Tại sao bạn phải vội vã?
08/09/2016 - 08:17
Lượt xem: 2107 lượt
Chúng ta hay có thói quen nói rằng “Tôi đang rất vội”, “Tôi phải đi ngay bây giờ”. Nhưng chúng ta vội đi đâu? Tại sao chúng ta luôn cảm thấy bận rộn đến mức chẳng bao giờ có đủ thời gian? Năng lượng dồi dào là rất tốt, nhưng thường khi đó tâm cũng trở nên vội vã, tất bật. Càng cố kéo dài danh sách những việc cần làm, chúng ta càng hối hả lướt từ mục này sang mục khác mà không thực sự tập trung vào bất kỳ việc nào trong số đó.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần thiền định vài phút để làm dịu tâm vội vã. Bằng việc phát triển khả năng tập trung, ý thức về thời gian của bạn thực sự được mở rộng. Bạn sẽ nhận ra ngoài những thứ vẫn khiến mình hối hả ngược xuôi còn có nhiều điều ý nghĩa quan trọng khác. Khi suy ngẫm về điều này, bạn sẽ thấy mình thực sự không đến nỗi “bận rộn”. Chẳng phải bạn vẫn có thời gian xem tivi, lướt Facebook hay tra vấn Google hàng loạt câu hỏi. Hãy từ bi với bản thân và tự nhủ rằng “Tôi có thời gian”. Hãy nắm vai trò chủ động và tập làm chủ chính mình. Khi nghĩ mình không thể tự sắp xếp được thời gian, việc cố gắng thực hành thiền định theo nhóm có thể ép bạn vào kỷ cương, bởi trong nhóm, mọi người dễ động viên và truyền cảm hứng cho nhau.
Cuộc sống hiện đại mở ra cho chúng ta biết bao nhiêu cơ hội. Điều quan trọng là chúng ta biết lựa chọn những gì phù hợp nhất. Với nhiều người, việc không biết lựa chọn, ưu tiên xử lý công việc khiến họ cảm thấy bí bách. Với họ, thời gian luôn vội vã hạn hẹp và dường như không đáp ứng các dự tính công việc. Tham vọng thúc đẩy họ chạy đôn chạy đáo để đến cuối ngày họ chỉ biết tiếc nuối với những gì mình chưa thể làm, thay vì hoan hỷ ghi nhận những phần việc đã được hoàn tất.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần thiền định vài phút để làm dịu tâm vội vã. Bằng việc phát triển khả năng tập trung, ý thức về thời gian của bạn thực sự được mở rộng. Bạn sẽ nhận ra ngoài những thứ vẫn khiến mình hối hả ngược xuôi còn có nhiều điều ý nghĩa quan trọng khác. Khi suy ngẫm về điều này, bạn sẽ thấy mình thực sự không đến nỗi “bận rộn”. Chẳng phải bạn vẫn có thời gian xem tivi, lướt Facebook hay tra vấn Google hàng loạt câu hỏi. Hãy từ bi với bản thân và tự nhủ rằng “Tôi có thời gian”. Hãy nắm vai trò chủ động và tập làm chủ chính mình. Khi nghĩ mình không thể tự sắp xếp được thời gian, việc cố gắng thực hành thiền định theo nhóm có thể ép bạn vào kỷ cương, bởi trong nhóm, mọi người dễ động viên và truyền cảm hứng cho nhau.
Cuộc sống hiện đại mở ra cho chúng ta biết bao nhiêu cơ hội. Điều quan trọng là chúng ta biết lựa chọn những gì phù hợp nhất. Với nhiều người, việc không biết lựa chọn, ưu tiên xử lý công việc khiến họ cảm thấy bí bách. Với họ, thời gian luôn vội vã hạn hẹp và dường như không đáp ứng các dự tính công việc. Tham vọng thúc đẩy họ chạy đôn chạy đáo để đến cuối ngày họ chỉ biết tiếc nuối với những gì mình chưa thể làm, thay vì hoan hỷ ghi nhận những phần việc đã được hoàn tất.
Hạnh phúc là gì và biết kiếm tìm nó ở đâu? Thành công về vật chất, được cấp trên vỗ vai khen ngợi, tham gia thật nhiều hoạt động giải trí và giao tiếp xã hội, tất cả đều là những yếu tố phụ trợ để mang lại hạnh phúc và sự hài lòng, song tất cả những điều đó đều không phải là cội nguồn của chân hạnh phúc. Chính quan niệm sai lệch về hạnh phúc khiến chúng ta có xu hướng theo đuổi một lúc quá nhiều mục tiêu. Chúng ta cho rằng càng làm nhiều việc mình càng trở nên quan trọng và đó là hạnh phúc. Hay hi vọng nỗ lực làm việc 15 tiếng mỗi ngày sẽ khiến cấp trên đánh giá cao sự mẫn cán của mình, và như vậy sẽ có hạnh phúc…
Vấn đề nằm ở chỗ khi dành hết thời gian theo đuổi thật nhiều thứ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Ngược lại, nếu biết tìm hạnh phúc từ bên trong, ta có thể quản lý thời gian dựa vào những gì thực sự quan trọng; chúng ta sẽ không theo đuổi các mục tiêu phù phiếm mà chỉ chú tâm vào những việc mình đang làm, những người mình đang tiếp xúc, biết sống trọn vẹn thời khắc hiện tại trong chính niệm tỉnh thức.
Theo ‘Tâm An Lạc’ của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa
Vấn đề nằm ở chỗ khi dành hết thời gian theo đuổi thật nhiều thứ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Ngược lại, nếu biết tìm hạnh phúc từ bên trong, ta có thể quản lý thời gian dựa vào những gì thực sự quan trọng; chúng ta sẽ không theo đuổi các mục tiêu phù phiếm mà chỉ chú tâm vào những việc mình đang làm, những người mình đang tiếp xúc, biết sống trọn vẹn thời khắc hiện tại trong chính niệm tỉnh thức.
Theo ‘Tâm An Lạc’ của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa
- 2107 lượt