Hôm nay bạn có hạnh phúc không? Liệu bạn có hài lòng với cuộc sống của mình?
04/06/2021 - 09:51
Lượt xem: 809 lượt
‘Hạnh phúc của mỗi người do chính tâm họ quyết định.'Abraham Lincoln
Khi nói hạnh phúc tại tâm, điều này có nghĩa gì? Liệu chúng ta có thể thực sự quyết định hạnh phúc của mình? Chắc chắn rằng điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta, trong đó có cả những yếu tố mà ta không thể kiểm soát.
Sự thật là trong cuộc sống, chúng ta không thể kiểm soát được hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, trong mọi thời điểm, tâm ta luôn nắm quyền quyết định mình sẽ là người thế nào cũng như lựa chọn thái độ phản ứng. Thoạt nghe thì thật đơn giản, vậy tại sao nhân loại cứ mãi trăn trở về hạnh phúc? Tại sao những triết gia vĩ đại lại dành cả cuộc đời để tìm hiểu và chiêm nghiệm về điều này? Tâm ta vô cùng phức tạp và ẩn chứa những sức mạnh không ngờ; nhưng cũng chính nguồn năng lượng ấy rất dễ bị lầm đường và trở nên vị kỷ. Bởi thế, chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp giúp trưởng dưỡng tâm. Nếu bạn biết chăm sóc, cây hạnh phúc sẽ đâm chồi nảy lộc, các cành nhánh sẽ dần vươn xa, đơm hoa kết trái, cho ta quả ngọt. Ngược lại, nếu ta không biết chăm sóc đúng cách, cây kia sẽ không thể nào phát triển và chúng ta sẽ tốn công nhọc sức mà không được hưởng chút kết quả nào.
Khi biết dành thời gian để nhìn lại bản thân, để suy ngẫm quán chiếu về hoàn cảnh của mình và chúng sinh khác trên thế giới này, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được phương trình đơn giản của hạnh phúc: Hạnh phúc thực sự đến từ bên trong, nó được nhân lên khi chúng ta sẻ chia. Hạnh phúc chính là lựa chọn của mỗi cá nhân và là con đường giản dị nhất để chúng ta trở thành người mình hằng mong muốn. Chỉ khi đó, chúng ta mới không lãng phí thời gian âu lo mà sẽ tập trung vào những việc làm tốt đẹp mang lại lợi ích cho mọi người. Thời gian và nguồn năng lượng của chúng ta sẽ được rộng mở trong khi chúng ta càng thêm ý thức về sự quý giá của đời sống làm người. Đó là trải nghiệm về sự hòa hợp, thấu hiểu chính mình và quan tâm chia sẻ vô điều kiện tới mọi hữu tình.
‘Thanh tịnh và giản đơn là đôi cánh giúp tâm hồn thăng hoa’. Đức Phật
Hạnh phúc là sự cân bằng của cả hai yếu tố: cảm giác vui sướng (có thể thay đổi tùy theo tâm trạng) và mức độ hài lòng (là sự mãn nguyện mà qua đó ta đánh giá ý nghĩa cuộc đời). Chúng ta rất dễ bị mắc lừa khi đồng nhất hạnh phúc với những niềm vui thoáng qua mà quên trưởng dưỡng hạnh phúc đích thực từ bên trong. Hạnh phúc đó sẽ quyết định chúng ta cảm nhận về cuộc sống và bản thân như thế nào.
Con người tiêu pha năng lượng cho những thú vui nhất thời để sau đó phải chịu khổ đau. Chúng ta ăn uống chỉ vì khoái khẩu mà chẳng dè chừng hậu quả của chế độ ăn đối với sức khỏe. Chúng ta cũng dành quá nhiều thời gian cho muộn phiền ,tiếc nuối, lo lắng mắc mớ trong tâm vì những gì không đáng có. Đó là cách chúng ta tìm kiếm những giải pháp “hạnh phúc” tạm bợ, những thú vui ngắn ngủi như liều thuốc giảm đau trong chốc lát.
Hạnh phúc đích thực và miên viễn không dễ nắm bắt và chính là con đường khám phá tự tính tâm mình. Đó không phải thứ hạnh phúc giả tạm đến từ việc được thưởng thức một món ăn ngon hay xem một bộ phim hay. Không dễ gì để ta định nghĩa nó và thường thì khái niệm hạnh phúc có thể thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời. Chúng ta không thể đóng khung hay chiếm hữu hạnh phúc, cố gắng làm việc này cuối cùng sẽ chỉ dẫn đến hủy hoại nó. Nhưng chúng ta có thể tìm cách để thấu hiểu hạnh phúc và nhận ra rằng hạnh phúc thực sự là một người bạn chứ không phải kẻ xa lạ. Hạnh phúc không phải thứ chúng ta tìm kiếm không ngừng, rượt đuổi khắp nơi, những mục tiêu và kỳ vọng. Thật ra, điều chúng ta cần làm là đem ánh sáng của tâm soi rọi những gì vốn dĩ vẫn luôn hiện hữu trong tim ta, và hiểu ra một điều đơn giản rằng chúng ta cần cho phép mình được hạnh phúc.
