Bốn Loại Thức Ăn
21/01/2022 - 22:03
Lượt xem: 647 lượt
Con người cần phải ăn để duy trì sự sống và thực phẩm là một phần tất yếu của đời sống. Khi nói đến việc ăn, chúng ta thường chỉ nghĩ đến chuyện ăn uống qua đường miệng. Tuy nhiên, theo quan niệm của Đạo Phật, việc ăn uống mang ý nghĩa sâu sắc hơn thế nhiều: ăn chính là một lối sống, là cách để chúng ta nuôi dưỡng thân và rèn luyện tâm mình.
Đức Phật dạy có 4 loại thức ăn mà chúng ta đang thu nạp mỗi ngày. Đó là Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực.
Thứ nhất là Đoàn thực
Đó là loại thức ăn dùng để duy trì sinh mạng của con người. Đoàn thực chính là thức ăn vật chất nhằm nuôi dưỡng thân này.
Con người ngày nay tìm kiếm đủ thứ của ngon vật lạ chỉ để ăn cho đã miệng trong vài phút, bất kể đó là những món ăn bổ dưỡng cho cơ thể hay gây hại cho sức khoẻ, bất kể các món khoái khẩu của mình có thể phải trả giá bằng máu thịt và sự đau khổ của những chúng sinh khác.
Sức khoẻ hay bệnh tật phần lớn bắt nguồn từ những món ăn mà chúng ta đưa vào cơ thể mình mỗi ngày.
Đức Phật dạy trong việc ăn uống, ngoài việc chọn những món ăn tốt cho sức khoẻ bây giờ và lâu dài thì chúng ta cần mở lòng từ bi, nghĩ đến sự đau khổ cùng cực của các loài vật khác khi bị con người xẻ thịt phanh thây xào nấu, để hạn chế ăn thịt chúng sinh.
Thứ hai là Xúc thực
Hiểu đơn giản thì xúc thực chính là những món ăn tinh thần.
Con người chúng ta có 5 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, cộng thêm ý là 6, nhà Phật gọi là 6 căn.
Hàng ngày 6 căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh sắc bên ngoài. Khi Mắt thấy sắc, Tai nghe âm thanh, Mũi ngửi mùi hương, Lưỡi nếm vị, Thân xúc chạm và tâm trí chúng ta suy nghĩ về các đối tượng khác nhau.
Những người chúng ta gặp gỡ, những tin tức chúng ta đọc, những âm thanh chúng ta nghe, bộ phim chúng ta xem… Những thứ đó cũng là một loại thức ăn, còn gọi là Xúc thực, mang lại cho chúng ta nhiều cảm thọ khác nhau.
Có khi nào bạn suy ngẫm xem hôm nay mình dung nạp vào tâm mình những gì? Nó khiến tâm bạn thêm rối bời hỗn loạn hay mang đến sự bình an nội tại.
Chúng ta thường hay thích xem phim hành động hay tình cảm sướt mướt, thích đọc những tin tức giật gân, các vụ án giết người cướp của, chúng ta tò mò soi mói đời tư của các ngôi sao… Có thể chúng ta không nhận ra, nhưng tất cả những hình ảnh âm thanh ấy không hề mất đi mà sẽ đọng lại trong tâm chúng ta, đi vào Tạng thức của chúng ta, nó kích hoạt những khát khao thèm muốn, những cảm xúc tham sân si trong tâm mình. Chúng ta đang nạp vào tâm trí mình rất nhiều thứ rác và độc tố khiến cho khu vườn tâm mình đầy rẫy cỏ dại.
Vì vậy, chúng ta cần thẩn trọng trong việc lựa chọn xúc thực cho tâm hồn mình, để những món ăn tinh thần ấy khơi dậy trí tuệ và tình yêu thương sẵn có trong ta, thay vì nuôi dưỡng tam độc tham sân si, vuốt ve cái bản ngã hư vọng này.
Thứ ba là Tư niệm thực
Đó là hoài bão ước mong, những nỗi niềm riêng mà chúng ta mong muốn thực hiện.
Những điều chúng ta trăn trở, những khát khao hoài bão sâu sắc nhất của bạn là gì?
