Thực dưỡng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Masahiro Isogai là một trong những chuyên gia hàng đầu về thực dưỡng ở Nhật Bản. Anh sinh năm 1976 ở tỉnh Gunma. Khi tròn 15 tuổi, anh đọc cuốn sách “Tuổi Trẻ và Trật tự vũ trụ” của George Ohsawa, và quyết định sống theo la bàn Âm Dương. Khi còn học cao đẳng, anh theo học thày Hideo Oomori, một trong những học trò đầu tiên của Ohsawa, và sau đó theo học với Eiwan Ishida, một học trò lớn của Hideo. Hiện anh là giáo viên thực dưỡng nổi tiếng, đã tư vấn cho 6.000 người và đi đầu trong phong trào phát triển lối sống thực dưỡng trong xã hội hiện đại.
 

Sau đây là cuộc trò chuyện của anh với các chuyên gia thực dưỡng trong một chuyến thăm Việt Nam.

1. Hỏi: Những sai lầm thường gặp phải trong ăn uống thường ngày của người hiện đại ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống như thế nào?

Đáp (Isogai): Thế giới hiện tại đầy rẫy những thực phẩm không tự nhiên bao gồm chất phụ gia thực phẩm, thuốc trừ sâu, phân bón v.v, nên cần ý thức lựa chọn thực phẩm. Và nguồn thông tin về sức khỏe ngày một đa dạng hơn, nên càng khó biết thông tin nào cần cho bản thân. Nếu hiểu được thuyết âm dương thì có thể biết được cái gì cần cho bản thân.
 

2. Hỏi: Để bắt đầu ăn theo phương pháp thực dưỡng, cần thay đổi từ đâu?

Đáp (Isogai): Bắt đầu thay đổi từ thức ăn chủ yếu như cơm, bánh mì v.v.. và gia vị.
 

3. Hỏi: Những sai lầm dễ gặp phải của người mới tìm hiểu về thực dưỡng?

Đáp (Isogai): Cần để ý việc ăn quá nhiều gạo lứt, ngũ cốc và ăn quá mặn.
 

4. Hỏi: Công thức ăn số mấy của thực dưỡng thì phù hợp với nhiều người, số mấy thì chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nhất định?

Đáp (Isogai): Chương trình tiết thực do tôi tổ chức áp dụng công thức số 7 trong vài ngày (có người 1-2 ngày, có người 3-4 ngày), ăn chủ yếu rau củ như một cách ăn phục hồi [ám chỉ cách ăn ra sau khi áp dụng số 7], điều mà không có trong 10 công thức. Việc ăn số mấy tùy thuộc vào mỗi người, trong quá trình áp dụng công thức ăn lâu dài, nếu trước đây không tồn đọng những thực phẩm có nguồn gốc động vật, chất phụ gia, đường thì có thể áp dụng ăn số 5 ~3 trong bữa ăn hàng ngày.

5. Hỏi: Công thức ăn số 7 của thực dưỡng có thể sử dụng hàng ngày cho toàn bộ mọi người được không? Khi nào nên sử dụng? Lợi ích? Sai lầm thường gặp? Nên sử dụng trong bao lâu thì ổn?

Đáp (Isogai): Nếu máu và tế bào đều sạch thì có thể ăn số 7 thời gian dài, tuy nhiên thời gian bao nhiêu thì tùy thuộc mỗi người. Nếu áp dụng số 7 để trị liệu hay để tăng khả năng phán đoán thì dài lắm cũng chỉ khoảng 7 ngày và thiết lập thời gian ăn phục hồi đủ dài. Những sai lầm khi áp dụng ăn số 7 phần nhiều là ăn quá dài không phù hợp với cơ thể, và không có khái niệm ăn phục hồi.
 

6. Hỏi: Có cần quan tâm tới Axit và Kiềm trong thực phẩm hay không hay chỉ cần Âm và Dương là đủ? Nếu có, thì độ pH ở thức ăn hay độ pH sau khi đi qua dạ dày (chất thải) mới là điều cần quan tâm? Độ pH là bao nhiêu thì thích hợp?

Đáp (Isogai): Axít và kiềm rất quan trọng. Nồng độ pH tùy theo từng người nên không thể nói cụ thể được. Tuy nhiên cơ thể người bị ung thư hay tiểu đường có tính axit nên cần ăn thức ăn tính kiềm. Bệnh có được trị hết hay không phụ thuộc vào việc kết hợp rất nhiều yếu tố: âm dương, axit kiềm, chất lượng thực phẩm (trồng tự nhiên, lên men tự nhiên ...), vận động, hô hấp, tâm an bình, môi trường sống, tiết thực hay tiết muối định kỳ v.v... , nên không thể giải thích chỉ dựa vào âm dương và axit kiềm.
 

7. HỎI: Vấn đề B12 với người ăn chay trường thực dưỡng thì nên bổ xung như thế nào?

ĐÁP (Isogai): Có dữ liệu về người ăn chay trường vẫn không thiếu Vitamin B12. Những người đấy có đặc điểm là ăn nhiều tảo, thực phẩm lên men tự nhiên (Miso, nước tương, đồ chua v.v.), chanh, các loại củ rễ như ngưu bàng. Điều tiết môi trường trong ruột, tăng khả năng sản sinh thành phần Vitamin trong ruột và kết quả là không làm thiếu Vitamin B12. Ngoài ra tránh tình trạng thiếu vận động, thường xuyên vận động cũng làm tăng khả năng sản sinh thành phần Vitamin.
 

8. HỎI: Làm sao để ăn thực dưỡng không bị gầy gò?

ĐÁP (Isogai): Ăn thực dưỡng bị gày quá có thể do cơ quan tiêu hóa để tiêu hóa gạo lứt bị giảm chức năng, thức ăn có tính dương quá, cơ thể bị chèn ép quá. Để không quá gày cần lựa chọn thức ăn phù hợp với cơ quan tiêu hóa của bản thân, không có tính dương quá và duy trì cơ thể trạng thái Trung Dung.

Thay vì bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm đặc biệt, lựa chọn thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa bản thân, cách ăn tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, thực hiện triệt để vận động và hô hấp sẽ giải quyết được vấn đề.

9. HỎI: Nếu đã ăn chót ăn theo công thức số 7 quá dài và bị gầy yếu thì nên ăn chế độ phục hồi như thế nào là tốt nhất?

ĐÁP (Isogai): Không thể nói có quy luật chung, tuy nhiên người ăn số 7 thời gian dài bị gầy ốm đa phần do bị teo dương tính. Khi đó cần bỏ ăn gạo lứt, chuyển sang ăn gạo xát dối, bún, mì từ gạo xát dối. Ăn thêm khoai tây, đậu hũ (đậu phụ), ngũ cốc như thực phẩm phụ để tăng âm tính. Giảm mặn cũng có hiệu quả.
 

(Nguồn: http://thucduong.vn)