Sau cơn mưa trời lại sáng
03/04/2020 - 14:02
Lượt xem: 1817 lượt
Mọi thứ đều đổi thay trong cuộc sống, nếu một ngày bạn thấy đau đớn, thất vọng thì điều đó cũng chẳng kéo dài bởi những cảm nhận, suy nghĩ rồi cũng thay đổi.
Phần lớn hạnh phúc của chúng ta bắt nguồn từ những mối quan hệ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui và sự khích lệ. Nhưng cuộc sống vốn đầy những thăng trầm và các mối quan hệ của ta cũng vậy. Hôm nay ta có thể đầy ắp niềm vui nhưng chỉ hôm sau đã có hiểu lầm xảy ra và chúng ta thấy mình như gục ngã.
Ai cũng muốn bạn bè và người thân nhìn nhận tốt về mình. Khi thấy mình không được mọi người ưa thích, chúng ta thường thu mình lại và lo buồn đến phát ốm hoặc chọn cách công kích và thốt ra những lời xúc phạm nặng nề.
Trên thực tế, trước nguy cơ một mối quan hệ bị đổ bể, điều quan trọng là bạn phải thiết lập lại sự cân bằng. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều đó bằng cách khinh ghét bản thân hay cố gắng ép người kia trở lại. Khi bị tổn thương vì hành xử tiêu cực của người khác, bạn chẳng thể chữa lành vết thương bằng cách gây hấn với họ và cũng không nên mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ này.
Bạn cần biết hiểu lầm là do sự khác biệt trong cách nhìn nhận và quan niệm của mỗi người. Nếu ai đó nhận xét gì về bạn thì hãy yên tâm rằng đánh giá này không phải là sự thật vĩnh viễn về tính cách bạn. Mọi thứ đều thay đổi theo từng phút giây cuộc sống. Nếu một ngày bạn thấy đau đớn và thất vọng thì điều đó cũng chẳng tồn tại mãi bởi những cảm nhận, suy nghĩ của bạn rồi cũng sẽ thay đổi mà thôi.
Bạn có thể rút ra bài học từ những trải nghiệm đau buồn mà không cần chìm đắm trong cảm giác tội lỗi hay dày vò bản thân. Có nhiều cách giúp tâm cân bằng trở lại. Chúng ta có thể điều tâm qua thực hành thiền và các liệu pháp bổ trợ như mát xa, bấm huyệt hay tập luyện yoga cũng có tác dụng tích cực đến tâm bạn. Cá nhân tôi có một liệu pháp rất hữu hiệu là dành thời gian đi bộ. Việc gần gũi, hòa nhập tâm với vẻ đẹp thiên nhiên sẽ giúp bạn tỉnh thức, thư giãn.
Nếu một mối quan hệ tan vỡ vì vết thương lòng giữa hai người quá lớn, bạn cũng không cần gắng sức đè nén nỗi buồn - hãy để cảm xúc đó trôi đi thay vì bám giữ, chấp chặt buồn đau. Cuộc sống rốt cuộc sẽ bình thường trở lại. Tất nhiên sẽ có những lúc mây đen kéo đến che phủ hạnh phúc và sự bình an, nhưng nếu để giông tố tự tan thì tự khắc bạn sẽ trở lại với dòng chảy bình yên của cuộc sống. Chúng ta có thể cần chút thời gian để tiếc nhớ buồn thương và hiểu ra cảm xúc, sự mất mát của mình, nhưng không nên sống mãi với tiếc nuối, với câu hỏi luẩn quẩn: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ..?”
Điểm tích cực khi phải đối mặt với nỗi đau mất đi một mối quan hệ hay điều gì đó quan trọng nằm ở chỗ đó là cơ hội để ta biết tri ân những gì mình đang có. Chúng ta sẽ kết nối với những người yêu thương và ủng hộ mình, nói lời cảm ơn vì họ đã là một phần của cuộc đời ta. Chẳng hạn, ta có thể nghĩ tới cha mẹ mình: dù ta đã trưởng thành và sống xa cha mẹ sau bao năm, dù ta thường không muốn nghe lời hay cãi lại cha mẹ, nhưng lúc này, hãy lùi lại để suy ngẫm về những cố gắng, nỗ lực hết sức mà cha mẹ từng dành cho mình. Dù cha mẹ có thể chưa hoàn hảo như ta mong đợi, ta vẫn cần biết ơn cha mẹ rất nhiều vì đã cho ta cuộc sống này.
Trong Đạo Phật, chúng ta luôn nghĩ tới mọi chúng sinh như mẹ của mình bởi thực sự họ từng là cha mẹ chúng ta trong nhiều đời trước. Mỗi khi gặp chuyện đau buồn, ta thường nghĩ tới mẹ và muốn tới gặp mẹ, hoặc hướng về mẹ trong tâm tưởng tìm suối nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc. Khi đó, chỉ một biểu hiện nhỏ nhất của tình yêu thương cũng giống như tia nắng mặt trời sưởi ấm chúng ta; đôi khi có thể khiến ta cảm thấy mủi lòng, buồn thương, nhưng đồng thời cảm giác được yêu thương sẽ bao bọc ta với những tia sáng của hạnh phúc.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Phần lớn hạnh phúc của chúng ta bắt nguồn từ những mối quan hệ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui và sự khích lệ. Nhưng cuộc sống vốn đầy những thăng trầm và các mối quan hệ của ta cũng vậy. Hôm nay ta có thể đầy ắp niềm vui nhưng chỉ hôm sau đã có hiểu lầm xảy ra và chúng ta thấy mình như gục ngã.
