Tin Nhân Quả, Tạo Phước Đức, Sống Chân Thường
31/10/2024 - 13:22
Lượt xem: 112 lượt
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc.
Đạo Phật chính là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
Tin nhân quả
Hạnh phúc không do may rủi, ngẫu nhiên. Người nào nói hạnh phúc tôi đang có là do may rủi ngẫu nhiên thì đó là người theo chủ nghĩa hư vô, đoạn kiến. Đoạn kiến vì cho là có quả mà không có nhân. Còn cho là ông Trời ưu đãi tôi, ban cho tôi nhiều hạnh phúc thì đó là chủ nghĩa hằng hữu, thường kiến. Số tôi may mà.
Thường kiến vì cho mọi sự đã được xếp đặt rồi, không do nhân quả nào cả. Kết quả hạnh phúc đang có phải có do những nguyên nhân của hạnh phúc mà tôi đã tạo được. Hành động làm ra, tạo ra chính là nhân, và nhân phải sinh ra quả. Hành động tốt thì ra quả tốt, hành động xấu thì ra quả xấu.
Tin nhân quả và hành động theo luật nhân quả là tự điều khiển đời mình. Muốn quả nào thì gieo nhân đó. Muốn có quả nào thì làm nhân đó. Muốn người khác tin mình mà hay nói dối thì quả đó không thể có được. Muốn không ai làm hại mình mà hay làm hại người khác thì chuyện đó không thể có được, Sự lựa chọn nhân tốt hay nhân xấu tạo nên “số phận” của chúng ta.
Khi lựa chọn nhân quả là chúng ta đã tự do, nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi những nhân quả xấu, những tai họa tương lai cho chúng ta. Từ đây chúng ta tự do, không còn “bị”, “chịu”, “phải”… Với luật nhân quả, từ đây chúng ta chỉ có lời, không bị lỗ, trong cuộc đời nhiều rối rắm này.
Tin nhân quả là tin yêu đời sống, vì sẽ không có quả xấu nào xảy đến với ta nếu chúng ta không có nhân xấu ấy. Tin yêu đời sống vì sự công bằng của đời sống chính là luật nhân quả, chẳng ai có thể ăn gian ai, chẳng ai có thể gian lận được với luật nhân quả.
Tin nhân quả thì không có hối hận, đổ thừa, trách móc. Ý nghĩa của cuộc đời là dám nhận trách nhiệm với cuộc đời mình. Từ đó mới có tiến bộ, đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.
Với luật nhân quả, chúng ta có thể điều khiển, chọn lựa cuộc đời mình một cách tự do. Đó là hạnh phúc.
Tạo phước đức
Tạo phước đức là làm một cái gì đó lợi ích cho người khác. Theo đúng luật nhân quả, làm lợi ích cho người khác là một nhân, thì nhân đó sẽ thành quả, tức là mình cũng sẽ được lại một lợi ích nào đó.
Mỗi ngày tạo phước đức, làm cho người khác và môi trường chung quanh một chút gì đó đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Buổi sáng quét ngoài hàng rào, xếp gọn một cục đá có thể làm té người đi đường. Lượm một giấy rác bỏ vào thùng rác công cộng. Săn sóc một chậu hoa trong vườn cho người khác vui thích khi đến nhà…
Nhưng làm lợi ích cho người khác và môi trường chung quanh không chỉ vì lợi ích để dành về sau cho mình. Bên dưới hành động đó còn có động cơ là lòng từ bi. Người ta làm phước đức do lòng từ bi. Khi có lòng từ bi hiện diện thì khi ấy có hạnh phúc.
Không chờ đợi kết quả ắt phải đến, ngay khi làm lợi ích cho người khác chúng ta liền có niềm vui, hạnh phúc vì lúc đó chúng ta có từ bi. Tạo phước đức là sự thể hiện của lòng từ bi thành hành động.
Nếu làm lợi ích cho đời với một tâm thức có trí huệ, nghĩa là không tham, không sân, không si, không bám chấp, thì càng làm lợi ích chúng ta càng giải thoát, càng tự do. Lúc ấy phước đức được gọi là công đức vì gắn với trí tuệ và lòng từ bi.
Làm việc phước đức có thể gắn liền với thực hành trí huệ. Kinh Kim Cương nói: “Bố thí (phước đức) mà không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (trí tuệ)”. Khi tâm không trụ vào các tướng, tâm ấy bao la, do đó phước đức cũng trở nên bao la. Kinh nói tiếp: “Nếu Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí thì phước đức ấy không thể tính lường”.
Phước đức được gắn liền với trí tuệ thì đây là con đường Bồ-tát, Bồ-tát hạnh. Nơi Bồ-tát hạnh, trí tuệ và từ bi hợp nhất.
