Làm sao sống với thất vọng, bất mãn
15/06/2019 - 06:41
Lượt xem: 5451 lượt
Nếu bạn học được cách chấp nhận những bất như ý của đời sống một cách tỉnh thức, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩa của những đau khổ đó.
Trong cuộc sống, nhiều khi mọi việc không diễn ra như ta mong muốn? Bạn đến phòng tập yoga với mong muốn trải nghiệm sự an bình và hồi phục tinh thần, thế nhưng lại thất vọng vì gặp phải vị giáo viên hướng dẫn lơ đãng thiếu nhiệt tình. Về nhà muộn sau một ngày làm việc mệt mỏi, thay vì được động viên chia sẻ, bạn phải chịu đựng những lời cằn nhằn, trách móc từ người bạn đời.
Ngay cả khi bạn đạt được thành công trong công việc, trong các mối quan hệ hay tạo dựng được lối sống phù hợp, thì vẫn luôn có những rắc rối diễn ra khiến bạn luôn phải nói câu ‘giá mà…’ .Lại có những điều bạn luôn ao ước nhưng luôn thấy ngoài tầm với.
Vấn đề không phải là cuộc sống của bạn thiếu niềm vui mà là sự ‘lấn át’ của những thất vọng, bực bội.
Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mình đã học được cách đối trị thất vọng, tại sao chúng ta vẫn bị tổn hao quá nhiều năng lượng như vậy? Tại sao những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, lo lắng, khó chịu, cáu giận, tuyệt vọng … vẫn cứ liên tục chi phối chúng ta, không ít thì nhiều, ngày này qua tháng khác?
Gần đây tôi được một người thầy dạy yoga cho một lời khuyên khi thấy các học viên đặt quá nhiều hy vọng khi cố gắng tập yoga. Ông nói “Hãy buông bỏ kỳ vọng. Đừng quá bận tâm đến kết quả, chỉ đơn giản là thực hành các bài tập!”
Hy vọng đôi khi chỉ là hão huyền và là sự trá hình của việc chối bỏ thực tại. Chối bỏ giây phút hiện tại cho dù nó chẳng hề dễ chịu, chính là bạn đang chối bỏ khoảng khắc duy nhất mà bạn thực sự sống, khoảnh khắc bạn có thể cảm nhận và hành động. Chừng nào bạn còn bị cuốn trôi trong những thất vọng, đau khổ của quá khứ hay âu lo, kỳ vọng cho tương lai nghĩa là bạn chưa thực sự sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại.
Đức Phật từng dạy về tám mối bận tâm thế gian: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, hạnh phúc và đau khổ. Chúng giống như những ‘cặp bài trùng’, không tách rời. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành công, được tán dương, sung sướng hạnh phúc mà quên mất những gì đi kèm theo đó. Có khen ắt có chê, không trải nghiệm khổ đau thì chúng ta không thể cảm nhận được hạnh phúc. Đó là bản chất của thực tại.
Cố tình né tránh hay phủ nhận sự thật này chính là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Bạn theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp nhưng lại đầy hằn học với những điều bất như ý xảy đến. Dù nỗ lực đến mấy, bạn vẫn không đạt được tất cả những gì mình mong muốn hoặc những điều bạn đã từng mong muốn lại không còn làm bạn thỏa mãn, hay chúng lại rời bỏ bạn trong khi bạn vẫn muốn nắm giữ. Đây là chân lý đầu tiên trong bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy: sự thật về khổ đau, bất mãn luôn tồn tại khi ta đồng hóa mình với tâm mong cầu.
