Bốn bước để tội nghiệp được tiêu trừ

  1. Phải biết phản tỉnh tội lỗi của mình: Phải nhận biết được bản thân mình đã gây tạo Nghiệp gì, đã huân tập những chủng tử Nghiệp nào, thành thật thừa nhận mình đã phạm lỗi, nhất định không có ý định che dấu hay hời hợt với những tội lỗi mình đã gây ra.
 
  1. Bày tỏ tha thiết lỗi lầm của mình với chư Phật, Bồ-tát hay với các bậc chân tu thật học.
 
  1. Phải luôn luôn phòng hộ và nhắc nhở bản thân: Luôn có ý thức cảnh giác và cảnh tỉnh bản thân, thường khởi Tâm hổ thẹn với những lỗi lầm mình đã gây tạo, để từ đó giữ được ý thức tỉnh giác, dám khước từ những cám dỗ của tội lỗi.
 
  1. Bằng năng lực thiền định quán sát vạn vật trở về với Tánh Không: Phải dành thời gian để thời khóa công phu Thiền định, niệm Phật, Kinh hành... Tu tập chuyên sâu vào Pháp môn của mình để huân tập Tâm đạt được trạng thái Định Tĩnh, Quân Bình, từ đó dễ dàng nhận biết được lỗi lầm của chính mình để mà sửa đổi.

Giữ được ý thức tỉnh giác để không thả trôi tâm thức, không buông lung, dung túng cho những lỗi lầm của mình, để tránh việc ngày càng đọa sâu vào những cảnh giới xấu ác, khổ đau.

Ngoài những phương pháp trên, chúng ta còn cần phải biết sống nhẫn nhục, ra sức tạo tác phước báu, sống theo hạnh Từ- Bi- Hỷ- Xả,... để Nghiệp chướng nhanh chóng được tiêu trừ, để cuộc sống được thanh thản, an lạc.


(HT.Thích Trí Tịnh)