Đừng để hạnh phúc của bạn lệ thuộc vào người khác
13/02/2024 - 13:22
Lượt xem: 110 lượt
Nói chung, tất cả chúng ta đều mong muốn duy trì các mối quan hệ của mình một cách tích cực bền lâu. Mặt khác, ta cũng biết sẽ có những chướng ngại xuất hiện cản trở điều đó. Thoạt đầu, chúng ta kết bạn bởi nhìn thấy ưu điểm của nhau và cảm thấy mình thật may mắn. Rồi sau đó, khi đã thân thiết hơn, những xúc tình tiêu cực bắt đầu xen vào. Điều này xảy ra trong mọi mối quan hệ từ đôi lứa, bạn bè, đồng nghiệp thông thường cho đến mối quan hệ thiêng liêng khác.
Điều lạ lùng là chúng ta thường cho phép người khác quyết định phần lớn hạnh phúc của mình. Dĩ nhiên, ta có thể lo lắng khi thấy ai đó cố tình phá hoại hạnh phúc của mình. Nhưng có biết bao lần trong cuộc sống chúng ta tự biến mình thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết - ta bực mình vì một tình huống tầm phào nếu biết nhìn từ một góc độ khác. Ta nghĩ mọi người đang cố tình chọc tức mình trong khi họ không có ý này, hoặc đơn giản chỉ đang bận bịu giải quyết vấn đề họ gặp phải. Mặc dù thế, ta vẫn tự kỷ ám thị rồi than vãn rằng: “Sao mọi người cư xử như thế với mình? Sao họ không hiểu tâm tư của mình nhỉ?”
Lối tư duy này trói buộc và hạn chế tiềm năng hạnh phúc sẵn có trong ta. Để cuối cùng chúng ta bị rơi vào thói quen tư duy tiêu cực: băn khoăn tại sao người ta không cư xử tế nhị hơn, chẳng dành cho mình đủ yêu thương tôn trọng - và rồi ta tự hỏi mình đã làm gì để bị đối xử như vậy.
Tất cả những kiểu phân tích, dằn vặt này chỉ khiến ta thêm bế tắc. Chúng ta nghĩ “Giá mà họ… thì ta sẽ hạnh phúc”. Nhưng khi để hạnh phúc lệ thuộc vào người khác là chúng ta đang dựa dẫm vào họ để cảm thấy mình có giá trị. Do vậy, nếu biết tự hài lòng, chúng ta sẽ không còn đòi hỏi người khác phải cư xử theo cách ta muốn; Chúng ta sẽ vững chãi như một thân cây với bộ rễ chắc khỏe đung đưa trong gió. Nếu có thể kết nối sâu hơn với trí tuệ và sức mạnh nội tâm thì mối quan hệ của chúng ta với người khác sẽ không bị buộc ràng bởi những đòi hỏi và điều kiện. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để đón nhận hạnh phúc.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Điều lạ lùng là chúng ta thường cho phép người khác quyết định phần lớn hạnh phúc của mình. Dĩ nhiên, ta có thể lo lắng khi thấy ai đó cố tình phá hoại hạnh phúc của mình. Nhưng có biết bao lần trong cuộc sống chúng ta tự biến mình thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết - ta bực mình vì một tình huống tầm phào nếu biết nhìn từ một góc độ khác. Ta nghĩ mọi người đang cố tình chọc tức mình trong khi họ không có ý này, hoặc đơn giản chỉ đang bận bịu giải quyết vấn đề họ gặp phải. Mặc dù thế, ta vẫn tự kỷ ám thị rồi than vãn rằng: “Sao mọi người cư xử như thế với mình? Sao họ không hiểu tâm tư của mình nhỉ?”
Lối tư duy này trói buộc và hạn chế tiềm năng hạnh phúc sẵn có trong ta. Để cuối cùng chúng ta bị rơi vào thói quen tư duy tiêu cực: băn khoăn tại sao người ta không cư xử tế nhị hơn, chẳng dành cho mình đủ yêu thương tôn trọng - và rồi ta tự hỏi mình đã làm gì để bị đối xử như vậy.
Tất cả những kiểu phân tích, dằn vặt này chỉ khiến ta thêm bế tắc. Chúng ta nghĩ “Giá mà họ… thì ta sẽ hạnh phúc”. Nhưng khi để hạnh phúc lệ thuộc vào người khác là chúng ta đang dựa dẫm vào họ để cảm thấy mình có giá trị. Do vậy, nếu biết tự hài lòng, chúng ta sẽ không còn đòi hỏi người khác phải cư xử theo cách ta muốn; Chúng ta sẽ vững chãi như một thân cây với bộ rễ chắc khỏe đung đưa trong gió. Nếu có thể kết nối sâu hơn với trí tuệ và sức mạnh nội tâm thì mối quan hệ của chúng ta với người khác sẽ không bị buộc ràng bởi những đòi hỏi và điều kiện. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để đón nhận hạnh phúc.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 110 lượt