Cuộc đời sẽ thật hoàn hảo nếu chỉ toànnhững niềm vui bất tận, nhưng thực tế không như vậy.Chúng ta đều tiến lên phía trước, sẵn sàng đối diện mọi đau khổ, mất mát, hoang mang trên đường đời. Bạn có hai sự lựa chọn: Một là phủ nhận, đè nén trải nghiệm thực tế, hoặc ở thái cực khác là bị nhận chìm trong đau khổ và thất vọng; Hai là chấp nhận và sẵn sàng đón nhận, trân trọng cuộc sống ngay cả khi mọi việc không tốt đẹp và tin tưởng rằng đó là cách bạn khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
Nếu bạn tỉnh táo chọn cách ôm ấp ngay cả những đau khổ hay mất mát, tự khắc cuộc sống sẽ không còn bất mãn, buồn chán nữa mà trở thành một chuỗi những khoảnh khắc cho chúng ta thực hành sống trọn vẹn. Khi cảm thấy thất vọng hay bất mãn, bạn hãy nhận ra xúc tình tiêu cực đó, “À, tôi đang có cảm giác thất vọng. Liệu tôi có đang tự đồng hóa mình với một ước muốn bất thành khiến mình đau khổ?.” Nỗi đau nào cũng vậy. Nó đến, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sẽ tan biến.
Bản chất của tâm trạng thất vọng là như huyễn, vô thường nhưng tâm chúng ta lại không nhận ra. Tâm bảo thủ, bám chấp khiến ta cứ phải sống lại những cảm xúc ấy, giống như cứ xem đi xem lại một bộ phim cũ rích chán ngắt vậy.
3 khía cạnh của thất vọng
Quán chiếu thật kỹ về sự thất vọng, bạn sẽ nhận thấy chúng có ba khía cạnh. Đầu tiên là sự suy diễn về một viễn cảnh tồi tệ (trong tương lai) khiến ta thất vọng và lo lắng. Thứ hai là cảm giác thất vọng phát khởi vào thời điểmtình huống tồi tệ xảy ra, và cuối cùng là chúng ta để những tàn dư hay hậu quả của sự thất vọng phiền não đeo bám trong tâm trí.
Có rất nhiều điều chúng ta tự suy diễn, tưởng tượng và tự chuốc lấy thất vọng bực bội nhưng trên thực tế không xảy ra. Khi bắt đầu lo lắng về sự việc có thể xảy ra trong tương lai, bạn hãy quan sát tâm bạn, xem sự sợ hãi ‘tấn công’ bạn ra sao. Bạn có thể nhận ra rằng nỗi sợ hãi cực kỳ vô nghĩa, điều trớ trêu là nó thường chiêu vời những năng lượng tiêu cực khiến chính những điều bạn sợ hãi dễ xảy ra hơn.
Đương nhiên, một chút lo lắng cũng có lúc cũng cần thiết. Nếu không lái xe cẩn thận bạn có thể gây tai nạn, hoặc bạn cần phải đề phòng khi ai đó đe dọa mình.
Nhưng nỗi lo sợ thường trực trong tâm chẳng hề giúp ích gì mà chỉ giam hãm và kìm kẹp bạn. Nó khiến chúng ta quen sống trong trạng thái thường xuyên lo sợ, thất vọng chỉ bởi vì bạn sợ đau khổ. Nghệ thuật sống an lạc là buông bỏ sự sợ hãi, ngờ vực, sẵn sàng đối diện bất kỳ chuyện gì xảy ra với động cơ chân thành, tử tế, sống thật với con người mình.
Vậy bạn phải làm thế nào khi cảm thấy thất vọng? Điều đầu tiên là bạn cần tỉnh táo nhận diện nó. Trong thực hành thiền quán, hành giả luyện tập chú tâm vào từng hơi thở hay mỗi âm thanh xuất hiện, đó là một cách rèn luyện tâm, giúp chúng ta có thể an nhiên đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.
Rèn luyện tâm đòi hỏi kỷ luật quân đội, nếu bạn không cố gắng rèn luyện để tâm an trú trong hiện tại và có thể vượt qua những cơn sóng nhỏ của xúc tình phiền não thì cuộc sống của bạn rồi sẽ bị nhận chìm trong khổ đau, mất phương hướng khi giông bão xuất hiện.