Hạnh phúc là một cảm giác trong lành, sảng khoái và tươi mới. Đó là khi ta cảm nhận được sự rộng mở khoáng đạt trong tâm chứ không dính mắc vào vọng tưởng và những lăng xăng động niệm không ngừng. Thay vào đó, chúng ta nâng niu và tận hưởng khoảng hở ấy. Chúng ta không cố lấp đầy tâm với những thứ vô nghĩa không cần thiết mà để tâm tự nhiên an trú trong hiện tại. Bằng việc áp dụng phương pháp sống tỉnh thức, chúng ta có thể nới rộng thêm khoảng hở giữa hai ý nghĩ, giữa những niệm khởi của mình một cách dễ dàng hơn. Không những thế, chúng ta nhận biết rõ những xúc tình phiền não khi chúng vừa hiện khởi để từ đó có thể nhanh chóng đối trị thay vì liên tục đè nén hay trốn chạy cho đến khi những xúc tình tiêu cực ấy trở thành vết thương hằn sâu trong tâm ta.
Quan trọng là bạn cần trải qua tất cả những điều này và thực sự trải nghiệm cuộc sống, từ đó bạn có thể trưởng dưỡng khả năng sống tỉnh thức để nhận ra sự khác biệt giữa thứ “hạnh phúc” giả tạm luôn dày vò thiêu đốt bạn và những khoảnh khắc của hạnh phúc gắn kết sâu xa. Hạnh phúc ấy là một tình yêu sâu sắc, một sự thấu hiểu từ bên trong, một điều gì đó không thể đo lường và phá hủy. Hạnh phúc nội tâm của bạn vốn luôn hiện hữu, chỉ có điều bạn phải tự mình khám phá. Sự hiện diện của hạnh phúc khiến bạn hoàn toàn an tâm, hoàn toàn vô úy cho dù không phải lúc nào bạn cũng cảm nhận được nó một cách trực tiếp. Và bạn sẽ luôn tin tưởng chính mình cũng như luôn nương tựa vào hạnh phúc đích thực này trong từng ngày của cuộc sống nhiệm màu.
(Trích ‘Hạnh phúc tại tâm’ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Khi nói hạnh phúc tại tâm, điều này có nghĩa gì? Liệu chúng ta có thể thực sự quyết định hạnh phúc của mình? Chắc chắn rằng điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta, trong đó có cả những yếu tố mà ta không thể kiểm soát.
Sự thật là trong cuộc sống, chúng ta không thể kiểm soát được hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, trong mọi thời điểm, tâm ta luôn nắm quyền quyết định mình sẽ là người thế nào cũng như lựa chọn thái độ phản ứng. Thoạt nghe thì thật đơn giản, vậy tại sao nhân loại cứ mãi trăn trở về hạnh phúc? Tại sao những triết gia vĩ đại lại dành cả cuộc đời để tìm hiểu và chiêm nghiệm về điều này? Tâm ta vô cùng phức tạp và ẩn chứa những sức mạnh không ngờ; nhưng cũng chính nguồn năng lượng ấy rất dễ bị lầm đường và trở nên vị kỷ. Bởi thế, chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp giúp trưởng dưỡng tâm. Nếu bạn biết chăm sóc, cây hạnh phúc sẽ đâm chồi nảy lộc, các cành nhánh sẽ dần vươn xa, đơm hoa kết trái, cho ta quả ngọt. Ngược lại, nếu ta không biết chăm sóc đúng cách, cây kia sẽ không thể nào phát triển và chúng ta sẽ tốn công nhọc sức mà không được hưởng chút kết quả nào.
Khi biết dành thời gian để nhìn lại bản thân, để suy ngẫm quán chiếu về hoàn cảnh của mình và chúng sinh khác trên thế giới này, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được phương trình đơn giản của hạnh phúc: Hạnh phúc thực sự đến từ bên trong, nó được nhân lên khi chúng ta sẻ chia. Hạnh phúc chính là lựa chọn của mỗi cá nhân và là con đường giản dị nhất để chúng ta trở thành người mình hằng mong muốn. Chỉ khi đó, chúng ta mới không lãng phí thời gian âu lo mà sẽ tập trung vào những việc làm tốt đẹp mang lại lợi ích cho mọi người. Thời gian và nguồn năng lượng của chúng ta sẽ được rộng mở trong khi chúng ta càng thêm ý thức về sự quý giá của đời sống làm người. Đó là trải nghiệm về sự hòa hợp, thấu hiểu chính mình và quan tâm chia sẻ vô điều kiện tới mọi hữu tình.
