Bạn yêu ai nhất?
13/08/2023 - 07:11
Lượt xem: 320 lượt
Trong kinh Phật có kể một câu chuyện về vua Ba Tư Nặc và Mạt Lợi phu nhân.
Một hôm vua Ba Tư Nặc có hỏi Mạt Lợi phu nhân rằng ‘Trên đời này ái khanh yêu ai nhất?’ Và Mạt lợi phu nhân trả lời “Dĩ nhiên người mà thần thiếp yêu thương nhất chính là bệ hạ”. “Trẫm cũng nghĩ là ái khanh sẽ nói như vậy” Vua Ba Tư Nặc đắc ý nói.
Phu nhân mới mỉm cười hỏi vua rằng “Tâu bệ hạ, nếu thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thực hơn”. Vua Ba Tư Nặc đáp “Khanh cứ nói”.
Mạt Lợi phu nhân thưa “Tâu bệ hạ, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp”.
Vua Ba Tư Nặc rất ngạc nhiên hỏi “Sao, trẫm không hiểu khanh định nói cái gì”.
Mạt Lợi phu nhân thưa rằng “Tâu bệ hạ vì có ái trọng, tự ngã của mình, vì có thương yêu cái tôi của mình nên thần thiếp mới thương yêu bệ hạ, vì bệ hạ là người đã đem lại hạnh phúc cho cho cái tôi này của thiếp”.
Vua Ba Tư Nặc nói “Trẫm cũng biết điều đó nhưng vẫn chưa hiểu rõ hết ý của hoàng hậu”, phu nhân Mạt Lợi dè dặt hỏi “Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép hỏi trên đời này bệ hạ yêu thương ai nhất?” Vua Ba Tư Nặc mỉm cười “Ái khanh chứ còn ai vào đây nữa”. Mạt lợi phu nhân hỏi tiếp “Giả sử nếu thần thiếp đem lòng yêu một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?”
Lúc đó vua Ba Tư Nặc vô cùng lúng túng, chỉ ấp úng không nói nên lời. Mạt Lợi phu nhân hỏi tiếp “Chắc lúc đó bệ hạ nổi trận lôi đình chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không?”.
Vua Ba Tư Nặc đáp lời “Tại sao khanh lại hỏi rắc rối như thế, quá là rắc rối”.
Và phu nhân hỏi dồn “Vậy có đúng không bệ hạ?”. Vua im lặng một lúc rồi ‘À’ lên một tiếng.
Hôm sau thì vua Ba Tư Nặc đã đến Tinh Xá và gặp đức Phật kể lại cuộc đối thoại của mình với Mạt Lợi phu nhân thì đức Phật đã xác nhận ý kiến của phu nhân Mạc Lợi qua bài kệ:
“Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Đi tìm khắp phương trời
Cũng không tìm đâu thấy
Ai thân hơn tự ngã
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người”
Và đó là lời xác nhận của đức Phật. Chúng sinh yêu tự ngã mình hơn hết. Chúng ta là người yêu cái tôi mình hơn hết.
Vượt lên bản ngã
Quả thật, tình yêu thế gian thường dựa trên nền tảng của bản ngã. Chúng ta thường khẳng định rằng yêu ai đó ‘hơn cả bản thân’ hay yêu ai đó ‘nhất đời’. Và nhân danh ‘tình yêu’, chúng ta làm đủ mọi thứ, thiện có ác có. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng thứ ‘tình yêu’ dựa trên ‘cái tôi’ đó thường chỉ dẫn đến phiền não đau khổ. Bởi vì khi người mà chúng ta yêu thương không còn yêu thương mình nữa, không còn chiều lòng mình nữa thì mình nổi sân ngay lập tức. Khi gặp phải những điều kiện mà cái tôi nó cho là không hợp lý, không vừa ý thì tình yêu cũng chẳng còn nguyên vẹn. Hôm nay là tình yêu, nhưng ngày mai có thể biến thành lòng hận thù, và cuộc sống trở thành bi kịch.
Bởi vậy chúng ta cần phải tỉnh giác, có con mắt trí tuệ hiểu được thực sự cái tôi và thấu hiểu hết tất cả ngóc ngách góc khuất của cái tôi. Khi không còn bị bản ngã che mờ thì lúc đó chúng ta mới có thể thực sự mở lòng yêu thương người khác, không chỉ yêu thương vợ chồng con cái anh em thân bằng quyến thuộc của mình mà còn yêu thương tất cả chúng sinh. Đó mới là tình yêu thương chân thật.
Là một con người, tất nhiên chúng ta vẫn phải đấu tranh để sinh tồn và mưu sinh trong cuộc đời này. Nhưng nhận ra bản chất của bản ngã giúp chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, hạnh phúc đích thực, không để cái tôi nhỏ hẹp ích kỷ sai khiến. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể thực sự đem lại sự bình an, hạnh phúc cho bản thân cũng như cho người khác.