Khi một điều việc bất như ý xảy đến, chúng ta có thể an trú trong hiện tại, nghĩa là để tâm rộng mở đón nhận trải nghiệm. Không né tránh, chối bỏ hay kìm nén, mà nhận ra rằng “Ồ, đây là một cảm giác thất vọng. Nó có hình hài không? Nó ở đâu trong thân thể mình? Xúc tình này đang lớn lên hay thu nhỏ lại?” Hãy mở lòng chấp nhận cảm xúc ấy, để nó lướt qua tâm trí,và tiếp tục hành trình của mình mà không bị trói buộc bởi nỗi phiền não ấy. Đức Phật dạy rằng bản chất của mọi trải nghiệm đều là tính không. Chúng ta cần nhận ra rằng tất cả những đau khổ, phiền muộn mà chúng ta vẫn dính mắc trong tâm thực ra không hề kéo dài mãi mãi. Chính tâm bám chấp là nguồn gốc mọi đau khổ bất mãn trong cuộc sống.
Có một điểm khác biệt tinh tế quan trọng giữa nỗi buồn (đau khổ) và phiền não (thất vọng), nỗi buồn là cảm xúc phát khởi tự nhiên khi mất mát, nhưng phiền não là sự kháng cự, không sẵn lòng chấp nhận sự thật, nó đeo bám và phóng đại nỗi đau.
Chúng ta thường có xu hướng biến những điều bất như ý thành câu chuyện lâm ly dài kỳ, thay vì chấp nhận sự thật rằng đó chỉ là một sự kiện đơn lẻ. Thứ nhất, điều này bắt nguồn từ quan niệm sai lầm về một cái tôi chắc thật và bất biến, liên tục được củng cố bởi câu chuyện ta tô vẽ nên. Bằng cách nhìn lại mình, bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng, ‘cái tôi’ ấy thực ra chỉ là một tổ hợp không ngừng biến đối của các tính cách, thói quen, khuynh hướng hành xử.
Thứ hai, thói quen suy diễn, suy tư miên man của chúng ta khiến cho trải nghiệm bất như ý dường như luôn ‘tươi mới’ trong khi thực ra nó đã trôi qua từ lâu rồi. Kết quả là, chúng ta bị mắc kẹt trong tâm trạng thất vọng, đau khổ, không thoát ra được.
Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu, nhận biết những cảm xúc phiền não để không mắc phải sai lầm này. Đau khổ của bạn dù có nặng nề thế nào thì cũng đã qua. Vạn vật không ngừng biến đổi, mọi thứ đến rồi đi, sinh rồi diệt. Cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Đó là bản chất của cuộc sống. Hãy học cách chấp nhận và buông xả và cho phép mọi trải nghiệm dù khổ đau hay hạnh phúc tan biến theo dòng chảy của thời gian. Khi đó, nó trở thành chất liệu nuôi dưỡng những điều tốt đẹp bạn đang có trong cuộc sống.Trong cuộc sống, nhiều khi mọi việc không diễn ra như ta mong muốn? Bạn đến phòng tập yoga với mong muốn trải nghiệm sự an bình và hồi phục tinh thần, thế nhưng lại thất vọng vì gặp phải vị giáo viên hướng dẫn lơ đãng thiếu nhiệt tình. Về nhà muộn sau một ngày làm việc mệt mỏi, thay vì được động viên chia sẻ, bạn phải chịu đựng những lời cằn nhằn, trách móc từ người bạn đời.
Ngay cả khi bạn đạt được thành công trong công việc, trong các mối quan hệ hay tạo dựng được lối sống phù hợp, thì vẫn luôn có những rắc rối diễn ra khiến bạn luôn phải nói câu ‘giá mà…’ .Lại có những điều bạn luôn ao ước nhưng luôn thấy ngoài tầm với.
Vấn đề không phải là cuộc sống của bạn thiếu niềm vui mà là sự ‘lấn át’ của những thất vọng, bực bội.
Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mình đã học được cách đối trị thất vọng, tại sao chúng ta vẫn bị tổn hao quá nhiều năng lượng như vậy? Tại sao những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, lo lắng, khó chịu, cáu giận, tuyệt vọng … vẫn cứ liên tục chi phối chúng ta, không ít thì nhiều, ngày này qua tháng khác?
Gần đây tôi được một người thầy dạy yoga cho một lời khuyên khi thấy các học viên đặt quá nhiều hy vọng khi cố gắng tập yoga. Ông nói “Hãy buông bỏ kỳ vọng. Đừng quá bận tâm đến kết quả, chỉ đơn giản là thực hành các bài tập!”
