Khoa học chứng minh: Khả năng cảm nhận của thực vật vượt qua cả con người
02/08/2020 - 06:15
Lượt xem: 189 lượt
Như chúng ta đã biết, con người sử dụng năm giác quan của mình để nhận biết thế giới bên ngoài. Vậy thực vật làm thế nào để cảm nhận mọi thứ xung quanh? Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dường như ngoài sự tăng trưởng và sinh sôi, thực vật cũng có khả năng nhận thức, cũng có thị giác, khứu giác, xúc giác và thính giác như con người.
GS Jack Schultz (trái) cùng đồng sự Heidi Appel và các cây mô hình được sử dụng trong nhiều thí nghiệm của họ. (Ảnh: LSC)
Giáo sư Jack Schultz tại khoa Khoa học thực vật trường Đại học Missouri, Columbia, Hoa Kỳ, người đã dành 40 năm để nghiên cứu sự tương tác giữa thực vật và côn trùng. Ông cùng với các đồng nghiệp của mình tại trường Đại học Missouri là Heidi Appel và Rex Cocroft đã tiến hành nghiên cứu về thính giác của thực vật.
Trong quá trình thí nghiệm bọn họ đã phát hiện ra rằng, nếu đem một con sâu róm đang đói đến gần một cái cây, tiếng gặm nhấm ăn lá của sâu đã kích thích lá cây tiết ra một lượng lớn hoạt chất hóa học để xua đuổi côn trùng. Nhưng đối với các âm thanh tự nhiên (như tiếng gió v.v.) hoặc tiếng nhạc của Beethoven thì thực vật lại không có phản ứng gì.
Thực vật không có tai, vậy vì sao chúng có thể phòng thủ để chống lại những âm thanh gây tổn thương đến mình? Appel và Cocroft cho rằng, thực vật có khả năng chuyển đổi các sóng âm thanh có hại trên các vật thể thành các tín hiệu điện hoặc hóa học.
Nhưng ngay từ 50 năm trước, một thí nghiệm khoa học khác đã vén bức màn bí mật và đưa ra một kết luận vô cùng sửng sốt. Thực vật có năng lực “tha tâm thông” (đọc được suy nghĩ của người khác), trước khi bị làm hại thì nó đã biết trước, vì vậy nó sẽ tạo ra một phản ứng phòng thủ tương ứng.
Nghiên cứu cho thấy: nếu đem một con sâu róm đang đói đến gần một cái cây, tiếng gặm nhấm ăn lá của sâu đã kích thích lá cây tiết ra một lượng lớn hoạt chất hóa học để xua đuổi côn trùng. (Ảnh: BBC)
Vào năm 1966, Cleve Baxter – chuyên gia phát hiện nói dối của Mỹ đã vô tình phát hiện ra một loạt các khả năng chưa được khám phá của thực vật. Một hôm, trong khi cao hứng ông đã nối máy dò nói dối với một cái cây, để xem sẽ có phản ứng như thế nào.
Suy nghĩ tình cờ này làm ông có một phát hiện chấn động. Khi tưới nước vào cây thì trên bản vẽ của máy dò nói dối, bút điện tử tự động ghi lại một đồ hình giống loại đồ hình máy vẽ ra lúc người ta vui mừng kích động.
Khi đó ông vô cùng kinh ngạc, ông nghĩ: Hay là mình dùng lửa đốt thử lá nó xem sao nhỉ? Ngay khi ý nghĩ ấy vừa xuất hiện, thì trên bản vẽ đã phát sinh thay đổi. Lúc này, bút điện tử nhanh chóng vẽ ra những đường cong không ngừng hướng lên.
Khi ông cầm diêm tiến lại gần, thì đường cong hướng lên trên tột độ. Nó vẽ ra đồ hình giống khi người ta sợ hãi. Ông vô cùng sửng sốt: Lẽ nào thực vật có thể đọc được suy nghĩ của người khác?
Năm 1966, Cleve Baxter – chuyên gia phát hiện nói dối của Mỹ đã phát hiện thực vật cũng có siêu năng lực: ‘đọc được suy nghĩ của con người’. (Ảnh: TH)
Ông bắt đầu đắn đo xem liệu có nên đốt thử lá cây hay không, khi mà các phản ứng của máy dò nói dối đã giảm, hay là mình thử đốt lá xem phản ứng thế nào? Kết quả còn làm ông ngạc nhiên hơn nữa, máy dò nói dối không có phản ứng gì.
Thật kỳ diệu, thực vật có thể phân biệt 100% ý định thực sự của ông. Đây chẳng phải là công năng siêu cảm, còn được gọi là công năng “tha tâm thông” hay sao, đó cũng chính là một loại năng lực của những người tu luyện có được sau khi trải qua quá trình tu luyện đặc thù.
Không những vậy, thực vật còn có khả năng nhận biết một người có đang nói dối hay không. Trong thí nghiệm, Baxter hỏi năm sinh của một người và ông liên tục đưa ra 7 đáp án năm sinh khác nhau, trong đó có một đáp án là chính xác. Người này đã phủ nhận hết từng đáp án một, Baxter nhận thấy rằng, khi người này phủ nhận câu hỏi có đáp án chính xác thì trên máy dò nói dối xuất hiện đường vòng lên (biểu thị là nói dối).
Không những vậy, thực vật còn có khả năng nhận biết một người có đang nói dối hay không. (Ảnh: TH)
Vậy làm thế nào để thực vật biết chính xác năm sinh của người đó? Thực ra, thực vật không biết, mà thực vật thông qua “tha tâm thông”. Một người có nói dối hay không thì tự trong tâm mình sẽ biết rõ nhất, và thực vật cảm nhận được điều này.
Những khám phá này đã gây chấn động trên toàn thế giới. Để chứng minh tính xác thực của một thí nghiệm khoa học, nó phải trải qua thí nghiệm nhiều lần. Một lần giám đốc Sở nghiên cứu y tế của Bệnh viện Rockland ở New York – Tiến sĩ Aristide Esser đã làm lại thí nghiệm này, ông yêu cầu một người đàn ông hãy trả lời sai các câu hỏi được đặt ra, kết quả là từ cây bé đến cây lớn, không một cái cây nào chấp nhận câu trả lời của anh ta, những lời nói dối của anh ta đều đã được phản ánh trên máy dò nói dối.
Quay lại thí nghiệm tại đại học Missouri, giờ thì có thể giải thích vì sao khi đưa con sâu đến gần cái cây, thậm chí chưa chạm vào thân cây, thì cái cây đã có thể biết được ý đồ xâm hại của bọn chúng.
Điều làm các nhà khoa học băn khoăn là tại sao thực vật lại có được khả năng mà con người không có. Trên thực tế, Đức Phật từng dạy rằng con người vốn có đầy đủ trí tuệ bản lai nơi tự thân nhưng bị vô minh, vọng tưởng, tâm vị kỷ hẹp hòi che lấp. Muốn tìm lại trí tuệ sẵn có thì chúng ta phải tu tập, thiền định, thực hành thiện nghiệp để chuyển hoá tâm mình.
Minh Huy
- 189 lượt