‘Thanh tịnh và giản đơn là đôi cánh giúp tâm hồn thăng hoa’. Đức Phật
Hạnh phúc là sự cân bằng của cả hai yếu tố: cảm giác vui sướng (có thể thay đổi tùy theo tâm trạng) và mức độ hài lòng (là sự mãn nguyện mà qua đó ta đánh giá ý nghĩa cuộc đời). Chúng ta rất dễ bị mắc lừa khi đồng nhất hạnh phúc với những niềm vui thoáng qua mà quên trưởng dưỡng hạnh phúc đích thực từ bên trong. Hạnh phúc đó sẽ quyết định chúng ta cảm nhận về cuộc sống và bản thân như thế nào.
Con người tiêu pha năng lượng cho những thú vui nhất thời để sau đó phải chịu khổ đau. Chúng ta ăn uống chỉ vì khoái khẩu mà chẳng dè chừng hậu quả của chế độ ăn đối với sức khỏe. Chúng ta cũng dành quá nhiều thời gian cho muộn phiền ,tiếc nuối, lo lắng mắc mớ trong tâm vì những gì không đáng có. Đó là cách chúng ta tìm kiếm những giải pháp “hạnh phúc” tạm bợ, những thú vui ngắn ngủi như liều thuốc giảm đau trong chốc lát.
Hạnh phúc đích thực và miên viễn không dễ nắm bắt và chính là con đường khám phá tự tính tâm mình. Đó không phải thứ hạnh phúc giả tạm đến từ việc được thưởng thức một món ăn ngon hay xem một bộ phim hay. Không dễ gì để ta định nghĩa nó và thường thì khái niệm hạnh phúc có thể thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời. Chúng ta không thể đóng khung hay chiếm hữu hạnh phúc, cố gắng làm việc này cuối cùng sẽ chỉ dẫn đến hủy hoại nó. Nhưng chúng ta có thể tìm cách để thấu hiểu hạnh phúc và nhận ra rằng hạnh phúc thực sự là một người bạn chứ không phải kẻ xa lạ. Hạnh phúc không phải thứ chúng ta tìm kiếm không ngừng, rượt đuổi khắp nơi, những mục tiêu và kỳ vọng. Thật ra, điều chúng ta cần làm là đem ánh sáng của tâm soi rọi những gì vốn dĩ vẫn luôn hiện hữu trong tim ta, và hiểu ra một điều đơn giản rằng chúng ta cần cho phép mình được hạnh phúc.
Hạnh phúc là một cảm giác trong lành, sảng khoái và tươi mới. Đó là khi ta cảm nhận được sự rộng mở khoáng đạt trong tâm chứ không dính mắc vào vọng tưởng và những lăng xăng động niệm không ngừng. Thay vào đó, chúng ta nâng niu và tận hưởng khoảng hở ấy. Chúng ta không cố lấp đầy tâm với những thứ vô nghĩa không cần thiết mà để tâm tự nhiên an trú trong hiện tại. Bằng việc áp dụng phương pháp sống tỉnh thức, chúng ta có thể nới rộng thêm khoảng hở giữa hai ý nghĩ, giữa những niệm khởi của mình một cách dễ dàng hơn. Không những thế, chúng ta nhận biết rõ những xúc tình phiền não khi chúng vừa hiện khởi để từ đó có thể nhanh chóng đối trị thay vì liên tục đè nén hay trốn chạy cho đến khi những xúc tình tiêu cực ấy trở thành vết thương hằn sâu trong tâm ta.
Quan trọng là bạn cần trải qua tất cả những điều này và thực sự trải nghiệm cuộc sống, từ đó bạn có thể trưởng dưỡng khả năng sống tỉnh thức để nhận ra sự khác biệt giữa thứ “hạnh phúc” giả tạm luôn dày vò thiêu đốt bạn và những khoảnh khắc của hạnh phúc gắn kết sâu xa. Hạnh phúc ấy là một tình yêu sâu sắc, một sự thấu hiểu từ bên trong, một điều gì đó không thể đo lường và phá hủy. Hạnh phúc nội tâm của bạn vốn luôn hiện hữu, chỉ có điều bạn phải tự mình khám phá. Sự hiện diện của hạnh phúc khiến bạn hoàn toàn an tâm, hoàn toàn vô úy cho dù không phải lúc nào bạn cũng cảm nhận được nó một cách trực tiếp. Và bạn sẽ luôn tin tưởng chính mình cũng như luôn nương tựa vào hạnh phúc đích thực này trong từng ngày của cuộc sống nhiệm màu.
(Trích ‘Hạnh phúc tại tâm’ - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 809 lượt