Hy vọng đôi khi chỉ là hão huyền và là sự trá hình của việc chối bỏ thực tại. Chối bỏ giây phút hiện tại cho dù nó chẳng hề dễ chịu, chính là bạn đang chối bỏ khoảng khắc duy nhất mà bạn thực sự sống, khoảnh khắc bạn có thể cảm nhận và hành động. Chừng nào bạn còn bị cuốn trôi trong những thất vọng, đau khổ của quá khứ hay âu lo, kỳ vọng cho tương lai nghĩa là bạn chưa thực sự sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại.
Đức Phật từng dạy về tám mối bận tâm thế gian: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, hạnh phúc và đau khổ. Chúng giống như những ‘cặp bài trùng’, không tách rời. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành công, được tán dương, sung sướng hạnh phúc mà quên mất những gì đi kèm theo đó. Có khen ắt có chê, không trải nghiệm khổ đau thì chúng ta không thể cảm nhận được hạnh phúc. Đó là bản chất của thực tại.
Cố tình né tránh hay phủ nhận sự thật này chính là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Bạn theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp nhưng lại đầy hằn học với những điều bất như ý xảy đến. Dù nỗ lực đến mấy, bạn vẫn không đạt được tất cả những gì mình mong muốn hoặc những điều bạn đã từng mong muốn lại không còn làm bạn thỏa mãn, hay chúng lại rời bỏ bạn trong khi bạn vẫn muốn nắm giữ. Đây là chân lý đầu tiên trong bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy: sự thật về khổ đau, bất mãn luôn tồn tại khi ta đồng hóa mình với tâm mong cầu.
Cuộc đời sẽ thật hoàn hảo nếu chỉ toànnhững niềm vui bất tận, nhưng thực tế không như vậy.Chúng ta đều tiến lên phía trước, sẵn sàng đối diện mọi đau khổ, mất mát, hoang mang trên đường đời. Bạn có hai sự lựa chọn: Một là phủ nhận, đè nén trải nghiệm thực tế, hoặc ở thái cực khác là bị nhận chìm trong đau khổ và thất vọng; Hai là chấp nhận và sẵn sàng đón nhận, trân trọng cuộc sống ngay cả khi mọi việc không tốt đẹp và tin tưởng rằng đó là cách bạn khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
Nếu bạn tỉnh táo chọn cách ôm ấp ngay cả những đau khổ hay mất mát, tự khắc cuộc sống sẽ không còn bất mãn, buồn chán nữa mà trở thành một chuỗi những khoảnh khắc cho chúng ta thực hành sống trọn vẹn. Khi cảm thấy thất vọng hay bất mãn, bạn hãy nhận ra xúc tình tiêu cực đó, “À, tôi đang có cảm giác thất vọng. Liệu tôi có đang tự đồng hóa mình với một ước muốn bất thành khiến mình đau khổ?.” Nỗi đau nào cũng vậy. Nó đến, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sẽ tan biến.
Bản chất của tâm trạng thất vọng là như huyễn, vô thường nhưng tâm chúng ta lại không nhận ra. Tâm bảo thủ, bám chấp khiến ta cứ phải sống lại những cảm xúc ấy, giống như cứ xem đi xem lại một bộ phim cũ rích chán ngắt vậy.
3 khía cạnh của thất vọng
Quán chiếu thật kỹ về sự thất vọng, bạn sẽ nhận thấy chúng có ba khía cạnh. Đầu tiên là sự suy diễn về một viễn cảnh tồi tệ (trong tương lai) khiến ta thất vọng và lo lắng. Thứ hai là cảm giác thất vọng phát khởi vào thời điểmtình huống tồi tệ xảy ra, và cuối cùng là chúng ta để những tàn dư hay hậu quả của sự thất vọng phiền não đeo bám trong tâm trí.
Có rất nhiều điều chúng ta tự suy diễn, tưởng tượng và tự chuốc lấy thất vọng bực bội nhưng trên thực tế không xảy ra. Khi bắt đầu lo lắng về sự việc có thể xảy ra trong tương lai, bạn hãy quan sát tâm bạn, xem sự sợ hãi ‘tấn công’ bạn ra sao. Bạn có thể nhận ra rằng nỗi sợ hãi cực kỳ vô nghĩa, điều trớ trêu là nó thường chiêu vời những năng lượng tiêu cực khiến chính những điều bạn sợ hãi dễ xảy ra hơn.
