Cách đáp lại những chỉ trích, phê bình
16/10/2020 - 06:09
Lượt xem: 335 lượt
Đừng vội để bụng hay bận lòng mà hãy dành cho bản thân cơ hội để nhìn nhận rõ ràng sự việc.
Trước khi tự hỏi bản thân nên làm gì trước những chỉ trích, phê bình, hãy tìm hiểu nghĩa của từ này. Phê bình thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực bởi nó đề cập ngay đến sai lầm, lỗi hay thiếu sót trong mọi trường hợp. Vì vậy, cho dù phê bình hướng đến người khác hay bản thân thì đó luôn là một sự nhìn nhận tiêu cực. Thế nhưng, phê bình lại là một phần không thể thiếu để tạo ra sự tiến bộ. Ngành mỹ thuật luôn cần các bài phê bình để diễn giải cho người xem những gì có thể bổ sung hay còn thiếu sót ở các tác phẩm nghệ thuật.
Hàng ngày, chúng ta thường xuyên nhận được những góp ý, phê bình từ cấp trên, thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè. Như vậy rõ ràng là chúng ta đều tham gia vào những phê bình nhất định, ta có thể tiếp nhận những lời phê bình này nhưng lại không thể tiếp nhận với những lời phê bình khác. Vậy điểm khác biệt là gì?
Tuy phê bình dường như là một việc không mấy dễ chịu nhưng chúng ta cần nhìn nhận những phê bình một cách đúng đắn trước khi phản ứng. Điều này vô cùng quan trọng. Hãy tự hỏi bản thân: Mình có tự ái cá nhân khi nghe phê bình không? Mình có vội vàng kết luận rằng người khác đang chỉ trích mình khi nghe họ nói hay làm điều gì không? Hay phải chăng bạn cần được ngợi khen để cảm thấy mình giỏi giang và có giá trị, thấy an tâm về những điều này?
Nếu còn bị những lời phê bình hay tán dương chi phối, bạn cần rèn luyện để tăng khả năng tự chủ, để luôn cảm thấy tích cực về bản thân mà không cần đến sự tán dương của người khác. Khi bạn nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của sự phê bình, hãy dành cho bản thân một chút thời gian để nhìn nhận rõ ràng sự việc trước khi bận lòng hay tổn thương vì lời nói đó. Lời phê bình đó có đúng, có lợi ích không? Nếu có thì rất tốt - hãy coi đó là một bài học, là cơ hội để trưởng thành và học hỏi.
Còn nếu phê bình đến từ việc người khác thiếu hiểu biết thì bạn vẫn nên xem xét cẩn thận vì có thể vẫn có bài học dành cho bạn, dù cho bài học đó có thể phù hợp hơn đối với người đưa ra chỉ trích, phê bình.
Hãy hiểu rằng nếu phản ứng quá mạnh trước những lời phê bình, thì bạn cũng có thể là một người chỉ trích khắc nghiệt. Nếu bạn rèn luyện để bớt phê bình hay phán xét người khác thì dần dần bạn cũng có khả năng lắng nghe người khác phê bình một cách bình tĩnh hơn. Nếu bạn là người cầu toàn và cảm thấy xấu hổ khi bị người khác chỉ ra những khiếm khuyết của bản thân, bạn hãy thực hành nhẫn nhục và bao dung để có thể chấp nhận quan điểm của người khác.
Nếu coi một lời phê bình là khiếm nhã với bạn thì hãy tự hỏi “Điều đó có thực sự quan trọng không? Có thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của mình không?” Dù sao đó cũng chỉ là một hiểu lầm. Thậm chí nếu người đó thiếu hiểu biết, bạn cũng không cần phản ứng lại bằng sự giận dữ và vô minh. Niềm tin và những chuẩn mực của bạn có thể hoàn toàn đúng và “phù hợp” với bạn nhưng thực chất đó chỉ là một tập hợp của khái niệm và nhãn mác chứ không phải là “chân lý vũ trụ”.