Sống chân thường
Phước đức nào được hưởng thì cũng có ngày hết. Quả tốt bao nhiêu cũng theo luật vô thường có sanh thì có diệt rồi cũng không còn. Ý thức được điều đó, chúng ta nhắm đến một hạnh phúc cao hơn, bền vững hơn, thường trực hơn. Hạnh phúc ấy nói theo kinh điển Pali là “hạnh phúc tối thượng”, “vĩnh cửu”, “bất hoại”, “bất diệt”, “không tùy thuộc thế gian”…
Tất cả mọi con đường, mọi pháp môn, hay tông phái trong Đạo Phật đều để đưa đến Quả này. Tất cả đều nói rằng Quả hạnh phúc tối thượng này đều sẵn có thân tâm mỗi người. Thực hành là khám phá ra điều đó. Cho nên hạnh phúc này là bình đẳng tuyệt đối. Không phải tranh giành nhau, không phải hơn kém nhau, không phải nơi đây mới có nơi kia không có, chỗ này ít hơn chỗ kia nhiều hơn. Không tùy theo thế gian là như vậy.
Dầu sống một trăm năm
Không thấy cái Bất diệt
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được cái Bất tử
Dầu sống một trăm năm
Không thấy pháp tối thượng
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được pháp tối thượng
(Kinh Pháp Cú)
Kinh điển Sanskrit gọi “pháp tối thượng”, “cái bất tử” này là “pháp tánh” hay “thật tướng của tất cả các pháp”. Đã gọi là thật tướng của tất cả các pháp mà các pháp thì chỗ nào cũng có, cho nên nơi bất cứ pháp nào cũng có thể gặp và sống cái thật tướng này.
Nhờ cái thật tướng của tất cả các pháp này, đời sống mới tìm thấy ý nghĩa đích thật của nó. Nếu không có ý nghĩa đó, mà kinh điển gọi là Đệ nhất nghĩa đế, đời sống chỉ là vô thường, sanh trụ dị diệt, khổ đau và trôi về hướng hư vô.
Cho nên phải nói rằng đạo Phật cứu đời sống, gồm ta, người và thế giới, ra khỏi hoại diệt hư vô bằng pháp tối thượng, bằng thật tướng và thật nghĩa của tất cả các pháp.
Sống được cái pháp tối thượng, cái thật tướng của tất cả các pháp này gọi là sống chân thường. Đời sống chân thường này ở khắp tất cả.
Ở trên là ba con đường đi đến hạnh phúc. Ba con đường đó không riêng rẽ mà thật ra không lìa nhau, có thể hợp nhất thành một con đường lớn tiến đến mục đích tối hậu của đời người. Chúng ta có thể cùng một lúc đi cả ba con đường, vì cả ba cùng là một, trong cái này có cái kia.
Cụ thể là người ta có thể vừa sống chân thường, vừa làm theo luật nhân quả, và vừa làm lợi ích cho những người khác.
Nguyễn Thế Đăng
(Theo Văn Hóa Phật Giáo)
Đạo Phật chính là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
Tin nhân quả
Hạnh phúc không do may rủi, ngẫu nhiên. Người nào nói hạnh phúc tôi đang có là do may rủi ngẫu nhiên thì đó là người theo chủ nghĩa hư vô, đoạn kiến. Đoạn kiến vì cho là có quả mà không có nhân. Còn cho là ông Trời ưu đãi tôi, ban cho tôi nhiều hạnh phúc thì đó là chủ nghĩa hằng hữu, thường kiến. Số tôi may mà.
Thường kiến vì cho mọi sự đã được xếp đặt rồi, không do nhân quả nào cả. Kết quả hạnh phúc đang có phải có do những nguyên nhân của hạnh phúc mà tôi đã tạo được. Hành động làm ra, tạo ra chính là nhân, và nhân phải sinh ra quả. Hành động tốt thì ra quả tốt, hành động xấu thì ra quả xấu.
Tin nhân quả và hành động theo luật nhân quả là tự điều khiển đời mình. Muốn quả nào thì gieo nhân đó. Muốn có quả nào thì làm nhân đó. Muốn người khác tin mình mà hay nói dối thì quả đó không thể có được. Muốn không ai làm hại mình mà hay làm hại người khác thì chuyện đó không thể có được, Sự lựa chọn nhân tốt hay nhân xấu tạo nên “số phận” của chúng ta.
Khi lựa chọn nhân quả là chúng ta đã tự do, nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi những nhân quả xấu, những tai họa tương lai cho chúng ta. Từ đây chúng ta tự do, không còn “bị”, “chịu”, “phải”… Với luật nhân quả, từ đây chúng ta chỉ có lời, không bị lỗ, trong cuộc đời nhiều rối rắm này.
Tin nhân quả là tin yêu đời sống, vì sẽ không có quả xấu nào xảy đến với ta nếu chúng ta không có nhân xấu ấy. Tin yêu đời sống vì sự công bằng của đời sống chính là luật nhân quả, chẳng ai có thể ăn gian ai, chẳng ai có thể gian lận được với luật nhân quả.
Tin nhân quả thì không có hối hận, đổ thừa, trách móc. Ý nghĩa của cuộc đời là dám nhận trách nhiệm với cuộc đời mình. Từ đó mới có tiến bộ, đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.
Với luật nhân quả, chúng ta có thể điều khiển, chọn lựa cuộc đời mình một cách tự do. Đó là hạnh phúc.
