Chấp công sẽ tàn phá hết công đức
21/09/2024 - 07:32
Lượt xem: 28 lượt
Có người sẽ thắc mắc tại sao người đó làm phước mà lại gặp chuyện không may. Lẽ ra họ làm phước thì họ phải giàu, càng ngày họ sẽ càng thăng tiến, nhưng tại sao làm phước rồi, họ bỗng dưng gặp chuyện buồn, chuyện không may như vậy.
Khi làm phước mà chấp công, chúng ta sẽ mất hết công đức của mình.
Do đó, Phật dạy trong Kinh Kim Cang là bố thí không trụ tướng, tức là đừng chấp công, độ sinh mà không thấy mình có độ, là để giữ cái phước được trọn vẹn, không suy suyển và lớn dần, vì cơ hội làm phước sẽ luôn luôn đến với chúng ta.
Còn khi chúng ta làm phước mà chấp công, kể công, thì cơ hội làm phước sẽ mất dần, và cái phước cũng bị hạn chế.
Nếu một người thường xuyên làm thiện nguyện, mà tâm nhẹ nhàng, không kể công, không chấp công, không kiêu ngạo, họ sẽ có cơ hội để làm hoài.
Còn người nào cũng thường làm việc thiện nhưng cũng rất thích kể công, rồi sẽ đến một ngày họ không còn cơ hội để làm phước nữa.
Lại có những Phật tử làm công quả cho nhà chùa rất tích cực, rất đáng khen, dù không hay khoe khoang công cán nhưng họ làm với cái tâm chấp ngã rất lớn. Họ tự cho mình là thanh tịnh, là chăm chỉ siêng năng, rồi coi thường những người mà họ cho là lười biếng hơn bản thân họ. Hễ bị phê bình, không vừa ý là họ bực bội, nổi sân vì luôn nghĩ mình đúng, có khi bỏ ngang Phật sự hay việc thiện đang làm vì giận dỗi. Như vậy thật luống uổng phước đức.
Nhiều người thắc mắc tại sao người đó làm phước mà lại gặp chuyện không may. Lẽ ra họ làm phước thì họ phải giàu, càng ngày họ sẽ càng thăng tiến, nhưng tại sao làm phước rồi, họ bỗng dưng gặp chuyện buồn, chuyện không may như vậy.
Người ta không biết rằng có khi chỉ bởi một nguyên nhân rất bình thường là người này thích kể lể, khoe khoang, có tâm tự hào, tự cho mình là hay, là tốt.
(Theo Phatgiao.org.vn)
Do đó, Phật dạy trong Kinh Kim Cang là bố thí không trụ tướng, tức là đừng chấp công, độ sinh mà không thấy mình có độ, là để giữ cái phước được trọn vẹn, không suy suyển và lớn dần, vì cơ hội làm phước sẽ luôn luôn đến với chúng ta.
Còn khi chúng ta làm phước mà chấp công, kể công, thì cơ hội làm phước sẽ mất dần, và cái phước cũng bị hạn chế.
Nếu một người thường xuyên làm thiện nguyện, mà tâm nhẹ nhàng, không kể công, không chấp công, không kiêu ngạo, họ sẽ có cơ hội để làm hoài.
Còn người nào cũng thường làm việc thiện nhưng cũng rất thích kể công, rồi sẽ đến một ngày họ không còn cơ hội để làm phước nữa.
Lại có những Phật tử làm công quả cho nhà chùa rất tích cực, rất đáng khen, dù không hay khoe khoang công cán nhưng họ làm với cái tâm chấp ngã rất lớn. Họ tự cho mình là thanh tịnh, là chăm chỉ siêng năng, rồi coi thường những người mà họ cho là lười biếng hơn bản thân họ. Hễ bị phê bình, không vừa ý là họ bực bội, nổi sân vì luôn nghĩ mình đúng, có khi bỏ ngang Phật sự hay việc thiện đang làm vì giận dỗi. Như vậy thật luống uổng phước đức.
Nhiều người thắc mắc tại sao người đó làm phước mà lại gặp chuyện không may. Lẽ ra họ làm phước thì họ phải giàu, càng ngày họ sẽ càng thăng tiến, nhưng tại sao làm phước rồi, họ bỗng dưng gặp chuyện buồn, chuyện không may như vậy.
Người ta không biết rằng có khi chỉ bởi một nguyên nhân rất bình thường là người này thích kể lể, khoe khoang, có tâm tự hào, tự cho mình là hay, là tốt.
(Theo Phatgiao.org.vn)
- 28 lượt