Nhiều người trong chúng ta rất coi trọng “năng lực đánh giá”, bởi ta có thể tự hào về bản thân đã có nhận định đúng về một người, một việc hay một tình huống. “Tôi đã biết điều này từ trước mà!” Chúng ta tự nhủ với cái “tôi” bản ngã được thổi phồng lên như một quả bóng bay không thể lọt cửa để bay ra ngoài. Ta cần biết lắng nghe tiếng nói của trí tuệ bên trong mình, và cũng cần tỉnh giác để thấy được sự khác nhau giữa trí tuệ và bản ngã, để mọi thứ được tự nhiên thay vì phán xét và chỉ trích. Có câu kệ rằng: “Đốt đuốc chăm lo nhà người rạng, đèn nhà mình sao chẳng tự xem”.
Khi tĩnh tâm nhìn lại, bạn có thể nhận thấy những phê bình sâu cay thường là những nhận xét xác đáng nhất. Trong trường hợp đó, hãy cố gắng tách bạch lời phê bình với người phê bình. Ví dụ, nếu một đồng nghiệp mà bạn vốn không ưa chê bai cách ăn mặc của bạn, hãy phân định và đừng đánh đồng người chê với lời chê. Hãy tỉnh thức để tách bạch việc bạn không thích người đó với lời nhận xét của anh ta. Hãy đánh giá riêng rẽ xem lời nói đó có giá trị hay lợi ích gì không. Nếu đó chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân, bạn có thể bỏ qua. Nếu đó là điều bạn nghe nhiều từ những người khác nữa thì hãy chú ý và ghi nhận. Có thể trong đó có một phần sự thật.
Còn nếu lời nhận xét đó là do tâm thù hận, sợ hãi hay ganh tỵ với bạn thì hãy nhìn nhận đúng bản chất của nó, cảm thấy đây là điều đáng tiếc và tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nhận xét ai với thái độ soi mói như vậy. Trong cả ba cách phản ứng trên, bạn đều có thể rút ra cho mình những bài học, cần thực hành và biết kiểm soát. Hãy luyện tập hàng ngày cho đến khi phê bình chỉ trích không còn ảnh hưởng đến bạn hoặc chỉ ảnh hưởng theo hướng tích cực.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Trước khi tự hỏi bản thân nên làm gì trước những chỉ trích, phê bình, hãy tìm hiểu nghĩa của từ này. Phê bình thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực bởi nó đề cập ngay đến sai lầm, lỗi hay thiếu sót trong mọi trường hợp. Vì vậy, cho dù phê bình hướng đến người khác hay bản thân thì đó luôn là một sự nhìn nhận tiêu cực. Thế nhưng, phê bình lại là một phần không thể thiếu để tạo ra sự tiến bộ. Ngành mỹ thuật luôn cần các bài phê bình để diễn giải cho người xem những gì có thể bổ sung hay còn thiếu sót ở các tác phẩm nghệ thuật.
Hàng ngày, chúng ta thường xuyên nhận được những góp ý, phê bình từ cấp trên, thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè. Như vậy rõ ràng là chúng ta đều tham gia vào những phê bình nhất định, ta có thể tiếp nhận những lời phê bình này nhưng lại không thể tiếp nhận với những lời phê bình khác. Vậy điểm khác biệt là gì?
Tuy phê bình dường như là một việc không mấy dễ chịu nhưng chúng ta cần nhìn nhận những phê bình một cách đúng đắn trước khi phản ứng. Điều này vô cùng quan trọng. Hãy tự hỏi bản thân: Mình có tự ái cá nhân khi nghe phê bình không? Mình có vội vàng kết luận rằng người khác đang chỉ trích mình khi nghe họ nói hay làm điều gì không? Hay phải chăng bạn cần được ngợi khen để cảm thấy mình giỏi giang và có giá trị, thấy an tâm về những điều này?
Nếu còn bị những lời phê bình hay tán dương chi phối, bạn cần rèn luyện để tăng khả năng tự chủ, để luôn cảm thấy tích cực về bản thân mà không cần đến sự tán dương của người khác. Khi bạn nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của sự phê bình, hãy dành cho bản thân một chút thời gian để nhìn nhận rõ ràng sự việc trước khi bận lòng hay tổn thương vì lời nói đó. Lời phê bình đó có đúng, có lợi ích không? Nếu có thì rất tốt - hãy coi đó là một bài học, là cơ hội để trưởng thành và học hỏi.
