Câu chuyện về bốn bà vợ - Bài học sâu sắc về Ý nghĩa cuộc sống
18/10/2024 - 10:16
Lượt xem: 97 lượt
Có một ông trưởng giả nọ có đến bốn bà vợ. Bà thứ nhất được cha mẹ đứng ra làm lễ thành hôn đàng hoàng. Khi về nhà chồng, bà được ông trưởng giả hết sức cưng yêu chiều chuộng. Mỗi khi trời lạnh, ông lo cho bà đầy đủ nệm ấm chăn êm. Đến lúc trời nóng, ông lo quạt mát cho bà. Từ việc ăn uống, vui chơi, làm việc, cho đến ngủ nghỉ, ông đều lo cho bà đầy đủ chu đáo, không thiếu một thứ gì.
Bà vợ thứ hai của ông cũng vô cùng xinh đẹp quyến rũ. Mặc dù nàng không được cưng chiều như bà thứ nhất, nhưng cũng làm cho ông đắm say, mê mẫn. Mỗi khi phải xa nhau, ông lại thầm thương, trộm nhớ, đứng ngồi không yên, có khi quên cả ăn uống, thức sáng suốt thâu đêm mà nhớ thương. Có những lúc bà vắng nhà hơi lâu, ông rầu rĩ lo âu, buồn khổ, mong nhớ ngày đêm như kẻ mất hồn.
Còn bà vợ thứ ba tuy không đầm thắm và mặn nồng như hai bà trước, nhưng lâu ngày tình cảm vợ chồng cũng trở nên đậm đà, tình nghĩa hơn. Do đó, ông trưởng giả đối với bà cũng có chút ân nghĩa khi cần, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Chỉ có bà vợ thứ tư, là cả đời chịu nhiều phiền muộn khổ đau, đắng cay tuổi nhục, bởi dù rất thương yêu, chăm sóc chồng mình, lúc nào cũng ở bên chồng, chẳng hề rời xa, nhưng ngược đời thay, bà chỉ nhận được sự ghẻ lạnh, ông trưởng giả chẳng thèm để ý hay quan tâm, thương tưởng đến bà.
Còn bà vợ thứ ba tuy không đầm thắm và mặn nồng như hai bà trước, nhưng lâu ngày tình cảm vợ chồng cũng trở nên đậm đà, tình nghĩa hơn. Do đó, ông trưởng giả đối với bà cũng có chút ân nghĩa khi cần, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Chỉ có bà vợ thứ tư, là cả đời chịu nhiều phiền muộn khổ đau, đắng cay tuổi nhục, bởi dù rất thương yêu, chăm sóc chồng mình, lúc nào cũng ở bên chồng, chẳng hề rời xa, nhưng ngược đời thay, bà chỉ nhận được sự ghẻ lạnh, ông trưởng giả chẳng thèm để ý hay quan tâm, thương tưởng đến bà.
Rồi một ngày nọ, ông trưởng giả lâm bệnh nặng, biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, nên ông cho mời bốn bà vợ lại để hỏi xem ai là người thương mình nhất?
Ông hỏi bà vợ thứ nhất, “bà có sẵn lòng theo tôi về bên kia thế giới vĩnh hằng hay không?”
Bà thứ nhất trả lời: “Xin anh hãy thông cảm và tha thứ cho em, em vẫn biết và nhớ ơn anh rất nhiều. Cuộc sống của em bao nhiêu năm nay nhờ anh tận tình lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ, em thật thoải mái và an lạc hạnh phúc. Anh đúng là mẫu người chồng lý tưởng có một không hai trên cõi đời này. Nhưng em không thể theo anh về bên kia thế giới bên kia được. Nếu anh ra đi, em sẽ tiễn đưa anh ra tới cổng nhà là cũng quý và tình nghĩa lắm rồi”.
Ông trưởng giả nghe vậy, long đau như cắt, ngậm ngùi quay sang bà vợ thứ hai, “Còn em thì sao? hỡi em yêu dấu?”
Bà vợ thứ hai thì thông minh lanh lợi, nên nhanh nhẫu trả lời rằng, “Anh cứ yên tâm đi, vì chúng ta ai cũng có phúc có phần. Em rất biết ơn anh đã sống rất tình nghĩa với em… Nhưng em còn trẻ, tương lai còn dài, không thể theo anh được. Nếu anh có ra đi, thì xin anh hãy cảm thông mà âm thầm lặng lẽ một mình cất bước, em sẽ tiễn đưa anh ra tới cửa nhà, vậy cũng là quý lắm rồi anh ạ”.
