Buông xả thái độ chủ quan
29/11/2020 - 08:15
Lượt xem: 100 lượt
Khi một người biết hối lỗi, thiên đường sẽ mở cửa. - Ngạn ngữ Tây Tạng
Chúng ta vô cùng may mắn khi được làm người, có đầy đủ các giác quan để nhận biết thế giới quanh mình. Dù thế, đôi khi chúng ta có xu hướng phát triển một thái độ cứng nhắc bảo thủ thay vì cởi mở đón nhận những gì cuộc sống mang lại cho chúng ta từng ngày, từng giờ. Chúng ta bị mắc kẹt trong những tập quán và lối suy nghĩ xáo mòn. Thoạt đầu điều đó có vẻ đơn giản và dễ dàng bởi chúng ta không cần nhọc công tìm hiểu quan điểm của mọi người xung quanh. Song vấn đề nằm ở chỗ, cách tư duy này khiến tâm bạn trở nên đóng kín giống như một cái hộp, những ý tưởng mới mẻ cứ rơi rụng bên ngoài bởi chúng ta cho rằng tâm mình đã hoàn toàn đầy đủ.
Với thái độ, lối suy nghĩ cứng nhắc như vầy, chúng ta đã phát triển cho mình sự kiêu mạn, ồn ào to tiếng, thậm chí là cuồng tín thái quá. Chúng ta thường liên hệ từ “bản ngã” với “kiêu mạn”; những người bị gọi là đầy bản ngã thường là những người hay to tiếng và kiêu mạn, đồng thời sự tĩnh lặng thường được liên hệ với tính khiêm cung. Song bản ngã có thể vừa mạnh mẽ vừa tĩnh lặng, thậm chí có thể là một người rất nhạy cảm. Bạn có thể thấy, nếu chúng ta cứ nhìn mọi thứ theo quan điểm hết sức cá nhân, thì đó chính là lúc bản ngã lại trở về đóng vai trò chi phối, chẳng khác gì bản ngã ồn ào, to tiếng ở một người kiêu ngạo. Trong cả hai trường hợp, tâm kiêu mạn của họ đều dễ bị kích động, khiến cho một người sẵn sàng gây hấn còn người kia lại cảm thấy bị tổn thương.
Nhiều người nhìn bề ngoài có vẻ bình tĩnh thanh thản, song trong tâm lại vô cùng bất an bởi họ luôn yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo chuẩn mực. Mọi thứ phải diễn ra đúng như dự định, nếu không họ sẽ cảm thấy vô cùng bực bội, lo lắng. Do vậy, đôi khi lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất hay một câu nói đùa cũng có thể khiến thế giới bên trong họ dường như xáo trộn. Xu hướng bám chấp mạnh mẽ về “đúng” và “sai” khiến họ bị bó hẹp chẳng còn chút không gian để xoay xở. Vì cố gắng đạt được mọi thứ và luôn chạy theo sự hoàn hảo nên tâm họ lúc nào cũng bất an, luôn đánh giá dò xét tất cả. Họ luôn chỉ ra những điểm yếu của người khác, song lại vô cùng nhạy cảm dễ bị kích động khi nghe đề cập tới những điểm yếu của chính mình.
Nói về sự cuồng tín, đó là điều mà chúng ta hiểu rất rõ trong đạo Phật.
Điều đáng buồn là tôn giáo có thể bị đẩy đến mức độ cuồng tín, đến mức con người có thể nhân danh đức tin làm tổn hại lẫn nhau.
Chẳng có gì sai trái nếu bạn thấy thoải mái khi thực hành nghi lễ hàng ngày hoặc nương tựa vào một niềm tin. Không hề có ranh giới phân chia giữa những điều tốt đẹp, hữu ích với những điều tồi tệ hay bất lợi, chẳng hề có định nghĩa tuyệt đối cho những phạm trù này. Điều tôi muốn khuyến thỉnh các bạn là mỗi người hãy tự tìm cho mình những gì bản thân cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất trong tâm. Khi bắt đầu cảm thấy tâm vọng động bất an, hãy thử tạo ra một khoảng cách với bản thân và quán chiếu những ý nghĩ tư tưởng để nhận thấy chúng đang dần trở nên căng thẳng và khó chịu như thế nào. Hãy nhận rõ bản chất của những vọng động trong tâm để thấy chúng có thể xuất hiện và bạn cũng có thể buông bỏ chúng. Linh hoạt mềm dẻo là điều cần thiết giúp tâm ta được hoan hỷ. Bạn đừng nên quá vội vàng đưa ra những chỉ trích, tranh luận hoặc ý kiến bất đồng. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Suy nghĩ hoặc nhận xét tiêu cực về người khác là nguồn gốc tạo nên vô số tiêu cực trên thế giới này. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào việc quán chiếu, tìm hiểu chính mình và mở rộng tâm với thế giới bên ngoài.
