TÌM CẦU HẠNH PHÚC
16/06/2023 - 07:16
Lượt xem: 382 lượt
Hạnh phúc chỉ thực sự được trưởng dưỡng khi chúng ta biết hài hòa nhu cầu cá nhân với nhu cầu xã hội.
Ngày nay, nhờ công nghệ và du lịch, thế giới trở nên bé nhỏ, chúng ta có thể làm rất nhiều điều mình muốn. Dù vậy, chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều thái cực. Một số ít người vô cùng giàu có, trong khi rất nhiều người còn đói nghèo. Chúng ta sống giữa những sự “tiến bộ”, thế nhưng các nước giàu lại chứng kiến sự gia tăng nhiều căn bệnh như tiểu đường và trầm cảm trong khi những nước nghèo oằn mình vì nạn đói và thảm họa, thiên tai. Khoảng cách ngày một gia tăng vì mọi người ngày càng mất đi sự kết nối và sống thờ ơ. Chúng ta cần kết nối trở lại với nhau.
Tình trạng ngày nay của xã hội là kết quả của việc không ngừng theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần đi theo một hướng khác, đó là theo đuổi hạnh phúc chung cho toàn bộ vũ trụ. Chúng ta cần sáng suốt để nhận ra thực tế là việc thỏa mãn hạnh phúc của một nhóm thiểu số có thể đem đến bất hạnh cho đa số mọi người.
Làm sao có thể gọi thứ hạnh phúc gây tổn hại đến người khác là “hạnh phúc đích thực”. Nếu ta không bắt tay vào giúp đỡ thế giới bằng mọi cách, thế giới sẽ sụp đổ, khi đó đâu còn chỗ cho hạnh phúc cá nhân ta?
Hạnh phúc chỉ thực sự được vun bồi khi ta biết hài hòa nhu cầu của cá nhân với xã hội. Mọi thứ đều có liên hệ với nhau. Bạn có thể thấy những điều có giá trị thực sự trên thế giới này đều là những điều được thực hiện vì người khác, hoàn toàn không vì lợi ích cá nhân. Vì thế, việc tìm cầu hạnh phúc phải là mục đích và nỗ lực chung của mọi người chứ không phải của một cá nhân nào. Điều tuyệt vời là khi hiểu và thực hành theo chân lý này, trải nghiệm hạnh phúc nơi mỗi chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn. Ngay khi khởi tâm cầu mong hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ tìm ra được hạnh phúc của chính mình.
Tuy nhiên, con đường tìm thấy hạnh phúc cần bắt đầu từ chính bạn. Làm sao bạn có thể mang lại hạnh phúc cho người khác khi bản thân còn chưa hạnh phúc? Làm sao bạn có thể quan tâm đến hạnh phúc của mọi người khi mình không hạnh phúc thực sự? Trước tiên, bạn phải là người sống hạnh phúc. Nếu muốn thế giới này trở nên hạnh phúc hơn, chúng ta phải bắt đầu từ chính mình.
cần biết cách phá vỡ vòng luẩn quẩn của những cảm xúc tiêu cực như mặc cảm, căng thẳng, tuyệt vọng và khổ đau, biết chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực.
Đạo Phật chủ trương “biến tâm từ bi thành hành động”. Đức Phật đã khai thị rằng, để chấm dứt khổ đau, chúng ta cần thấu hiểu khổ đau từ trái tim mình bằng cách đối diện, trải nghiệm và soi chiếu nó. Sau đó, nếu ta có thể biến hiểu biết thành hành động thì đó mới là sự chuyển hóa tích cực.
Suy nghĩ và hành động của chúng ta cần đi đôi với nhau, như đôi cánh của loài chim - nếu chỉ có một bên cánh thì chúng ta sẽ không bao giờ bay được. Không chỉ niềm cảm hứng được phát triển thành hành động, mà chính hành động cũng nuôi dưỡng cảm hứng, hai yếu tố này luôn tương trợ lẫn nhau. Bạn sẽ trở nên hạnh phúc khi hiểu được những yếu tố này luôn thống nhất không tách rời.
Tôi biết một số người hay bị quanh quẩn trong suy nghĩ và gặp nhiều khó khăn khi hành động. Nhưng càng trưởng dưỡng sự tỉnh thức của bản thân, chúng ta càng nhận ra mình đã nghĩ quá nhiều, giờ là lúc ta cần hít thở thật sâu để bắt tay vào hành động. Hãy tự nhủ với bản thân: “Mình cần làm việc này” và sau đó hành động.
Hạnh phúc là một sự lựa chọn. Bạn có quyền lựa chọn để được hạnh phúc, thậm chí ngay cả khi gặp nghịch cảnh. Bạn có thể làm việc quá sức, mệt mỏi, nhưng đừng thỏa hiệp trong tâm. Hãy coi trưởng dưỡng hạnh phúc nội tâm là một kỷ luật mà bạn cần thực hành. Để thế giới này hạnh phúc hơn, bạn cần phải luôn hạnh phúc, an lạc trong tâm.
Đôi khi bạn cảm thấy bế tắc vì lo âu, chẳng hạn như có quá nhiều việc phải làm đến mức bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi khuyên bạn hãy thực hành trưởng dưỡng tâm tỉnh thức trong hiện tại. Nếu bị quá tải, bạn sẽ khó có thể vui vẻ hoàn thành công việc trong ngày. Vì thế hãy tự dành cho mình vài phút tĩnh tâm. Hãy nhớ đến lời cam kết sống hạnh phúc để có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đừng chần chừ do dự. Hạnh phúc chính là phẩm chất sẵn có của bạn vì vậy bạn cần thực sự kiên định với cam kết này.
