Thời gian và tiền bạc
11/09/2021 - 07:49
Lượt xem: 343 lượt
Có thể nói thời gian và tiền bạc là hai thực phẩm chính trong bữa ăn cuộc đời, đó là những nguyên liệu không thể thiếu, không ai có thể sinh tồn mà không có chúng. Thời gian và tiền bạc cũng giống nhau ở điểm là: ai cũng than họ không có đủ thời gian và tiền bạc.
Về tiền, chúng ta mỗi người có thể làm chủ một số lượng khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều có cùng số lượng thời gian. Mỗi người đều có 24 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên đa số chúng ta đều than không có đủ thời gian để làm tất cả những việc ta cần làm.
Đúng thế, những việc ta muốn làm thì vô hạn. Vì thế nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thực hành được tất cả mọi dự định của mình, hoặc bạn quá lo lắng về những việc bạn không thể thực hiện được thì lúc nào bạn cũng sẽ thấy mình không đủ thời gian. Trong những trường hợp đó, thời gian đã làm chủ bạn.
Vì thời gian có hạn, ta cần phải biết việc gì cần làm trước, việc gì sau và dùng thời gian ta có thể hoàn tất các công việc đó trong ngày. Lúc đó ta phải làm chủ thời gian chứ không phải chạy đuổi theo thời gian.
Thời gian không hề thiếu. Tôi có thể có ít thời gian, nhưng điều đó không cấm tôi phải bỏ bữa ăn. Có thể tôi không có đủ thời gian để sửa soạn một bữa thịnh soạn, nhưng với vài cọng rau, tôi cũng có thể làm thành một nồi súp. Không sao cả. Điều quan trọng là bạn cần phải biết sử dụng những gì bạn có trong tầm tay.
Đừng chỉ vì bạn nghĩ là mình không có thời gian, để không làm gì hết. Lúc nào bạn cũng có thể làm gì đó. Và làm cái gì đó, bắt đầu cái gì đó, hay chỉ là ý hướng đến một điều gì đó cũng đã làm thời gian của ta như nhiều thêm ra. Càng hoàn tất được nhiều việc, bạn càng có thêm nhiều thời gian.
Trái lại, nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh trước bao nhiêu việc phải làm, cuối cùng bạn sẽ phí thời gian ngồi lo sợ mình không có đủ thời gian để làm gì cả. Lúc đó tâm trạng bạn luôn nhắc mãi một điệp khúc: “Tôi không có đủ thời gian! Tôi không thể làm gì cả!”
Nếu bạn cảm thấy như mất phương hướng trước quá nhiều công việc, thì giải pháp là hãy đi từng bước một. Bạn chỉ cần dừng lại và tự hỏi mình: “Tôi sẽ sử dụng thì giờ như thế nào cho hữu hiệu trong một tiếng đồng hồ sắp tới?”
Điều đó không có gì khó. Mỗi ngày trước khi bắt tay vào việc ở sở hay ở nhà, tôi thường ghi xuống việc gì cần làm ngay trong ngày, và xếp theo thứ tự quan trọng của chúng.
Nhưng tôi cũng không quá chấp chặt vào danh sách đó. Nếu có việc khác quan trọng hơn bất ngờ xảy ra thì tôi sẽ lo chu toàn việc đó trước.
Căn bản là lúc nào cũng phải sáng suốt, biết việc gì trước, việc gì sau. Làm sao thực hiện điều đó? Các thiền sinh mỗi ngày đều dành ít thì giờ cho việc thực hành tâm linh, như là ngồi thiền, là hoạt động sẽ giúp ta phát triển sự sáng suốt, trí tuệ.
Nhiều bậc thầy tâm linh không bao giờ ngủ hơn 3 tiếng mỗi ngày, và dùng tất cả thời gian còn lại để phục vụ tha nhân.
Các Ngài không phải là siêu nhân. Họ cũng chỉ là người như chúng ta. Vậy mà bằng cách nào đó lúc nào họ cũng có đủ thời giờ để chăm lo cho người khác. Làm được như thế, bạn như có tất cả thời gian bạn cần. Đúng là khi chúng ta dành thời gian cho người khác, hình như ta có nhiều thời gian hơn.
Bí quyết là mỗi lúc chỉ nên làm một công việc, như một vị thầy từng nói: “Khi con đi thì chỉ lo đi”. Đơn giản mà hiệu quả.
Như với thời gian, ta cũng thường nghĩ là ta không có đủ tiền bạc. Nhưng có bao nhiêu thì mới gọi là đủ? Thực sự ta cần có bao nhiêu tiền bạc?
