‘Tôi là ai mà yêu quá đời này’
05/04/2024 - 16:59
Lượt xem: 27 lượt
Khi cánh cửa của hiểu biết, của cảm thông được mở ra , ngay giây phút đó ta thấy rằng “tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này”.
Có những lúc ta giận hờn, ta không làm chủ được cơn giận, ta đã nói những lời làm tổn thương người kia, ta đã có những hành động làm tổn thương người kia rồi ta vì chuyện đó mà cứ buồn, ray rứt trong lương tâm.
Khi đó ta nói với chính ta rằng ước gì ta đừng có nói lời đó phải vậy không, ước gì ta đừng làm việc đó nhưng ta đã nói rồi, ta đã làm rồi.
Và ta lại hứa với chính mình lần tới nếu như có những chuyện tương tự xảy ra ta sẽ không lập lại những hành động như vậy nữa, những lời nói như vậy nữa. Và rồi lần tới đó mọi việc lại lặp lại... ta vẫn không làm chủ được cảm xúc mình.
Nhờ có những trải nghiệm như vậy nên ta cũng bắt đầu nhận ra người kia nói những lời chanh chua, đanh đá không dễ thương với ta là bởi vì họ cũng không làm chủ được cảm xúc. Người kia cũng muốn dừng lại những cảm xúc mạnh đó nhưng nội lực của người ấy vẫn còn yếu, và chắc chắn người ấy cũng khổ tâm với những cảm xúc chưa được thuần phục của chính mình lắm.
Và nhờ ta cũng có những trải nghiệm tương tự nên ta có sự cảm thông, nên ta có thể thấu hiểu và thương được thay vì ghét và kì thị.
Người ấy không muốn làm ta buồn đâu, không muốn làm ta khổ đâu chỉ là vì người ấy không có đủ nội lực để dừng lại cảm xúc mạnh đó.
Và do thấu hiểu được điều này nên ta sẽ không buồn, giận hay trách cứ người ấy nhiều nữa. Và nếu như người ấy là chồng, là vợ của ta thì ta phải thực tập như thế nào?
Ta chỉ cần nói với người ấy bằng những lời thấu hiểu, cảm thông và thương yêu như “Em biết là anh không muốn nói những lời nói đó với em, nhưng bởi vì anh không làm chủ được cảm xúc của anh, anh đã để cảm xúc của mình điều khiển. Và em biết cảm xúc của anh cũng chỉ là một phần rất nhỏ của con người anh thôi. Đó không phải con người thật của anh. Em sẽ đồng hành cùng anh, hai vợ chồng mình cùng nhau tu tập để chuyển hóa, để bình an hơn anh nhé!”
Nếu ta nói được như vậy thì ngay lập tức tình hình sẽ thay đổi, không khí gia đình ta lập tức thay đổi ngay. sự bình an hạnh phúc gia đình sẽ biểu hiện kết quả liền.
Khi ta có sự đồng cảm, thấu hiểu thì sẽ không có ai mà chai cứng đến nỗi nghe những lời này của ta mà không làm mềm lòng cả. Bởi vì sự đồng cảm rất quan trọng. Những mâu thuẫn trong gia đình đầu tiên đến từ sự phán xét của một trong hai người. Nếu ta không trách móc thì không có mâu thuẫn nữa.
Muốn không trách móc thì ta phải tập nhận trách nhiệm về mình, ta muốn đồng hành cùng người kia, hóa giải những nỗi đau của người kia. Giây phút ta nhận trách nhiệm về mình thì cánh cửa của sự hiểu biết và cảm thông bắt đầu được mở ra. Và ngay giây phút đó, chúng ta sẽ cảm nhận được câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này”.
Khi nhận ra được điều này, ta sẽ thấy cuộc đời này đáng yêu và đáng sống biết bao đồng thời ngộ ra rằng ai cũng muốn được những người xung quanh thương yêu, ai cũng cần tình thương và sự thấu hiểu.
(Pháp Nhật)
Có những lúc ta giận hờn, ta không làm chủ được cơn giận, ta đã nói những lời làm tổn thương người kia, ta đã có những hành động làm tổn thương người kia rồi ta vì chuyện đó mà cứ buồn, ray rứt trong lương tâm.
Khi đó ta nói với chính ta rằng ước gì ta đừng có nói lời đó phải vậy không, ước gì ta đừng làm việc đó nhưng ta đã nói rồi, ta đã làm rồi.
Và ta lại hứa với chính mình lần tới nếu như có những chuyện tương tự xảy ra ta sẽ không lập lại những hành động như vậy nữa, những lời nói như vậy nữa. Và rồi lần tới đó mọi việc lại lặp lại... ta vẫn không làm chủ được cảm xúc mình.
Nhờ có những trải nghiệm như vậy nên ta cũng bắt đầu nhận ra người kia nói những lời chanh chua, đanh đá không dễ thương với ta là bởi vì họ cũng không làm chủ được cảm xúc. Người kia cũng muốn dừng lại những cảm xúc mạnh đó nhưng nội lực của người ấy vẫn còn yếu, và chắc chắn người ấy cũng khổ tâm với những cảm xúc chưa được thuần phục của chính mình lắm.
Và nhờ ta cũng có những trải nghiệm tương tự nên ta có sự cảm thông, nên ta có thể thấu hiểu và thương được thay vì ghét và kì thị.
Người ấy không muốn làm ta buồn đâu, không muốn làm ta khổ đâu chỉ là vì người ấy không có đủ nội lực để dừng lại cảm xúc mạnh đó.
Và do thấu hiểu được điều này nên ta sẽ không buồn, giận hay trách cứ người ấy nhiều nữa. Và nếu như người ấy là chồng, là vợ của ta thì ta phải thực tập như thế nào?
Ta chỉ cần nói với người ấy bằng những lời thấu hiểu, cảm thông và thương yêu như “Em biết là anh không muốn nói những lời nói đó với em, nhưng bởi vì anh không làm chủ được cảm xúc của anh, anh đã để cảm xúc của mình điều khiển. Và em biết cảm xúc của anh cũng chỉ là một phần rất nhỏ của con người anh thôi. Đó không phải con người thật của anh. Em sẽ đồng hành cùng anh, hai vợ chồng mình cùng nhau tu tập để chuyển hóa, để bình an hơn anh nhé!”
Nếu ta nói được như vậy thì ngay lập tức tình hình sẽ thay đổi, không khí gia đình ta lập tức thay đổi ngay. sự bình an hạnh phúc gia đình sẽ biểu hiện kết quả liền.
Khi ta có sự đồng cảm, thấu hiểu thì sẽ không có ai mà chai cứng đến nỗi nghe những lời này của ta mà không làm mềm lòng cả. Bởi vì sự đồng cảm rất quan trọng. Những mâu thuẫn trong gia đình đầu tiên đến từ sự phán xét của một trong hai người. Nếu ta không trách móc thì không có mâu thuẫn nữa.
Muốn không trách móc thì ta phải tập nhận trách nhiệm về mình, ta muốn đồng hành cùng người kia, hóa giải những nỗi đau của người kia. Giây phút ta nhận trách nhiệm về mình thì cánh cửa của sự hiểu biết và cảm thông bắt đầu được mở ra. Và ngay giây phút đó, chúng ta sẽ cảm nhận được câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này”.
Khi nhận ra được điều này, ta sẽ thấy cuộc đời này đáng yêu và đáng sống biết bao đồng thời ngộ ra rằng ai cũng muốn được những người xung quanh thương yêu, ai cũng cần tình thương và sự thấu hiểu.
(Pháp Nhật)
- 27 lượt