(Theo Sống trí tuệ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Ngày nay, nhờ công nghệ và du lịch, thế giới trở nên bé nhỏ, chúng ta có thể làm rất nhiều điều mình muốn. Dù vậy, chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều thái cực. Một số ít người vô cùng giàu có, trong khi rất nhiều người còn đói nghèo. Chúng ta sống giữa những sự “tiến bộ”, thế nhưng các nước giàu lại chứng kiến sự gia tăng nhiều căn bệnh như tiểu đường và trầm cảm trong khi những nước nghèo oằn mình vì nạn đói và thảm họa, thiên tai. Khoảng cách ngày một gia tăng vì mọi người ngày càng mất đi sự kết nối và sống thờ ơ. Chúng ta cần kết nối trở lại với nhau.
Tình trạng ngày nay của xã hội là kết quả của việc không ngừng theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần đi theo một hướng khác, đó là theo đuổi hạnh phúc chung cho toàn bộ vũ trụ. Chúng ta cần sáng suốt để nhận ra thực tế là việc thỏa mãn hạnh phúc của một nhóm thiểu số có thể đem đến bất hạnh cho đa số mọi người.
Làm sao có thể gọi thứ hạnh phúc gây tổn hại đến người khác là “hạnh phúc đích thực”. Nếu ta không bắt tay vào giúp đỡ thế giới bằng mọi cách, thế giới sẽ sụp đổ, khi đó đâu còn chỗ cho hạnh phúc cá nhân ta?
Hạnh phúc chỉ thực sự được vun bồi khi ta biết hài hòa nhu cầu của cá nhân với xã hội. Mọi thứ đều có liên hệ với nhau. Bạn có thể thấy những điều có giá trị thực sự trên thế giới này đều là những điều được thực hiện vì người khác, hoàn toàn không vì lợi ích cá nhân. Vì thế, việc tìm cầu hạnh phúc phải là mục đích và nỗ lực chung của mọi người chứ không phải của một cá nhân nào. Điều tuyệt vời là khi hiểu và thực hành theo chân lý này, trải nghiệm hạnh phúc nơi mỗi chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn. Ngay khi khởi tâm cầu mong hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ tìm ra được hạnh phúc của chính mình.
Tuy nhiên, con đường tìm thấy hạnh phúc cần bắt đầu từ chính bạn. Làm sao bạn có thể mang lại hạnh phúc cho người khác khi bản thân còn chưa hạnh phúc? Làm sao bạn có thể quan tâm đến hạnh phúc của mọi người khi mình không hạnh phúc thực sự? Trước tiên, bạn phải là người sống hạnh phúc. Nếu muốn thế giới này trở nên hạnh phúc hơn, chúng ta phải bắt đầu từ chính mình.
cần biết cách phá vỡ vòng luẩn quẩn của những cảm xúc tiêu cực như mặc cảm, căng thẳng, tuyệt vọng và khổ đau, biết chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực.
Đạo Phật chủ trương “biến tâm từ bi thành hành động”. Đức Phật đã khai thị rằng, để chấm dứt khổ đau, chúng ta cần thấu hiểu khổ đau từ trái tim mình bằng cách đối diện, trải nghiệm và soi chiếu nó. Sau đó, nếu ta có thể biến hiểu biết thành hành động thì đó mới là sự chuyển hóa tích cực.
Suy nghĩ và hành động của chúng ta cần đi đôi với nhau, như đôi cánh của loài chim - nếu chỉ có một bên cánh thì chúng ta sẽ không bao giờ bay được. Không chỉ niềm cảm hứng được phát triển thành hành động, mà chính hành động cũng nuôi dưỡng cảm hứng, hai yếu tố này luôn tương trợ lẫn nhau. Bạn sẽ trở nên hạnh phúc khi hiểu được những yếu tố này luôn thống nhất không tách rời.
Tôi biết một số người hay bị quanh quẩn trong suy nghĩ và gặp nhiều khó khăn khi hành động. Nhưng càng trưởng dưỡng sự tỉnh thức của bản thân, chúng ta càng nhận ra mình đã nghĩ quá nhiều, giờ là lúc ta cần hít thở thật sâu để bắt tay vào hành động. Hãy tự nhủ với bản thân: “Mình cần làm việc này” và sau đó hành động.
Hạnh phúc là một sự lựa chọn. Bạn có quyền lựa chọn để được hạnh phúc, thậm chí ngay cả khi gặp nghịch cảnh. Bạn có thể làm việc quá sức, mệt mỏi, nhưng đừng thỏa hiệp trong tâm. Hãy coi trưởng dưỡng hạnh phúc nội tâm là một kỷ luật mà bạn cần thực hành. Để thế giới này hạnh phúc hơn, bạn cần phải luôn hạnh phúc, an lạc trong tâm.
Đôi khi bạn cảm thấy bế tắc vì lo âu, chẳng hạn như có quá nhiều việc phải làm đến mức bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi khuyên bạn hãy thực hành trưởng dưỡng tâm tỉnh thức trong hiện tại. Nếu bị quá tải, bạn sẽ khó có thể vui vẻ hoàn thành công việc trong ngày. Vì thế hãy tự dành cho mình vài phút tĩnh tâm. Hãy nhớ đến lời cam kết sống hạnh phúc để có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đừng chần chừ do dự. Hạnh phúc chính là phẩm chất sẵn có của bạn vì vậy bạn cần thực sự kiên định với cam kết này.
(Theo Sống trí tuệ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 382 lượt