Còn nếu phê bình đến từ việc người khác thiếu hiểu biết thì bạn vẫn nên xem xét cẩn thận vì có thể vẫn có bài học dành cho bạn, dù cho bài học đó có thể phù hợp hơn đối với người đưa ra chỉ trích, phê bình.
Hãy hiểu rằng nếu phản ứng quá mạnh trước những lời phê bình, thì bạn cũng có thể là một người chỉ trích khắc nghiệt. Nếu bạn rèn luyện để bớt phê bình hay phán xét người khác thì dần dần bạn cũng có khả năng lắng nghe người khác phê bình một cách bình tĩnh hơn. Nếu bạn là người cầu toàn và cảm thấy xấu hổ khi bị người khác chỉ ra những khiếm khuyết của bản thân, bạn hãy thực hành nhẫn nhục và bao dung để có thể chấp nhận quan điểm của người khác.
Nếu coi một lời phê bình là khiếm nhã với bạn thì hãy tự hỏi “Điều đó có thực sự quan trọng không? Có thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của mình không?” Dù sao đó cũng chỉ là một hiểu lầm. Thậm chí nếu người đó thiếu hiểu biết, bạn cũng không cần phản ứng lại bằng sự giận dữ và vô minh. Niềm tin và những chuẩn mực của bạn có thể hoàn toàn đúng và “phù hợp” với bạn nhưng thực chất đó chỉ là một tập hợp của khái niệm và nhãn mác chứ không phải là “chân lý vũ trụ”.
Nhiều người trong chúng ta rất coi trọng “năng lực đánh giá”, bởi ta có thể tự hào về bản thân đã có nhận định đúng về một người, một việc hay một tình huống. “Tôi đã biết điều này từ trước mà!” Chúng ta tự nhủ với cái “tôi” bản ngã được thổi phồng lên như một quả bóng bay không thể lọt cửa để bay ra ngoài. Ta cần biết lắng nghe tiếng nói của trí tuệ bên trong mình, và cũng cần tỉnh giác để thấy được sự khác nhau giữa trí tuệ và bản ngã, để mọi thứ được tự nhiên thay vì phán xét và chỉ trích. Có câu kệ rằng: “Đốt đuốc chăm lo nhà người rạng, đèn nhà mình sao chẳng tự xem”.
Khi tĩnh tâm nhìn lại, bạn có thể nhận thấy những phê bình sâu cay thường là những nhận xét xác đáng nhất. Trong trường hợp đó, hãy cố gắng tách bạch lời phê bình với người phê bình. Ví dụ, nếu một đồng nghiệp mà bạn vốn không ưa chê bai cách ăn mặc của bạn, hãy phân định và đừng đánh đồng người chê với lời chê. Hãy tỉnh thức để tách bạch việc bạn không thích người đó với lời nhận xét của anh ta. Hãy đánh giá riêng rẽ xem lời nói đó có giá trị hay lợi ích gì không. Nếu đó chỉ là ý kiến chủ quan cá nhân, bạn có thể bỏ qua. Nếu đó là điều bạn nghe nhiều từ những người khác nữa thì hãy chú ý và ghi nhận. Có thể trong đó có một phần sự thật.
Còn nếu lời nhận xét đó là do tâm thù hận, sợ hãi hay ganh tỵ với bạn thì hãy nhìn nhận đúng bản chất của nó, cảm thấy đây là điều đáng tiếc và tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nhận xét ai với thái độ soi mói như vậy. Trong cả ba cách phản ứng trên, bạn đều có thể rút ra cho mình những bài học, cần thực hành và biết kiểm soát. Hãy luyện tập hàng ngày cho đến khi phê bình chỉ trích không còn ảnh hưởng đến bạn hoặc chỉ ảnh hưởng theo hướng tích cực.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 335 lượt