Thời Đức Phật tại thế, Ngài không cho các đệ tử của Ngài tích lũy của cải vật chất. Không có tủ lạnh để chứa thực phẩm, không có ngân hàng để tiết kiệm. Mỗi sáng các vị tu sĩ phải đi đến các làng lân cận để khất thực. Sự sống còn của họ tùy thuộc vào việc họ làm trong ngày. Mỗi ngày họ đều phải bắt đầu trở lại để kiếm sống. Họ dùng những gì được cúng dường vào bát khất thực của họ với tất cả lòng biết ơn. Sống như thế giúp ta thấy mỗi ngày đều quan trọng, giúp ta thực sự sinh động, giúp ta bỏ được thói quen tự mãn, và hành động mà không bị kiềm chế bởi áp lực nào.
Nhưng điều đó khác hẳn với cái sống đói nghèo. Khi ta sống trong sự nghèo khổ, ta luôn đói khát – ta cảm thấy không đủ ăn, không đủ áo mặc, không có nhà cửa. Ngược lại, nếu bạn sống trong xa hoa, bạn cảm thấy quá thừa mứa, như một người bội thực, hoặc đôi khi vẫn cảm thấy thiếu gì đó.
Người tu thiền tránh cả hai cách sống cực đoan này, mà theo con đường trung đạo của Đức Phật. Nói về tiền bạc, cách sống trung đạo giúp chúng ta tránh khỏi cảnh đói nghèo hay quá xa hoa, phung phí. Nó giúp ta biết đủ. Nếu ta chỉ cần có đủ, ta sẽ không gạt bỏ, đè nén các nhu cầu của mình, mà cũng không trở nên quá tham lam. Chúng ta sẽ chỉ tạo ra hay mua vừa đủ tiêu dùng – không ít hơn, không nhiều hơn.
Tiền bạc là nguyên liệu cần để sửa soạn bữa ăn cuộc đời, nhưng khi nó trở thành động lực, nguồn sống của chúng ta, khi bạn chỉ chăm chăm lo tích trữ nó, thì chúng ta đã biến nó thành chủ ta, làm cho bữa ăn cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên chua chát. ‘Người đầu bếp’ giỏi phải biết thêm một thứ nguyên liệu khác, đó là trí tuệ, giúp ‘món ăn’ vừa vị, cuộc sống cân bằng.
Ở một mức độ nào đó, đôi khi thiếu thốn tiền bạc lại là điều tốt cho bạn. Vì vấn đề không phải là bạn có bao nhiêu tiền bạc. Khi không có đủ nguyên liệu, người ta vẫn có thể sửa soạn một bữa ăn ngon. Ngược lại khi có nhiều quá, người ta có khuynh hướng đổ hết tất cả mọi thứ vào với nhau. Quá nhiều nguyên liệu, món ăn của bạn sẽ thiếu một mùi vị riêng biệt.
(Theo Time và Money, NXB Harmony)
Về tiền, chúng ta mỗi người có thể làm chủ một số lượng khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều có cùng số lượng thời gian. Mỗi người đều có 24 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên đa số chúng ta đều than không có đủ thời gian để làm tất cả những việc ta cần làm.
Đúng thế, những việc ta muốn làm thì vô hạn. Vì thế nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thực hành được tất cả mọi dự định của mình, hoặc bạn quá lo lắng về những việc bạn không thể thực hiện được thì lúc nào bạn cũng sẽ thấy mình không đủ thời gian. Trong những trường hợp đó, thời gian đã làm chủ bạn.
Vì thời gian có hạn, ta cần phải biết việc gì cần làm trước, việc gì sau và dùng thời gian ta có thể hoàn tất các công việc đó trong ngày. Lúc đó ta phải làm chủ thời gian chứ không phải chạy đuổi theo thời gian.
Thời gian không hề thiếu. Tôi có thể có ít thời gian, nhưng điều đó không cấm tôi phải bỏ bữa ăn. Có thể tôi không có đủ thời gian để sửa soạn một bữa thịnh soạn, nhưng với vài cọng rau, tôi cũng có thể làm thành một nồi súp. Không sao cả. Điều quan trọng là bạn cần phải biết sử dụng những gì bạn có trong tầm tay.
Đừng chỉ vì bạn nghĩ là mình không có thời gian, để không làm gì hết. Lúc nào bạn cũng có thể làm gì đó. Và làm cái gì đó, bắt đầu cái gì đó, hay chỉ là ý hướng đến một điều gì đó cũng đã làm thời gian của ta như nhiều thêm ra. Càng hoàn tất được nhiều việc, bạn càng có thêm nhiều thời gian.
Trái lại, nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh trước bao nhiêu việc phải làm, cuối cùng bạn sẽ phí thời gian ngồi lo sợ mình không có đủ thời gian để làm gì cả. Lúc đó tâm trạng bạn luôn nhắc mãi một điệp khúc: “Tôi không có đủ thời gian! Tôi không thể làm gì cả!”
