khi sinh nở, lo khổ như thế, vì vậy nên biết, ân đức của mẹ, thật là to lớn.
Cho nên Phật nói, ơn mẹ khó báo, thế mà người đời, chỉ ham vui chơi, không nghĩ công mẹ, chẳng tưởng báo đền, không nhớ lúc sinh, mẹ như người ốm, khi mới mang thai, tinh thần bải hoải, thân thể nhọc mệt, ăn uống không ngon, sợ đau thai con, suốt ngày lo lắng, chịu bao khổ não, không thể nói hết. Khi đủ mười tháng, đến ngày lâm bồn, ai cũng hồi hộp, bao giờ thấy được mẹ tròn con vuông, bấy giờ cha mẹ, họ hàng yên lòng. Dù trai hay gái, diện mạo đẹp đẽ, thân hình đầy đủ, thì nỗi vui mừng, không thể kể xiết. Nếu nhà giầu có, mượn người vú em, trông nom thay mẹ, nhưng nếu nghèo túng, thì mẹ tự nuôi, chăm nom bú mớm, mỗi ngày ba lần. Nâng niu như hoa, yêu quý như ngọc, phẩn giải nhơ bẩn, mẹ cũng chẳng màng, giặt dũ sạch sẽ, không quản giá rét, bao nhiêu khó nhọc, nào có kể chi, chỉ mong cho con, ăn yên ngủ ngon, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con, mong con sạch sẽ, mẹ chịu bẩn nhơ. Khi chưa sinh con, thân mẹ thơm tho, mày như lá liễu, má như sen hồng, vì sinh con cái, nhan sắc biến đổi, chẳng muốn trang điểm, suốt ngày chăm lo, nuôi nấng con cái. Đến khi lớn khôn, lo cho con học, mong con thành tài, rồi lại gây dựng, con trai hỏi vợ, con gái gả chồng. Nếu con gặp nạn, hay là đau ốm, đêm ngày lo sợ, ăn ngủ không yên, tìm thầy tìm thuốc, chạy ngược chạy xuôi, cầu cúng mọi nơi, mong con thoát nạn, dù có tốn kém, không hề tiếc của, thấy con bình yên, tai qua nạn khỏi, cõi lòng cha mẹ, sung sướng biết bao.
Hiện tiền đại chúng, tất cả nên biết, ân đức cha mẹ, không bến không bờ, thực khó báo đền. Trong kinh Phật nói, trăm nghìn muôn đời, nghiền thân ta ra thành vị đề hồ, dâng cúng cha mẹ, cũng không đáp hết công ân cha mẹ; nếu lại có người, dâng các thức ăn, trăm mùi ngon ngọt, dâng các áo mặc thuốc thang đầy đủ, suốt ngày lễ lạy, cúng dàng cha mẹ, cũng không báo được, công ơn dưỡng dục.
Lại kinh Hiếu Tử, cũng nói rõ rằng, con nuôi cha mẹ, dâng thức ăn quý, ngon miệng cha mẹ; hòa nhạc du dương, vui tai cha mẹ; sắm áo lụa là, mát thân cha mẹ; vai cõng cha mẹ, đi khắp thiên hạ; Đức Phật bảo rằng, tuy làm như thế, chưa phải là hiếu. Cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam Bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây các nghiệp dữ, người con thấy thế, phải cố hết sức, khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chính đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng Bồ Đề, tu thiền niệm Phật, khiến cho cha mẹ, khi còn ở đời, thường được yên vui, sau khi lâm chung, sinh sang Tịnh Độ, được gặp chư Phật, vĩnh viễn xa lìa, mọi nỗi đau khổ, như thế mới là người con chí hiếu.
Hiện tiền đại chúng, nên phát tâm lớn, cầu đạo Bồ Đề, rộng độ chúng sinh, đều thành Chính Giác, cha mẹ nhiều đời, cùng về cõi Phật. Hãy dốc một lòng, chí thành khẩn thiết, quy mệnh đính lễ Đức Đại Từ Phụ của cả thế gian.
(Lược trích: “Kinh Từ bi Đạo tràng Mục Liên Sám Pháp”
Soạn dịch: Phúc Tuệ)
- 229 lượt