Nghe bà thứ hai nói vậy, ông trưởng giả quá đau xót và oán giận, ông nuốt nước mắt hỏi tiếp bà vợ thứ ba, “Còn em thì sao? Em sẽ đi theo anh chứ?’
Bà vợ thứ ba nghe ông trưởng giả hỏi vậy, bà ta vừa khóc vừa nói, “Lúc anh còn mạnh khỏe, anh chỉ biết lo cho chị cả và chị hai mà ít quan tâm đến em. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn chút tình nghĩa vợ chồng, nên sau khi anh về thế giới bên kia, em sẽ đưa anh ra tận nghĩa trang để lo cho anh mồ yên mả đẹp, hàng năm em sẽ cúng, giỗ chạp cho anh đầy đủ”.
Ông hỏi bà vợ thứ nhất, “bà có sẵn lòng theo tôi về bên kia thế giới vĩnh hằng hay không?”
Bà thứ nhất trả lời: “Xin anh hãy thông cảm và tha thứ cho em, em vẫn biết và nhớ ơn anh rất nhiều. Cuộc sống của em bao nhiêu năm nay nhờ anh tận tình lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ, em thật thoải mái và an lạc hạnh phúc. Anh đúng là mẫu người chồng lý tưởng có một không hai trên cõi đời này. Nhưng em không thể theo anh về bên kia thế giới bên kia được. Nếu anh ra đi, em sẽ tiễn đưa anh ra tới cổng nhà là cũng quý và tình nghĩa lắm rồi”.
Ông trưởng giả nghe vậy, long đau như cắt, ngậm ngùi quay sang bà vợ thứ hai, “Còn em thì sao? hỡi em yêu dấu?”
Bà vợ thứ hai thì thông minh lanh lợi, nên nhanh nhẫu trả lời rằng, “Anh cứ yên tâm đi, vì chúng ta ai cũng có phúc có phần. Em rất biết ơn anh đã sống rất tình nghĩa với em… Nhưng em còn trẻ, tương lai còn dài, không thể theo anh được. Nếu anh có ra đi, thì xin anh hãy cảm thông mà âm thầm lặng lẽ một mình cất bước, em sẽ tiễn đưa anh ra tới cửa nhà, vậy cũng là quý lắm rồi anh ạ”.
Nghe bà thứ hai nói vậy, ông trưởng giả quá đau xót và oán giận, ông nuốt nước mắt hỏi tiếp bà vợ thứ ba, “Còn em thì sao? Em sẽ đi theo anh chứ?’
Bà vợ thứ ba nghe ông trưởng giả hỏi vậy, bà ta vừa khóc vừa nói, “Lúc anh còn mạnh khỏe, anh chỉ biết lo cho chị cả và chị hai mà ít quan tâm đến em. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn chút tình nghĩa vợ chồng, nên sau khi anh về thế giới bên kia, em sẽ đưa anh ra tận nghĩa trang để lo cho anh mồ yên mả đẹp, hàng năm em sẽ cúng, giỗ chạp cho anh đầy đủ”.
Như tiếng sét đánh ngang tai, bao nhiêu mộng đẹp bấy lây nay bây giờ tan tành theo mây khói, ông trưởng giả rụng rời tay chân, toát cả mồ hôi hột, cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, ông đành chấp nhận nhắm mắt xuôi tay, mặc cho số phận ra sao cũng được.
Lúc này, bà vợ thứ tư như hiểu được tâm trạng của ông đang muốn gì, nên bà mới ân cần nói rằng, “Này anh yêu dấu! Anh chớ nên lo buồn. Em nguyện sẽ theo anh suốt cả cuộc hành trình, dù anh có đến chân trời góc biển xa xôi nào, hoặc lên thiên đường hay xuống địa ngục.”
Nghe được những lời nói ân nghĩa như thế, ông trưởng giả cảm thấy rất ấm lòng nhưng cũng vô cùng ân hận vì bao lâu nay ông chẳng hề đoái hoài gì đến bà, để bà sống trong buồn tủi. Ông ước mình có thể quay ngược thời gian để làm lại từ đầu, nhưng giờ đây tất đã quá muộn, ông đành nhắm mắt xuôi tay trong tiếc nuối.
Đây là một câu chuyện Phật giáo, bà vợ thứ nhất, Phật dụ cho sắc thân của mỗi chúng ta, ta hết lòng cưng chiều nó nhưng đến khi chết rồi xác này ta phải trả lại cho đất, không thể đi theo ta.