Ai cũng muốn bạn bè và người thân nhìn nhận tốt về mình. Khi thấy mình không được mọi người ưa thích, chúng ta thường thu mình lại và lo buồn đến phát ốm hoặc chọn cách công kích và thốt ra những lời xúc phạm nặng nề.
Trên thực tế, trước nguy cơ một mối quan hệ bị đổ bể, điều quan trọng là bạn phải thiết lập lại sự cân bằng. Tuy nhiên, bạn không nên làm điều đó bằng cách khinh ghét bản thân hay cố gắng ép người kia trở lại. Khi bị tổn thương vì hành xử tiêu cực của người khác, bạn chẳng thể chữa lành vết thương bằng cách gây hấn với họ và cũng không nên mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ này.
Bạn cần biết hiểu lầm là do sự khác biệt trong cách nhìn nhận và quan niệm của mỗi người. Nếu ai đó nhận xét gì về bạn thì hãy yên tâm rằng đánh giá này không phải là sự thật vĩnh viễn về tính cách bạn. Mọi thứ đều thay đổi theo từng phút giây cuộc sống. Nếu một ngày bạn thấy đau đớn và thất vọng thì điều đó cũng chẳng tồn tại mãi bởi những cảm nhận, suy nghĩ của bạn rồi cũng sẽ thay đổi mà thôi.
Bạn có thể rút ra bài học từ những trải nghiệm đau buồn mà không cần chìm đắm trong cảm giác tội lỗi hay dày vò bản thân. Có nhiều cách giúp tâm cân bằng trở lại. Chúng ta có thể điều tâm qua thực hành thiền và các liệu pháp bổ trợ như mát xa, bấm huyệt hay tập luyện yoga cũng có tác dụng tích cực đến tâm bạn. Cá nhân tôi có một liệu pháp rất hữu hiệu là dành thời gian đi bộ. Việc gần gũi, hòa nhập tâm với vẻ đẹp thiên nhiên sẽ giúp bạn tỉnh thức, thư giãn.
Nếu một mối quan hệ tan vỡ vì vết thương lòng giữa hai người quá lớn, bạn cũng không cần gắng sức đè nén nỗi buồn - hãy để cảm xúc đó trôi đi thay vì bám giữ, chấp chặt buồn đau. Cuộc sống rốt cuộc sẽ bình thường trở lại. Tất nhiên sẽ có những lúc mây đen kéo đến che phủ hạnh phúc và sự bình an, nhưng nếu để giông tố tự tan thì tự khắc bạn sẽ trở lại với dòng chảy bình yên của cuộc sống. Chúng ta có thể cần chút thời gian để tiếc nhớ buồn thương và hiểu ra cảm xúc, sự mất mát của mình, nhưng không nên sống mãi với tiếc nuối, với câu hỏi luẩn quẩn: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ..?”
Điểm tích cực khi phải đối mặt với nỗi đau mất đi một mối quan hệ hay điều gì đó quan trọng nằm ở chỗ đó là cơ hội để ta biết tri ân những gì mình đang có. Chúng ta sẽ kết nối với những người yêu thương và ủng hộ mình, nói lời cảm ơn vì họ đã là một phần của cuộc đời ta. Chẳng hạn, ta có thể nghĩ tới cha mẹ mình: dù ta đã trưởng thành và sống xa cha mẹ sau bao năm, dù ta thường không muốn nghe lời hay cãi lại cha mẹ, nhưng lúc này, hãy lùi lại để suy ngẫm về những cố gắng, nỗ lực hết sức mà cha mẹ từng dành cho mình. Dù cha mẹ có thể chưa hoàn hảo như ta mong đợi, ta vẫn cần biết ơn cha mẹ rất nhiều vì đã cho ta cuộc sống này.
Trong Đạo Phật, chúng ta luôn nghĩ tới mọi chúng sinh như mẹ của mình bởi thực sự họ từng là cha mẹ chúng ta trong nhiều đời trước. Mỗi khi gặp chuyện đau buồn, ta thường nghĩ tới mẹ và muốn tới gặp mẹ, hoặc hướng về mẹ trong tâm tưởng tìm suối nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc. Khi đó, chỉ một biểu hiện nhỏ nhất của tình yêu thương cũng giống như tia nắng mặt trời sưởi ấm chúng ta; đôi khi có thể khiến ta cảm thấy mủi lòng, buồn thương, nhưng đồng thời cảm giác được yêu thương sẽ bao bọc ta với những tia sáng của hạnh phúc.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 1817 lượt