"Cái gì đốt không cháy, gió thổi không bay?" và câu trả lời đáng ngẫm cho tất cả mọi người
28/11/2021 - 07:49
Lượt xem: 124 lượt
Cái gì đốt không cháy, gió thổi không bay, dù địa cầu có bị hủy hoại đi chăng nữa cũng không bị phân tán? Kho báu nào vĩnh viễn không bị mất đi? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, có một lần các chúng sinh cõi trời với vẻ đẹp trang nghiêm xuống tinh xá hỏi Đức Phật rằng:
"Cái gì đốt không cháy, gió thổi không bay, dù cho địa cầu có bị hủy hoại đi chăng nữa cũng không bị phân tán? Ngay cả những kẻ chuyên cướp bóc tài vật của người như ma vương và đạo tặc cũng không thể cướp được nó, kho báu nào vĩnh viễn không bị mất đi?"
Đức Phật trả lời rằng: "Phúc báo lửa đốt không cháy, gió thổi chẳng tan, ma vương và đạo tặc hay bất kì ai cũng không cướp được, dù cho địa cầu có bị hủy hoại đi chăng nữa cũng không bị phân tán, kho báu phúc báo vĩnh viễn không bị mất đi."
Có một lần, Phật tới kinh thành Xá Vệ nước nước Kiều Tát La, ở trong vườn của ông Cấp Cô Độc. Một hôm gần tới trưa, Quốc vương Ba Tư Nặc tới gặp Phật, Đức Phật mới nói với ông rằng: "Đại vương! Ngài từ đâu mà vội vàng qua đây?"
Vua Ba Tư Nặc đáp: "Thế tôn! Hôm nay thành Xá Vệ có một người vô cùng giàu có tên là Ma Ha Nam qua đời, ông ta không có con trai để kế thừa tài sản cho nên con tới tiếp nhận, vừa mới xong việc qua đây.
Thế tôn! Ngài có biết ông ta giàu có tới mức nào không? Vàng ròng tám trăm vạn, bạc trắng không kể xiết. Nhưng mà, Thế tôn! Ngài có biết không, mặc dù giàu có như vậy nhưng ông ta chỉ ăn cháo, chuyên mặc áo vải bố, ngồi xe cũ kĩ, lọng che nắng trên xe cũng chỉ được làm bằng cành và lá cây.
Chưa từng nghe qua việc bố thí Sa môn, Bà la môn, cũng chưa từng thấy ông ta giúp đỡ kẻ nghèo khó, mỗi lần ăn cơm nhất định phải đóng cửa lại không để ai nhìn thấy."
"Đại vương, người như vậy dù cho có nhiều tài sản hơn nữa vẫn chỉ là một người nghèo hèn mà thôi.
Có tài sản mà bản thân không dùng, cũng không cho người nhà dùng, cũng không dùng để kết giao bạn bè, cũng không dùng để cúng dường Sa môn, Bà la môn để vun trồng ruộng phúc, không tiêu tiền một cách chính đáng như vậy thì tài sản sẽ không ở mãi bên ta được, dù không bị Quốc vương thu nhận thì sẽ rơi vào tay kẻ trộm, hoặc bị hỏa hoạn thiêu cháy, hoặc sẽ bị kẻ mình không thích kế thừa.
Tài sản không phân phối sử dụng chính đáng sẽ giống như không có tài sản vậy. Giống như một cái hồ nước ngọt vô cùng đẹp ở nơi không ai có thể tới, nhưng như thế thì sẽ không ai uống được, cuối cùng dần dần bị khô cạn, vậy thì cái hồ đó có tác dụng gì?
Cho nên, Đại vương, ngài nên dùng tài sản của mình cho thích hợp, khiến cho bản thân, người nhà, người hầu, bạn bè vui vẻ sử dụng, đồng thời bố thí cúng dường Sa môn, Bà la môn, vun trồng ruộng phúc, như vậy mới khiến tài sản trở nên có ích, và không bị tiêu tan lãng phí tài sản."
Có một lần, một vị đại thần tên là Úc Già đến gặp Phật, nói với Phật rằng: "Hiếm có thay! Đại đức! Trưởng giả Di Gia La mới thật giàu có làm sao!"
"Úc Già! Trưởng giả Di Gia La giàu có như thế nào?"
"Đại đức! Vàng của ông ta nhiều vô kể, bạc trắng đếm không hết."
"Úc Già! Vàng bạc đó được coi là tài sản chân thực của ông ta sao? Ta không nói rằng chúng không phải là tài sản, nhưng Úc Già! Những tài sản đó sẽ bị lửa, nước, Quốc vương, kẻ trộm, kẻ oán thù, người kế thừa chiếm hữu.
Úc Già! chỉ có tín tài (lòng tin sâu vào nhân quả), giới tài (sự trì giữ giới luật), tàm tài (tâm biết hổ thẹn), quý tài (biết hổ thẹn với người nên cố gắng không làm việc ác), văn tài (sự học), xả tài (tâm bố thí), huệ tài (trí tuệ) -7 thứ gia tài này mới không bị lửa, nước, Quốc vương, kẻ trộm, kẻ oán thù, người kế thừa chiếm hữu."
