NGHĨ VỀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC
02/02/2020 - 07:00
Lượt xem: 2008 lượt
Hãy hân hưởng hạnh phúc ngay lúc này.
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi - cảm giác ngon miệng khi ăn một miếng bánh, thứ hạnh phúc gắn liền với sự thỏa mãn các giác quan, hay như vượt qua một kỳ thi, hoàn thành một chặng đua, diễn thuyết thành công… Sự hạnh phúc ấy có thật nhưng không bền vững. Đó là loại hạnh phúc bề ngoài, có thể đến rồi lại nhanh chóng tan biến.
Chúng ta cần thấu hiểu tâm - động cơ, nhu cầu và những mong muốn của mình. Chẳng hạn, chúng ta có thể suy ngẫm xem liệu mình có đang tiêu dùng quá nhiều hay không? Tại sao chúng ta liên tục thèm muốn và tìm mua những món đồ mới mà thực sự mình không cần tới? Đó là những thú vui giả tạm, chắp vá khiến tâm ta luôn lăng xăng bận rộn. Dĩ nhiên, tạm thời chúng ta có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn đôi chút từ việc hưởng thụ tiện nghi, nhưng vấn đề là nếu cứ cố gắng tìm kiếm sự thoải mái thông qua “các đối tượng bên ngoài” như thế, chúng ta rất dễ có xu hướng cần nhiều hơn nữa để duy trì cảm giác dễ chịu ấy. Tủ quần áo của chúng ta đầy những thứ mà có khi mình chẳng bao giờ mặc tới, chúng ta bỏ phí đồ ăn thừa. Đôi khi có cảm giác như thể chúng ta đã thay thế “tình cảm” bằng “vật chất” từ bao giờ.
Thực ra, không có gì sai trái khi chúng ta muốn có những đồ vật đẹp đẽ, ăn mặc hấp dẫn, bảnh bao. Nhưng khi quá quyến luyến những vật sở hữu ấy hoặc coi chúng là những thứ tạo nên giá trị bản thân, chúng ta có nguy cơ nuôi dưỡng sự bất mãn chứ không phải hạnh phúc đích thực. Chúng ta bị mắc kẹt trong vòng xoáy phải ra sức tích trữ nhiều hơn trong khi chúng ta thậm chí có thể sống hạnh phúc hơn khi có ít đi.
Chắc bạn cũng đã nghe tới điều này nhiều lần, trước lúc lâm chung, chẳng mấy ai quan tâm nhiều tới tài sản của mình. Do vậy, mỗi khi ngẫm lại xem mình đã sống ra sao và muốn ưu tiên điều gì trong quỹ thời gian quý báu của đời người, hãy cân nhắc mức độ “đam mê” của bạn đối với tiêu dùng và tự hỏi liệu nó có đem lại cho bạn niềm hạnh phúc như các mối quan hệ yêu thương trong cuộc sống hoặc cảm giác mãn nguyện khi hoàn thành công việc hay không.
Hạnh phúc đích thực sâu sắc, bền lâu và luôn hiện hữu, chỉ có điều chúng ta chưa nhận ra. Chúng ta rất dễ xem hạnh phúc này như điều gì đó có thể trải nghiệm trong tương lai còn ngay lúc này thì chưa sẵn sàng đón nhận nó. Đừng nghĩ rằng bạn phải phấn đấu rất nhiều để kiếm tìm thứ hạnh phúc ấy; bạn có thể nếm hương vị của nó ngay bây giờ. Rất nhiều người lầm tưởng rằng cuộc sống hẳn phải là một cuộc hành trình đầy gian nan và bạn sẽ đạt được hạnh phúc khi tới đích. Tại sao chúng ta lại không hân hưởng từng phút giây của cuộc hành trình, tại sao lại không an lạc trong từng bước chân? Đây là cơ hội để bạn được hạnh phúc, ngay phút giây này, trong từng khoảnh khắc cuộc đời. Hạnh phúc là sự lựa chọn.