Đương nhiên, một chút lo lắng cũng có lúc cũng cần thiết. Nếu không lái xe cẩn thận bạn có thể gây tai nạn, hoặc bạn cần phải đề phòng khi ai đó đe dọa mình.
Nhưng nỗi lo sợ thường trực trong tâm chẳng hề giúp ích gì mà chỉ giam hãm và kìm kẹp bạn. Nó khiến chúng ta quen sống trong trạng thái thường xuyên lo sợ, thất vọng chỉ bởi vì bạn sợ đau khổ. Nghệ thuật sống an lạc là buông bỏ sự sợ hãi, ngờ vực, sẵn sàng đối diện bất kỳ chuyện gì xảy ra với động cơ chân thành, tử tế, sống thật với con người mình.
Vậy bạn phải làm thế nào khi cảm thấy thất vọng? Điều đầu tiên là bạn cần tỉnh táo nhận diện nó. Trong thực hành thiền quán, hành giả luyện tập chú tâm vào từng hơi thở hay mỗi âm thanh xuất hiện, đó là một cách rèn luyện tâm, giúp chúng ta có thể an nhiên đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.
Rèn luyện tâm đòi hỏi kỷ luật quân đội, nếu bạn không cố gắng rèn luyện để tâm an trú trong hiện tại và có thể vượt qua những cơn sóng nhỏ của xúc tình phiền não thì cuộc sống của bạn rồi sẽ bị nhận chìm trong khổ đau, mất phương hướng khi giông bão xuất hiện.
Khi một điều việc bất như ý xảy đến, chúng ta có thể an trú trong hiện tại, nghĩa là để tâm rộng mở đón nhận trải nghiệm. Không né tránh, chối bỏ hay kìm nén, mà nhận ra rằng “Ồ, đây là một cảm giác thất vọng. Nó có hình hài không? Nó ở đâu trong thân thể mình? Xúc tình này đang lớn lên hay thu nhỏ lại?” Hãy mở lòng chấp nhận cảm xúc ấy, để nó lướt qua tâm trí,và tiếp tục hành trình của mình mà không bị trói buộc bởi nỗi phiền não ấy. Đức Phật dạy rằng bản chất của mọi trải nghiệm đều là tính không. Chúng ta cần nhận ra rằng tất cả những đau khổ, phiền muộn mà chúng ta vẫn dính mắc trong tâm thực ra không hề kéo dài mãi mãi. Chính tâm bám chấp là nguồn gốc mọi đau khổ bất mãn trong cuộc sống.
Có một điểm khác biệt tinh tế quan trọng giữa nỗi buồn (đau khổ) và phiền não (thất vọng), nỗi buồn là cảm xúc phát khởi tự nhiên khi mất mát, nhưng phiền não là sự kháng cự, không sẵn lòng chấp nhận sự thật, nó đeo bám và phóng đại nỗi đau.
Chúng ta thường có xu hướng biến những điều bất như ý thành câu chuyện lâm ly dài kỳ, thay vì chấp nhận sự thật rằng đó chỉ là một sự kiện đơn lẻ. Thứ nhất, điều này bắt nguồn từ quan niệm sai lầm về một cái tôi chắc thật và bất biến, liên tục được củng cố bởi câu chuyện ta tô vẽ nên. Bằng cách nhìn lại mình, bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng, ‘cái tôi’ ấy thực ra chỉ là một tổ hợp không ngừng biến đối của các tính cách, thói quen, khuynh hướng hành xử.
Thứ hai, thói quen suy diễn, suy tư miên man của chúng ta khiến cho trải nghiệm bất như ý dường như luôn ‘tươi mới’ trong khi thực ra nó đã trôi qua từ lâu rồi. Kết quả là, chúng ta bị mắc kẹt trong tâm trạng thất vọng, đau khổ, không thoát ra được.
(Hoàng Ngân - Theo dharmawisdom.org)
- 5451 lượt