(Quang Minh tổng hợp)
Một hôm vua Ba Tư Nặc có hỏi Mạt Lợi phu nhân rằng ‘Trên đời này ái khanh yêu ai nhất?’ Và Mạt lợi phu nhân trả lời “Dĩ nhiên người mà thần thiếp yêu thương nhất chính là bệ hạ”. “Trẫm cũng nghĩ là ái khanh sẽ nói như vậy” Vua Ba Tư Nặc đắc ý nói.
Phu nhân mới mỉm cười hỏi vua rằng “Tâu bệ hạ, nếu thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thực hơn”. Vua Ba Tư Nặc đáp “Khanh cứ nói”.
Mạt Lợi phu nhân thưa “Tâu bệ hạ, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp”.
Vua Ba Tư Nặc rất ngạc nhiên hỏi “Sao, trẫm không hiểu khanh định nói cái gì”.
Mạt Lợi phu nhân thưa rằng “Tâu bệ hạ vì có ái trọng, tự ngã của mình, vì có thương yêu cái tôi của mình nên thần thiếp mới thương yêu bệ hạ, vì bệ hạ là người đã đem lại hạnh phúc cho cho cái tôi này của thiếp”.
Vua Ba Tư Nặc nói “Trẫm cũng biết điều đó nhưng vẫn chưa hiểu rõ hết ý của hoàng hậu”, phu nhân Mạt Lợi dè dặt hỏi “Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép hỏi trên đời này bệ hạ yêu thương ai nhất?” Vua Ba Tư Nặc mỉm cười “Ái khanh chứ còn ai vào đây nữa”. Mạt lợi phu nhân hỏi tiếp “Giả sử nếu thần thiếp đem lòng yêu một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?”
Lúc đó vua Ba Tư Nặc vô cùng lúng túng, chỉ ấp úng không nói nên lời. Mạt Lợi phu nhân hỏi tiếp “Chắc lúc đó bệ hạ nổi trận lôi đình chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không?”.
Vua Ba Tư Nặc đáp lời “Tại sao khanh lại hỏi rắc rối như thế, quá là rắc rối”.
Và phu nhân hỏi dồn “Vậy có đúng không bệ hạ?”. Vua im lặng một lúc rồi ‘À’ lên một tiếng.
Hôm sau thì vua Ba Tư Nặc đã đến Tinh Xá và gặp đức Phật kể lại cuộc đối thoại của mình với Mạt Lợi phu nhân thì đức Phật đã xác nhận ý kiến của phu nhân Mạc Lợi qua bài kệ:
“Tâm ta đi cùng khắp
Tất cả mọi phương trời
Cũng không thấy được
Ai thân hơn tự ngã
Đi tìm khắp phương trời
Cũng không tìm đâu thấy
Ai thân hơn tự ngã
Vậy ai yêu tự ngã
Chớ hại tự ngã người”
Và đó là lời xác nhận của đức Phật. Chúng sinh yêu tự ngã mình hơn hết. Chúng ta là người yêu cái tôi mình hơn hết.
Vượt lên bản ngã
Quả thật, tình yêu thế gian thường dựa trên nền tảng của bản ngã. Chúng ta thường khẳng định rằng yêu ai đó ‘hơn cả bản thân’ hay yêu ai đó ‘nhất đời’. Và nhân danh ‘tình yêu’, chúng ta làm đủ mọi thứ, thiện có ác có. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng thứ ‘tình yêu’ dựa trên ‘cái tôi’ đó thường chỉ dẫn đến phiền não đau khổ. Bởi vì khi người mà chúng ta yêu thương không còn yêu thương mình nữa, không còn chiều lòng mình nữa thì mình nổi sân ngay lập tức. Khi gặp phải những điều kiện mà cái tôi nó cho là không hợp lý, không vừa ý thì tình yêu cũng chẳng còn nguyên vẹn. Hôm nay là tình yêu, nhưng ngày mai có thể biến thành lòng hận thù, và cuộc sống trở thành bi kịch.
Bởi vậy chúng ta cần phải tỉnh giác, có con mắt trí tuệ hiểu được thực sự cái tôi và thấu hiểu hết tất cả ngóc ngách góc khuất của cái tôi. Khi không còn bị bản ngã che mờ thì lúc đó chúng ta mới có thể thực sự mở lòng yêu thương người khác, không chỉ yêu thương vợ chồng con cái anh em thân bằng quyến thuộc của mình mà còn yêu thương tất cả chúng sinh. Đó mới là tình yêu thương chân thật.
Là một con người, tất nhiên chúng ta vẫn phải đấu tranh để sinh tồn và mưu sinh trong cuộc đời này. Nhưng nhận ra bản chất của bản ngã giúp chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, hạnh phúc đích thực, không để cái tôi nhỏ hẹp ích kỷ sai khiến. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể thực sự đem lại sự bình an, hạnh phúc cho bản thân cũng như cho người khác.
(Quang Minh tổng hợp)
- 320 lượt