Đừng Trốn Chạy
26/10/2024 - 07:32
Lượt xem: 209 lượt
Hãy trở về với chính mình, đừng trốn chạy dưới bất kỳ hình thức nào. Lúc đó, ta chính là con người đích thực, sẵn sàng đối diện và vượt qua khổ đau.
Trở về chính mình, đừng trốn chạy bằng cách tiêu thụ
Để quên đi khổ đau, sợ hãi, chúng ta thường chọn cách tiêu thụ và đánh mất mình trong đó. Tại sao ta phải bật ti vi lên? Tại sao ta phải xem ti vi trong khi chương trình chẳng có gì thú vị? Ta xem vì ta muốn khỏa lấp nỗi đau buồn, sợ hãi và giận dữ bằng một thứ gì đó. Ta không muốn chúng đi lên, vì vậy ta đè nén chúng bằng cách tiêu thụ.
Có những nỗi cô đơn, sợ hãi và trầm cảm mà ta không muốn đối diện. Vì vậy ta cầm tới báo, mở điện thoại, xem ti vi, hay xách xe chạy… Ta làm mọi cách để tránh chạm trán với chính mình. Tiêu thụ như thế là một cách trốn chạy; và những sản phẩm ta tiêu thụ mang “độc tố” bạo lực, sợ hãi, giận hờn vào thân tâm ta.
Đàn áp những cảm thọ khổ đau, đè nén những suy tư tiêu cực, ta tạo ra những bế tắc trong tâm, làm chúng chẳng được lưu thông. Vì thế, lâu dần ta tự tạo cho mình triệu chứng trầm cảm và bệnh tâm thần.
Khi máu huyết lưu thông không tốt, ta sẽ có những đau nhức trong cơ thể, như đau đầu, đau lưng, đôi khi là đau khắp cả mình mẩy. Tập thể dục, xoa bóp cho máu huyết lưu thông tốt, ta sẽ làm những triệu chứng đau nhức trên cơ thể biến mất.
Ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực bằng cách tiêu thụ, ta sẽ làm tâm trở nên bế tắc
Như thế, các triệu chứng về tâm thần sẽ xuất hiện. Vì vậy, ta không nên đè nén hay đàn áp, hãy cho phép nỗi sợ hãi, đau khổ, buồn chán đi lên.
Ta chỉ có thể làm được điều này khi bản thân thực sự sẵn sàng, hoặc khi những nỗi khổ niềm đau tràn ngập. Ta có thể mười những suy tư tiêu cực đi lên cùng với năng lượng chánh niệm, được chế tác qua sự thực tập của chúng ta.
Năng lượng chánh niệm có mặt đó để nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa. Nếu ta có thực tập, nếu ta biết cách ngồi, thì năng lượng của niệm định trong ta sẽ đủ mạnh để làm công việc nhận diện, ôm ấp và làm cho khổ đau lắng dịu. Sau khi được ôm ấp bởi năng lượng chánh niệm và có sự lắng dịu, thì năng lượng của sợ hãi, giận hờn, trầm cảm trong ta sẽ yếu đi.
(Nhất Hạnh)
Trở về chính mình, đừng trốn chạy bằng cách tiêu thụ
Để quên đi khổ đau, sợ hãi, chúng ta thường chọn cách tiêu thụ và đánh mất mình trong đó. Tại sao ta phải bật ti vi lên? Tại sao ta phải xem ti vi trong khi chương trình chẳng có gì thú vị? Ta xem vì ta muốn khỏa lấp nỗi đau buồn, sợ hãi và giận dữ bằng một thứ gì đó. Ta không muốn chúng đi lên, vì vậy ta đè nén chúng bằng cách tiêu thụ.
Có những nỗi cô đơn, sợ hãi và trầm cảm mà ta không muốn đối diện. Vì vậy ta cầm tới báo, mở điện thoại, xem ti vi, hay xách xe chạy… Ta làm mọi cách để tránh chạm trán với chính mình. Tiêu thụ như thế là một cách trốn chạy; và những sản phẩm ta tiêu thụ mang “độc tố” bạo lực, sợ hãi, giận hờn vào thân tâm ta.
Đàn áp những cảm thọ khổ đau, đè nén những suy tư tiêu cực, ta tạo ra những bế tắc trong tâm, làm chúng chẳng được lưu thông. Vì thế, lâu dần ta tự tạo cho mình triệu chứng trầm cảm và bệnh tâm thần.
Khi máu huyết lưu thông không tốt, ta sẽ có những đau nhức trong cơ thể, như đau đầu, đau lưng, đôi khi là đau khắp cả mình mẩy. Tập thể dục, xoa bóp cho máu huyết lưu thông tốt, ta sẽ làm những triệu chứng đau nhức trên cơ thể biến mất.
Ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực bằng cách tiêu thụ, ta sẽ làm tâm trở nên bế tắc
Như thế, các triệu chứng về tâm thần sẽ xuất hiện. Vì vậy, ta không nên đè nén hay đàn áp, hãy cho phép nỗi sợ hãi, đau khổ, buồn chán đi lên.
Ta chỉ có thể làm được điều này khi bản thân thực sự sẵn sàng, hoặc khi những nỗi khổ niềm đau tràn ngập. Ta có thể mười những suy tư tiêu cực đi lên cùng với năng lượng chánh niệm, được chế tác qua sự thực tập của chúng ta.
Năng lượng chánh niệm có mặt đó để nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa. Nếu ta có thực tập, nếu ta biết cách ngồi, thì năng lượng của niệm định trong ta sẽ đủ mạnh để làm công việc nhận diện, ôm ấp và làm cho khổ đau lắng dịu. Sau khi được ôm ấp bởi năng lượng chánh niệm và có sự lắng dịu, thì năng lượng của sợ hãi, giận hờn, trầm cảm trong ta sẽ yếu đi.
(Nhất Hạnh)
- 209 lượt