(Theo ‘Tâm an lạc’ – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
Với thái độ, lối suy nghĩ cứng nhắc như vầy, chúng ta đã phát triển cho mình sự kiêu mạn, ồn ào to tiếng, thậm chí là cuồng tín thái quá. Chúng ta thường liên hệ từ “bản ngã” với “kiêu mạn”; những người bị gọi là đầy bản ngã thường là những người hay to tiếng và kiêu mạn, đồng thời sự tĩnh lặng thường được liên hệ với tính khiêm cung. Song bản ngã có thể vừa mạnh mẽ vừa tĩnh lặng, thậm chí có thể là một người rất nhạy cảm. Bạn có thể thấy, nếu chúng ta cứ nhìn mọi thứ theo quan điểm hết sức cá nhân, thì đó chính là lúc bản ngã lại trở về đóng vai trò chi phối, chẳng khác gì bản ngã ồn ào, to tiếng ở một người kiêu ngạo. Trong cả hai trường hợp, tâm kiêu mạn của họ đều dễ bị kích động, khiến cho một người sẵn sàng gây hấn còn người kia lại cảm thấy bị tổn thương.
Nhiều người nhìn bề ngoài có vẻ bình tĩnh thanh thản, song trong tâm lại vô cùng bất an bởi họ luôn yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo chuẩn mực. Mọi thứ phải diễn ra đúng như dự định, nếu không họ sẽ cảm thấy vô cùng bực bội, lo lắng. Do vậy, đôi khi lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất hay một câu nói đùa cũng có thể khiến thế giới bên trong họ dường như xáo trộn. Xu hướng bám chấp mạnh mẽ về “đúng” và “sai” khiến họ bị bó hẹp chẳng còn chút không gian để xoay xở. Vì cố gắng đạt được mọi thứ và luôn chạy theo sự hoàn hảo nên tâm họ lúc nào cũng bất an, luôn đánh giá dò xét tất cả. Họ luôn chỉ ra những điểm yếu của người khác, song lại vô cùng nhạy cảm dễ bị kích động khi nghe đề cập tới những điểm yếu của chính mình.
Nói về sự cuồng tín, đó là điều mà chúng ta hiểu rất rõ trong đạo Phật.
Điều đáng buồn là tôn giáo có thể bị đẩy đến mức độ cuồng tín, đến mức con người có thể nhân danh đức tin làm tổn hại lẫn nhau.
Chẳng có gì sai trái nếu bạn thấy thoải mái khi thực hành nghi lễ hàng ngày hoặc nương tựa vào một niềm tin. Không hề có ranh giới phân chia giữa những điều tốt đẹp, hữu ích với những điều tồi tệ hay bất lợi, chẳng hề có định nghĩa tuyệt đối cho những phạm trù này. Điều tôi muốn khuyến thỉnh các bạn là mỗi người hãy tự tìm cho mình những gì bản thân cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất trong tâm. Khi bắt đầu cảm thấy tâm vọng động bất an, hãy thử tạo ra một khoảng cách với bản thân và quán chiếu những ý nghĩ tư tưởng để nhận thấy chúng đang dần trở nên căng thẳng và khó chịu như thế nào. Hãy nhận rõ bản chất của những vọng động trong tâm để thấy chúng có thể xuất hiện và bạn cũng có thể buông bỏ chúng. Linh hoạt mềm dẻo là điều cần thiết giúp tâm ta được hoan hỷ. Bạn đừng nên quá vội vàng đưa ra những chỉ trích, tranh luận hoặc ý kiến bất đồng. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Suy nghĩ hoặc nhận xét tiêu cực về người khác là nguồn gốc tạo nên vô số tiêu cực trên thế giới này. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào việc quán chiếu, tìm hiểu chính mình và mở rộng tâm với thế giới bên ngoài.
(Theo ‘Tâm an lạc’ – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
- 100 lượt