Tạo phước đức
Tạo phước đức là làm một cái gì đó lợi ích cho người khác. Theo đúng luật nhân quả, làm lợi ích cho người khác là một nhân, thì nhân đó sẽ thành quả, tức là mình cũng sẽ được lại một lợi ích nào đó.
Mỗi ngày tạo phước đức, làm cho người khác và môi trường chung quanh một chút gì đó đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Buổi sáng quét ngoài hàng rào, xếp gọn một cục đá có thể làm té người đi đường. Lượm một giấy rác bỏ vào thùng rác công cộng. Săn sóc một chậu hoa trong vườn cho người khác vui thích khi đến nhà…
Nhưng làm lợi ích cho người khác và môi trường chung quanh không chỉ vì lợi ích để dành về sau cho mình. Bên dưới hành động đó còn có động cơ là lòng từ bi. Người ta làm phước đức do lòng từ bi. Khi có lòng từ bi hiện diện thì khi ấy có hạnh phúc.
Không chờ đợi kết quả ắt phải đến, ngay khi làm lợi ích cho người khác chúng ta liền có niềm vui, hạnh phúc vì lúc đó chúng ta có từ bi. Tạo phước đức là sự thể hiện của lòng từ bi thành hành động.
Nếu làm lợi ích cho đời với một tâm thức có trí huệ, nghĩa là không tham, không sân, không si, không bám chấp, thì càng làm lợi ích chúng ta càng giải thoát, càng tự do. Lúc ấy phước đức được gọi là công đức vì gắn với trí tuệ và lòng từ bi.
Làm việc phước đức có thể gắn liền với thực hành trí huệ. Kinh Kim Cương nói: “Bố thí (phước đức) mà không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (trí tuệ)”. Khi tâm không trụ vào các tướng, tâm ấy bao la, do đó phước đức cũng trở nên bao la. Kinh nói tiếp: “Nếu Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí thì phước đức ấy không thể tính lường”.
Phước đức được gắn liền với trí tuệ thì đây là con đường Bồ-tát, Bồ-tát hạnh. Nơi Bồ-tát hạnh, trí tuệ và từ bi hợp nhất.
Sống chân thường
Phước đức nào được hưởng thì cũng có ngày hết. Quả tốt bao nhiêu cũng theo luật vô thường có sanh thì có diệt rồi cũng không còn. Ý thức được điều đó, chúng ta nhắm đến một hạnh phúc cao hơn, bền vững hơn, thường trực hơn. Hạnh phúc ấy nói theo kinh điển Pali là “hạnh phúc tối thượng”, “vĩnh cửu”, “bất hoại”, “bất diệt”, “không tùy thuộc thế gian”…
Tất cả mọi con đường, mọi pháp môn, hay tông phái trong Đạo Phật đều để đưa đến Quả này. Tất cả đều nói rằng Quả hạnh phúc tối thượng này đều sẵn có thân tâm mỗi người. Thực hành là khám phá ra điều đó. Cho nên hạnh phúc này là bình đẳng tuyệt đối. Không phải tranh giành nhau, không phải hơn kém nhau, không phải nơi đây mới có nơi kia không có, chỗ này ít hơn chỗ kia nhiều hơn. Không tùy theo thế gian là như vậy.
Dầu sống một trăm năm
Không thấy cái Bất diệt
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được cái Bất tử
Dầu sống một trăm năm
Không thấy pháp tối thượng
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được pháp tối thượng
(Kinh Pháp Cú)
Kinh điển Sanskrit gọi “pháp tối thượng”, “cái bất tử” này là “pháp tánh” hay “thật tướng của tất cả các pháp”. Đã gọi là thật tướng của tất cả các pháp mà các pháp thì chỗ nào cũng có, cho nên nơi bất cứ pháp nào cũng có thể gặp và sống cái thật tướng này.
Nhờ cái thật tướng của tất cả các pháp này, đời sống mới tìm thấy ý nghĩa đích thật của nó. Nếu không có ý nghĩa đó, mà kinh điển gọi là Đệ nhất nghĩa đế, đời sống chỉ là vô thường, sanh trụ dị diệt, khổ đau và trôi về hướng hư vô.
Cho nên phải nói rằng đạo Phật cứu đời sống, gồm ta, người và thế giới, ra khỏi hoại diệt hư vô bằng pháp tối thượng, bằng thật tướng và thật nghĩa của tất cả các pháp.
Sống được cái pháp tối thượng, cái thật tướng của tất cả các pháp này gọi là sống chân thường. Đời sống chân thường này ở khắp tất cả.
Ở trên là ba con đường đi đến hạnh phúc. Ba con đường đó không riêng rẽ mà thật ra không lìa nhau, có thể hợp nhất thành một con đường lớn tiến đến mục đích tối hậu của đời người. Chúng ta có thể cùng một lúc đi cả ba con đường, vì cả ba cùng là một, trong cái này có cái kia.
Cụ thể là người ta có thể vừa sống chân thường, vừa làm theo luật nhân quả, và vừa làm lợi ích cho những người khác.
Nguyễn Thế Đăng
(Theo Văn Hóa Phật Giáo)
- 112 lượt