Để sống an lạc tuổi xế chiều
22/07/2022 - 10:50
Lượt xem: 123 lượt
Tuổi trẻ không huân tập thiện nghiệp thì già sao có được quả an lành? Tuổi trẻ không biết buông xả chấp thủ, dính mắc… thì sao già có được tự tại, thong dong?
Phần lớn con người dành tuổi trẻ đi tìm ý nghĩa cuộc đời trong những thú vui tạm bợ, vui kiểu ảo giác, cảm giác, tri giác..., mấy ai đủ duyên lành để tìm niềm vui nơi Tuệ Giác. Và cứ thế, dòng nghiệp cuốn chúng ta đi theo lối tư duy được huân tập, tích tụ từ bản ngã, và khi quả bất thiện trổ sinh cũng là lúc tuổi đời đã đứng bên bờ của ranh giới bệnh - tử, khi ấy, tâm hồn mù mịt, sợ hãi hoang mang, chẳng biết làm sao để đối diện những vấn đề lớn của một đời người. Rồi mơ hồ nghĩ về Phật, về Chúa hay những vị Thầy nào đó như một thần linh mong cầu cứu rỗi.
Thói quen được huân tập từ ý nghĩ, lời nói, hành động hằng ngày tạo thành Nghiệp.
Nếu hằng ngày, thay vì chỉ chạy theo sự thoả mãn lạc thú thế gian như tiền tài, sắc đẹp, áo quần, danh lợi, hưởng thụ ..., chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến những gì mình đã cống hiến cho cuộc đời, hãy quán xét tư duy, lời nói, hành động của mình xem có sáng suốt và thiện lành hay không, xem nội tâm có chất chứa nhiều tham lam, sân giận, si mê, bất thiện, chấp thủ, dính mắc hay không. Khi đó, chất lượng cuộc sống và giá trị cuộc đời chúng ta sẽ từng ngày đổi khác.
Tuổi trẻ không làm việc thiện, không huân tập thiện nghiệp thì già sao có được quả an lành. Tuổi trẻ không biết buông xả chấp thủ, dính mắc.. sao già có được tự tại, thong dong?
Chẳng ai có thể cứu giúp mình khi tự thân mỗi người chưa nhận thức được rằng chính hành vi từ ý nghĩ, lời nói, hành động của mình hằng ngày mới có khả năng làm được điều đó. Tu nhân tích đức, thực hành thiện hạnh chính là sự chuẩn bị tư lương cho tuổi xế chiều an lạc, cho hành trình tiếp nối bên kia cửa tử, bởi chết chắc chắn chưa phải là dấu chấm hết.
Lắt lay một kiếp nhân sinh
Mấy ai tìm được tâm mình nguyên sơ
Cuối đường sinh tử bơ vơ
Nghiệp trần che lối đến bờ tịch nhiên.
(Sư cô Trúc Lan Nhã)
Phần lớn con người dành tuổi trẻ đi tìm ý nghĩa cuộc đời trong những thú vui tạm bợ, vui kiểu ảo giác, cảm giác, tri giác..., mấy ai đủ duyên lành để tìm niềm vui nơi Tuệ Giác. Và cứ thế, dòng nghiệp cuốn chúng ta đi theo lối tư duy được huân tập, tích tụ từ bản ngã, và khi quả bất thiện trổ sinh cũng là lúc tuổi đời đã đứng bên bờ của ranh giới bệnh - tử, khi ấy, tâm hồn mù mịt, sợ hãi hoang mang, chẳng biết làm sao để đối diện những vấn đề lớn của một đời người. Rồi mơ hồ nghĩ về Phật, về Chúa hay những vị Thầy nào đó như một thần linh mong cầu cứu rỗi.
Thói quen được huân tập từ ý nghĩ, lời nói, hành động hằng ngày tạo thành Nghiệp.
Nếu hằng ngày, thay vì chỉ chạy theo sự thoả mãn lạc thú thế gian như tiền tài, sắc đẹp, áo quần, danh lợi, hưởng thụ ..., chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến những gì mình đã cống hiến cho cuộc đời, hãy quán xét tư duy, lời nói, hành động của mình xem có sáng suốt và thiện lành hay không, xem nội tâm có chất chứa nhiều tham lam, sân giận, si mê, bất thiện, chấp thủ, dính mắc hay không. Khi đó, chất lượng cuộc sống và giá trị cuộc đời chúng ta sẽ từng ngày đổi khác.
Tuổi trẻ không làm việc thiện, không huân tập thiện nghiệp thì già sao có được quả an lành. Tuổi trẻ không biết buông xả chấp thủ, dính mắc.. sao già có được tự tại, thong dong?
Chẳng ai có thể cứu giúp mình khi tự thân mỗi người chưa nhận thức được rằng chính hành vi từ ý nghĩ, lời nói, hành động của mình hằng ngày mới có khả năng làm được điều đó. Tu nhân tích đức, thực hành thiện hạnh chính là sự chuẩn bị tư lương cho tuổi xế chiều an lạc, cho hành trình tiếp nối bên kia cửa tử, bởi chết chắc chắn chưa phải là dấu chấm hết.
Lắt lay một kiếp nhân sinh
Mấy ai tìm được tâm mình nguyên sơ
Cuối đường sinh tử bơ vơ
Nghiệp trần che lối đến bờ tịch nhiên.
(Sư cô Trúc Lan Nhã)
- 123 lượt