Ô nhiễm trong không khí nhà bạn

Khi nói tới ô nhiễm không khí, nhiều người chỉ nghĩ tới tới khói và khí thải từ xe cơ giới - ô nhiễm không khí ngoài trời, mà không biết rằng ô nhiễm không khí trong nhà còn nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người bởi không khí trong nhà thường bị luẩn quẩn và ít được thông gió.

 

Trên thế giới có hàng triệu người còn đang nấu ăn bằng các phương pháp truyền thống: dùng bằng lửa đốt củi, than, phân khô, rơm rạ ... Cách nấu này làm tăng lượng chất gây ô nhiễm trong nhà, loại chất là thủ phạm gây ra các bệnh về hô hấp và thậm chí bệnh ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có tới 4,3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong nhà.

 

Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn:
 

1. A-mi-ăng là chất đứng đầu về gây ô nhiễm không khi trong nhà. A-mi-ăng có ở khắp nơi trong nhà: sơn, lớp phủ bề mặt, vật liệu xây dựng, làm trần và gạch lát nền, đặc biệt là trong những ngôi nhà cũ vì nhà mới xây thường sử dụng các vật liệu không chứa a-mi-ăng.
 

2. Formaldehyde: thường có trong sơn, keo và sàn gỗ.
 

3. Khói thuốc lá


4. Những tác nhân gây ô nhiễm phát triển trong môi trường ẩm thấp như: nấm, mốc, vi khuẩn, mạt bụi cũng như bọ từ động vật nuôi trong nhà.

5. Sử dụng củi, than và gas.
 

6. Sơn, véc-ni và một số hóa chất tẩy rửa.
 

Cách thức cải thiện chất lượng không khí trong nhà bạn:
 

1. Làm vệ sinh trong và ngoài nhà thường xuyên.
 

2. Đảm bảo nhà bạn là “khu vực không khói thuốc”. Bạn có thể để biển “không hút thuốc” ở chỗ dễ nhìn nhất để khách của bạn biết và tuân thủ.
 

3. Lựa chọn kỹ càng để tránh sử dụng các vật liệu cũng như vật dụng có chứa các chất gây ô nhiễm nêu ở phần trên. Đối với các chất tẩy rửa, nên chọn loại thân thiện với môi trường.
 

4. Ngừng sử dụng bếp và lò dùng củi, than và gas.
 

5. Sử dụng máy hút bụi công suất lớn để hút sạch được các chất gây ô nhiễm, nhất là ở phòng khách nơi có nhiều người ra vào.
 

6. Để thảm chùi chân ở cửa để giảm lượng đất cát do giày dép mang vào nhà. Khi lau chùi đồ dùng nên sử dụng khăn ẩm để tránh bụi bay lan trong nhà.
 

7. Dùng máy hút ẩm để góp phần ngăn chặn sự phát triển của các loài nấm, mốc, vi khuẩn ...
 

8. Tránh sử dụng các loại xịt phòng, nến thơm, băng phiến … vì chúng chỉ làm tăng thêm lượng hóa chất gây ô nhiễm trong nhà.
 

9. Tăng cường thông khí cho ngôi nhà bằng cách mở rộng cửa sổ và cửa ra vào.
 

10. Trồng cây xanh trong và xung quanh nhà là một biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng không khí, hơn nữa còn làm cho ngôi nhà của bạn thêm sinh động.


Những thay đổi nhỏ thực tế có thể mang lại những hiệu quả lớn. Những lời khuyên trên đây sẽ giúp cải thiện chất lượng sống cũng như tình trạng sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình.
 

Theo  ydavietnam.org