Nếu bạn cảm thấy như mất phương hướng trước quá nhiều công việc, thì giải pháp là hãy đi từng bước một. Bạn chỉ cần dừng lại và tự hỏi mình: “Tôi sẽ sử dụng thì giờ như thế nào cho hữu hiệu trong một tiếng đồng hồ sắp tới?”
Điều đó không có gì khó. Mỗi ngày trước khi bắt tay vào việc ở sở hay ở nhà, tôi thường ghi xuống việc gì cần làm ngay trong ngày, và xếp theo thứ tự quan trọng của chúng.
Nhưng tôi cũng không quá chấp chặt vào danh sách đó. Nếu có việc khác quan trọng hơn bất ngờ xảy ra thì tôi sẽ lo chu toàn việc đó trước.
Căn bản là lúc nào cũng phải sáng suốt, biết việc gì trước, việc gì sau. Làm sao thực hiện điều đó? Các thiền sinh mỗi ngày đều dành ít thì giờ cho việc thực hành tâm linh, như là ngồi thiền, là hoạt động sẽ giúp ta phát triển sự sáng suốt, trí tuệ.
Nhiều bậc thầy tâm linh không bao giờ ngủ hơn 3 tiếng mỗi ngày, và dùng tất cả thời gian còn lại để phục vụ tha nhân.
Các Ngài không phải là siêu nhân. Họ cũng chỉ là người như chúng ta. Vậy mà bằng cách nào đó lúc nào họ cũng có đủ thời giờ để chăm lo cho người khác. Làm được như thế, bạn như có tất cả thời gian bạn cần. Đúng là khi chúng ta dành thời gian cho người khác, hình như ta có nhiều thời gian hơn.
Bí quyết là mỗi lúc chỉ nên làm một công việc, như một vị thầy từng nói: “Khi con đi thì chỉ lo đi”. Đơn giản mà hiệu quả.
Như với thời gian, ta cũng thường nghĩ là ta không có đủ tiền bạc. Nhưng có bao nhiêu thì mới gọi là đủ? Thực sự ta cần có bao nhiêu tiền bạc?
Thời Đức Phật tại thế, Ngài không cho các đệ tử của Ngài tích lũy của cải vật chất. Không có tủ lạnh để chứa thực phẩm, không có ngân hàng để tiết kiệm. Mỗi sáng các vị tu sĩ phải đi đến các làng lân cận để khất thực. Sự sống còn của họ tùy thuộc vào việc họ làm trong ngày. Mỗi ngày họ đều phải bắt đầu trở lại để kiếm sống. Họ dùng những gì được cúng dường vào bát khất thực của họ với tất cả lòng biết ơn. Sống như thế giúp ta thấy mỗi ngày đều quan trọng, giúp ta thực sự sinh động, giúp ta bỏ được thói quen tự mãn, và hành động mà không bị kiềm chế bởi áp lực nào.
Nhưng điều đó khác hẳn với cái sống đói nghèo. Khi ta sống trong sự nghèo khổ, ta luôn đói khát – ta cảm thấy không đủ ăn, không đủ áo mặc, không có nhà cửa. Ngược lại, nếu bạn sống trong xa hoa, bạn cảm thấy quá thừa mứa, như một người bội thực, hoặc đôi khi vẫn cảm thấy thiếu gì đó.
Người tu thiền tránh cả hai cách sống cực đoan này, mà theo con đường trung đạo của Đức Phật. Nói về tiền bạc, cách sống trung đạo giúp chúng ta tránh khỏi cảnh đói nghèo hay quá xa hoa, phung phí. Nó giúp ta biết đủ. Nếu ta chỉ cần có đủ, ta sẽ không gạt bỏ, đè nén các nhu cầu của mình, mà cũng không trở nên quá tham lam. Chúng ta sẽ chỉ tạo ra hay mua vừa đủ tiêu dùng – không ít hơn, không nhiều hơn.
Tiền bạc là nguyên liệu cần để sửa soạn bữa ăn cuộc đời, nhưng khi nó trở thành động lực, nguồn sống của chúng ta, khi bạn chỉ chăm chăm lo tích trữ nó, thì chúng ta đã biến nó thành chủ ta, làm cho bữa ăn cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên chua chát. ‘Người đầu bếp’ giỏi phải biết thêm một thứ nguyên liệu khác, đó là trí tuệ, giúp ‘món ăn’ vừa vị, cuộc sống cân bằng.
Ở một mức độ nào đó, đôi khi thiếu thốn tiền bạc lại là điều tốt cho bạn. Vì vấn đề không phải là bạn có bao nhiêu tiền bạc. Khi không có đủ nguyên liệu, người ta vẫn có thể sửa soạn một bữa ăn ngon. Ngược lại khi có nhiều quá, người ta có khuynh hướng đổ hết tất cả mọi thứ vào với nhau. Quá nhiều nguyên liệu, món ăn của bạn sẽ thiếu một mùi vị riêng biệt.
(Theo Time và Money, NXB Harmony)
- 343 lượt