Viết Minh
(Theo soha.vn)
Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, có một lần các chúng sinh cõi trời với vẻ đẹp trang nghiêm xuống tinh xá hỏi Đức Phật rằng:
"Cái gì đốt không cháy, gió thổi không bay, dù cho địa cầu có bị hủy hoại đi chăng nữa cũng không bị phân tán? Ngay cả những kẻ chuyên cướp bóc tài vật của người như ma vương và đạo tặc cũng không thể cướp được nó, kho báu nào vĩnh viễn không bị mất đi?"
Đức Phật trả lời rằng: "Phúc báo lửa đốt không cháy, gió thổi chẳng tan, ma vương và đạo tặc hay bất kì ai cũng không cướp được, dù cho địa cầu có bị hủy hoại đi chăng nữa cũng không bị phân tán, kho báu phúc báo vĩnh viễn không bị mất đi."
Có một lần, Phật tới kinh thành Xá Vệ nước nước Kiều Tát La, ở trong vườn của ông Cấp Cô Độc. Một hôm gần tới trưa, Quốc vương Ba Tư Nặc tới gặp Phật, Đức Phật mới nói với ông rằng: "Đại vương! Ngài từ đâu mà vội vàng qua đây?"
Vua Ba Tư Nặc đáp: "Thế tôn! Hôm nay thành Xá Vệ có một người vô cùng giàu có tên là Ma Ha Nam qua đời, ông ta không có con trai để kế thừa tài sản cho nên con tới tiếp nhận, vừa mới xong việc qua đây.
Thế tôn! Ngài có biết ông ta giàu có tới mức nào không? Vàng ròng tám trăm vạn, bạc trắng không kể xiết. Nhưng mà, Thế tôn! Ngài có biết không, mặc dù giàu có như vậy nhưng ông ta chỉ ăn cháo, chuyên mặc áo vải bố, ngồi xe cũ kĩ, lọng che nắng trên xe cũng chỉ được làm bằng cành và lá cây.
Chưa từng nghe qua việc bố thí Sa môn, Bà la môn, cũng chưa từng thấy ông ta giúp đỡ kẻ nghèo khó, mỗi lần ăn cơm nhất định phải đóng cửa lại không để ai nhìn thấy."
"Đại vương, người như vậy dù cho có nhiều tài sản hơn nữa vẫn chỉ là một người nghèo hèn mà thôi.
Có tài sản mà bản thân không dùng, cũng không cho người nhà dùng, cũng không dùng để kết giao bạn bè, cũng không dùng để cúng dường Sa môn, Bà la môn để vun trồng ruộng phúc, không tiêu tiền một cách chính đáng như vậy thì tài sản sẽ không ở mãi bên ta được, dù không bị Quốc vương thu nhận thì sẽ rơi vào tay kẻ trộm, hoặc bị hỏa hoạn thiêu cháy, hoặc sẽ bị kẻ mình không thích kế thừa.
Tài sản không phân phối sử dụng chính đáng sẽ giống như không có tài sản vậy. Giống như một cái hồ nước ngọt vô cùng đẹp ở nơi không ai có thể tới, nhưng như thế thì sẽ không ai uống được, cuối cùng dần dần bị khô cạn, vậy thì cái hồ đó có tác dụng gì?
Cho nên, Đại vương, ngài nên dùng tài sản của mình cho thích hợp, khiến cho bản thân, người nhà, người hầu, bạn bè vui vẻ sử dụng, đồng thời bố thí cúng dường Sa môn, Bà la môn, vun trồng ruộng phúc, như vậy mới khiến tài sản trở nên có ích, và không bị tiêu tan lãng phí tài sản."
Có một lần, một vị đại thần tên là Úc Già đến gặp Phật, nói với Phật rằng: "Hiếm có thay! Đại đức! Trưởng giả Di Gia La mới thật giàu có làm sao!"
"Úc Già! Trưởng giả Di Gia La giàu có như thế nào?"
"Đại đức! Vàng của ông ta nhiều vô kể, bạc trắng đếm không hết."
"Úc Già! Vàng bạc đó được coi là tài sản chân thực của ông ta sao? Ta không nói rằng chúng không phải là tài sản, nhưng Úc Già! Những tài sản đó sẽ bị lửa, nước, Quốc vương, kẻ trộm, kẻ oán thù, người kế thừa chiếm hữu.
Úc Già! chỉ có tín tài (lòng tin sâu vào nhân quả), giới tài (sự trì giữ giới luật), tàm tài (tâm biết hổ thẹn), quý tài (biết hổ thẹn với người nên cố gắng không làm việc ác), văn tài (sự học), xả tài (tâm bố thí), huệ tài (trí tuệ) -7 thứ gia tài này mới không bị lửa, nước, Quốc vương, kẻ trộm, kẻ oán thù, người kế thừa chiếm hữu."
Viết Minh
(Theo soha.vn)
- 124 lượt