Hình ảnh bà vợ thứ hai dụ cho tiền tài địa vị, thứ mà cả đời chúng ta luôn rượt đuổi, ước ao. Nhưng khi lâm chung, ta phải để lại tiền bạc hay danh vọng.
Bà vợ thứ ba chính là vợ chồng, cha mẹ và bạn bè quyến thuộc. Dù yêu thương đến mấy họ cũng chỉ đưa ta ra đến nghĩa trang là hết.
Chỉ có duy nhất bà vợ thứ tư là sẽ đi theo ta như hình với bóng, nửa bước không rời, đó chính là nghiệp lành hay dữ, thói quen tập khí xấu tốt, những việc làm mà chúng ta tạo tác từ thân miệng ý, từ vô thủy kiếp đến nay.
Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta lo chăm bẵm cái thân giả hợp này, cố tích trữ thật nhiều tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người than của mình, từ đó chúng ta có thể làm nhiều việc thiện nhưng cũng có thể bất chấp đạo lý và tạo ra vô số ác nghiệp. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, chỉ có nghiệp là theo ta như hình với bóng. Nó sẽ theo ta trong suốt cuộc hành trình sinh tử trong luân hồi.
Bởi vậy, chúng ta hãy sống tỉnh thức, tích luỹ thiện nghiệp để khi vô thường ập đến, chúng ta không phải đau khổ nuối tiếc như ông trưởng giả kia.
‘Khi mãn vận dù vua hay chúa
Cũng giã từ của cải giàu sang
Bạn bè, quyến thuộc, họ hàng
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì
Chỉ duy có nghiệp mang đi
Theo như hình bóng không chừa một ai.’
Lúc này, bà vợ thứ tư như hiểu được tâm trạng của ông đang muốn gì, nên bà mới ân cần nói rằng, “Này anh yêu dấu! Anh chớ nên lo buồn. Em nguyện sẽ theo anh suốt cả cuộc hành trình, dù anh có đến chân trời góc biển xa xôi nào, hoặc lên thiên đường hay xuống địa ngục.”
Nghe được những lời nói ân nghĩa như thế, ông trưởng giả cảm thấy rất ấm lòng nhưng cũng vô cùng ân hận vì bao lâu nay ông chẳng hề đoái hoài gì đến bà, để bà sống trong buồn tủi. Ông ước mình có thể quay ngược thời gian để làm lại từ đầu, nhưng giờ đây tất đã quá muộn, ông đành nhắm mắt xuôi tay trong tiếc nuối.
Đây là một câu chuyện Phật giáo, bà vợ thứ nhất, Phật dụ cho sắc thân của mỗi chúng ta, ta hết lòng cưng chiều nó nhưng đến khi chết rồi xác này ta phải trả lại cho đất, không thể đi theo ta.
Hình ảnh bà vợ thứ hai dụ cho tiền tài địa vị, thứ mà cả đời chúng ta luôn rượt đuổi, ước ao. Nhưng khi lâm chung, ta phải để lại tiền bạc hay danh vọng.
Bà vợ thứ ba chính là vợ chồng, cha mẹ và bạn bè quyến thuộc. Dù yêu thương đến mấy họ cũng chỉ đưa ta ra đến nghĩa trang là hết.
Chỉ có duy nhất bà vợ thứ tư là sẽ đi theo ta như hình với bóng, nửa bước không rời, đó chính là nghiệp lành hay dữ, thói quen tập khí xấu tốt, những việc làm mà chúng ta tạo tác từ thân miệng ý, từ vô thủy kiếp đến nay.
Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta lo chăm bẵm cái thân giả hợp này, cố tích trữ thật nhiều tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người than của mình, từ đó chúng ta có thể làm nhiều việc thiện nhưng cũng có thể bất chấp đạo lý và tạo ra vô số ác nghiệp. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, chỉ có nghiệp là theo ta như hình với bóng. Nó sẽ theo ta trong suốt cuộc hành trình sinh tử trong luân hồi.
Bởi vậy, chúng ta hãy sống tỉnh thức, tích luỹ thiện nghiệp để khi vô thường ập đến, chúng ta không phải đau khổ nuối tiếc như ông trưởng giả kia.
‘Khi mãn vận dù vua hay chúa
Cũng giã từ của cải giàu sang
Bạn bè, quyến thuộc, họ hàng
Đi đâu ta cũng chẳng mang được gì
Chỉ duy có nghiệp mang đi
Theo như hình bóng không chừa một ai.’
(Quang Minh tổng hợp)
- 97 lượt