(Theo ‘Hạnh phúc tại tâm’ – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi - cảm giác ngon miệng khi ăn một miếng bánh, thứ hạnh phúc gắn liền với sự thỏa mãn các giác quan, hay như vượt qua một kỳ thi, hoàn thành một chặng đua, diễn thuyết thành công… Sự hạnh phúc ấy có thật nhưng không bền vững. Đó là loại hạnh phúc bề ngoài, có thể đến rồi lại nhanh chóng tan biến.
Chúng ta cần thấu hiểu tâm - động cơ, nhu cầu và những mong muốn của mình. Chẳng hạn, chúng ta có thể suy ngẫm xem liệu mình có đang tiêu dùng quá nhiều hay không? Tại sao chúng ta liên tục thèm muốn và tìm mua những món đồ mới mà thực sự mình không cần tới? Đó là những thú vui giả tạm, chắp vá khiến tâm ta luôn lăng xăng bận rộn. Dĩ nhiên, tạm thời chúng ta có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn đôi chút từ việc hưởng thụ tiện nghi, nhưng vấn đề là nếu cứ cố gắng tìm kiếm sự thoải mái thông qua “các đối tượng bên ngoài” như thế, chúng ta rất dễ có xu hướng cần nhiều hơn nữa để duy trì cảm giác dễ chịu ấy. Tủ quần áo của chúng ta đầy những thứ mà có khi mình chẳng bao giờ mặc tới, chúng ta bỏ phí đồ ăn thừa. Đôi khi có cảm giác như thể chúng ta đã thay thế “tình cảm” bằng “vật chất” từ bao giờ.
Thực ra, không có gì sai trái khi chúng ta muốn có những đồ vật đẹp đẽ, ăn mặc hấp dẫn, bảnh bao. Nhưng khi quá quyến luyến những vật sở hữu ấy hoặc coi chúng là những thứ tạo nên giá trị bản thân, chúng ta có nguy cơ nuôi dưỡng sự bất mãn chứ không phải hạnh phúc đích thực. Chúng ta bị mắc kẹt trong vòng xoáy phải ra sức tích trữ nhiều hơn trong khi chúng ta thậm chí có thể sống hạnh phúc hơn khi có ít đi.
Chắc bạn cũng đã nghe tới điều này nhiều lần, trước lúc lâm chung, chẳng mấy ai quan tâm nhiều tới tài sản của mình. Do vậy, mỗi khi ngẫm lại xem mình đã sống ra sao và muốn ưu tiên điều gì trong quỹ thời gian quý báu của đời người, hãy cân nhắc mức độ “đam mê” của bạn đối với tiêu dùng và tự hỏi liệu nó có đem lại cho bạn niềm hạnh phúc như các mối quan hệ yêu thương trong cuộc sống hoặc cảm giác mãn nguyện khi hoàn thành công việc hay không.
Hạnh phúc đích thực sâu sắc, bền lâu và luôn hiện hữu, chỉ có điều chúng ta chưa nhận ra. Chúng ta rất dễ xem hạnh phúc này như điều gì đó có thể trải nghiệm trong tương lai còn ngay lúc này thì chưa sẵn sàng đón nhận nó. Đừng nghĩ rằng bạn phải phấn đấu rất nhiều để kiếm tìm thứ hạnh phúc ấy; bạn có thể nếm hương vị của nó ngay bây giờ. Rất nhiều người lầm tưởng rằng cuộc sống hẳn phải là một cuộc hành trình đầy gian nan và bạn sẽ đạt được hạnh phúc khi tới đích. Tại sao chúng ta lại không hân hưởng từng phút giây của cuộc hành trình, tại sao lại không an lạc trong từng bước chân? Đây là cơ hội để bạn được hạnh phúc, ngay phút giây này, trong từng khoảnh khắc cuộc đời. Hạnh phúc là sự lựa chọn.
(Theo ‘Hạnh phúc tại tâm’ – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 2008 lượt