Làm sao đối trị tâm đố kỵ

Đức Phật dạy rằng: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tuỳ hỷ công đức của người bố thì thì cả hai đều tạo phước bằng nhau”. Tại sao? vây Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau.

Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ.

Tuỳ hỷ là gì?

Tùy hỷ là vui theo, khi thấy người khác có nhiều điều tốt đẹp, may mắn, an ổn, hạnh phúc, thành công thì mình vui theo, hoan hỷ như chính mình được vậy, khi thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Thực lòng vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.

Chỉ cần vui theo cái tốt, cái đẹp và thành tựu của người, là ta cũng tốt, cũng đẹp cũng thành tựu và hưởng được nhiều phước báu như người. Một điều tưởng như quá dễ dàng như vậy, mà tại sao còn đa số không thể thực hiện được?

Bởi vì “cái tôi” của chúng ta quá lớn, khiến lòng ích kỷ hẹp hòi. Mình là rốn của vũ trụ, chỉ có mình là nhất trong thiên hạ, chứ người khác dầu có tốt, đẹp, lợi ích như thế nào, cũng không cần biết đến, cũng không thể hơn mình được. Tư duy như vậy rất lạc hậu, không học hỏi được gì để tiến bộ, từ đó “vô minh” che mờ lý trí khiến tham-sân-si lớn dần, và “tâm đố kỵ” phát sinh.

Đố kỵ là sự ganh ghét, nhìn mọi sự việc méo mó theo cái tâm ích kỷ, không công nhận, dẫn đến khó chịu khi người khác hơn mình, không muốn ai hơn mình, rồi tìm cách cô lập hoặc tiêu diệt kẻ khác để được “sinh tồn” mà tha hồ “hưởng thụ” và bài trừ những thành tựu của người khác.
 
Đức Phật từng dạy:“Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”.

‘Ghen ăn tức ở’, ‘trâu buộc ghét trâu ăn’ là thói xấu của người đời. Nó có thể biểu lộ rất rõ ràng ra bên ngoài nhưng đôi khi cũng rất vi tế ngấm ngầm. Miệng chúc mừng bạn đạt được thành công đấy nhưng trong  không vui, cười đó mà gượng gạo.

Người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau.

Đức Phật dạy chúng ta nuôi dưỡng “tâm tùy hỷ” để đối trị “lòng đố kỵ”.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rất rõ:

“Ví như lửa của một cây đuốc, vài trăm ngàn người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ”. Tùy hỷ với những điều tốt, những điều hay, nhiều lợi ích của người là phát xuất từ tâm cung kính vị tha, cho nên công đức cũng có được từ nơi đây.

Phật cũng dạy rằng: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau. Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ.

Tuỳ hỷ biến niềm vui của người khác thành niềm vui của mình. Nhưng nó phải đến từ đáy lòng. Đó chẳng phải là cách sống khôn ngoan, trí tuệ hơn là ghen tỵ phiền não  hay sao?

Những người sống với tâm đố kỵ thật là rất tội nghiệp cho họ, bởi họ luôn phải sống trong phiền não, mệt mỏi bởi không bao giờ biết hài lòng với những gì mình đang có. Ngược lại, tâm tuỳ hỷ giúp chúng ta sống trong hoan hỷ, đó là điều căn bản của một cuộc sống hạnh phúc.

Khi đã hiểu được lợi ích của tâm “tùy hỷ” từ nơi sống “vị tha” mà có, và sự nguy hại của lòng “đố ky” bởi sự “ích kỷ” mà ra, chúng ta phải thường xuyên tự soi xét lại mình. Như vậy, chắc chắn cuộc sống sẽ có thêm nhiều an vui và bớt đi khổ đau và hận thù.

Là người Phật tử, hiểu được những lời Phật dạy, chúng ta không được khởi lên lòng đố kỵ..
 
(Thích Viên Thành)