Bạn muốn để lại ‘di sản’ gì cho cuộc đời này? Định hướng, lý tưởng sống chính là thứ dẫn dắt bạn đi đâu về đâu trong cuộc đời ngắn ngủi này.
Mỗi người có lý tưởng sống, trăn trở khác nhau. Đối với người này, đó là ước muốn xây một ngôi trường học cho trẻ em cơ nhỡ, với người khác, đó có thể là việc sở hữu một căn biệt thự sang trọng bên bờ biển…
Tư niệm thực tuy thầm lặng nhưng lại có sức mạnh rất lớn.
Niềm tin mãnh liệt, ý chí sắt đá có thể giúp chúng ta chiến thắng nghịch cảnh và những thử thách chông gai khắc nghiệt nhất của cuộc sống.
Thái tử Tất Đạt Đa đã xuất gia với một ước nguyện cháy bỏng là giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và ngài đã vượt qua tất cả những cực hình khốc liệt nhất để tìm ra con đường trung đạo và đạt được toàn giác - thành Phật.
Ngược lại, nếu chỉ mong cầu dục lạc, lấy cơn khát tiền tài danh vọng làm động lực thúc đẩy bạn trong đời sống thì có thể bạn vẫn đạt được cái mà người đời gọi là ‘thành công’ nhưng chắc chắn bạn sẽ không có hạnh phúc chân thật. Và theo quan kiến Đạo Phật, đó là nhân để bạn tiếp tục trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
4. Thức thực
Đức Phật dạy rằng ‘Chúng ta là những gì mình suy nghĩ’.
Tâm thức của chúng ta giống như một dòng chảy ngầm miên man, không bao giờ ngưng nghỉ. Niềm vui, nỗi buồn, cơn giận, nỗi bất an đều có nền là tâm thức sinh diệt.
Ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình không nghĩ gì cả, dòng tâm thức này vẫn âm thầm trôi chảy. Ngay khi ta ngủ say, dòng chảy đó vẫn vận hành và tạo thành những giấc chiêm bao. Khả năng duy trì dòng chảy của tâm thức giữ gìn những ký ức tồn tại, và dòng chảy ấy tiếp tục duy trì và chuyển sang hình hài của thân kế tiếp.
Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, suy tư, tưởng tượng đều như những dòng sông đổ về biển tâm thức. Nếu trong quá khứ tâm thức ta đã tiếp nhận những thức ăn độc hại, thì nay tâm thức ta biểu hiện ra những ‘trái đắng’, khiến con người và môi trường sống của mình trở nên bất ổn.
Bốn loại thức ăn trên có thể nuôi dưỡng thân tâm, giúp chúng ta mạnh khoẻ an lạc, nhưng cũng có thể khiến chúng ta bệnh hoạn, luôn phải sống trong bất an lo lắng. Bởi vậy, những người con Phật phải có trí tuệ để lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh để nuôi thân, và quan trọng hơn là cần chính niệm tỉnh giác trong việc ‘tiếp tế thức ăn’ cho tâm thức mình mỗi ngày để chúng ta có thể sống một cuộc đời thực sự hạnh phúc, tự do khỏi những bám chấp ràng buộc và chuẩn bị hành trang cho tương lai bất định phía trước – cánh cửa phía sau cái chết.
(Quang Minh tổng hợp)
Đức Phật dạy có 4 loại thức ăn mà chúng ta đang thu nạp mỗi ngày. Đó là Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực.
Thứ nhất là Đoàn thực
Đó là loại thức ăn dùng để duy trì sinh mạng của con người. Đoàn thực chính là thức ăn vật chất nhằm nuôi dưỡng thân này.
Con người ngày nay tìm kiếm đủ thứ của ngon vật lạ chỉ để ăn cho đã miệng trong vài phút, bất kể đó là những món ăn bổ dưỡng cho cơ thể hay gây hại cho sức khoẻ, bất kể các món khoái khẩu của mình có thể phải trả giá bằng máu thịt và sự đau khổ của những chúng sinh khác.
Sức khoẻ hay bệnh tật phần lớn bắt nguồn từ những món ăn mà chúng ta đưa vào cơ thể mình mỗi ngày.
Đức Phật dạy trong việc ăn uống, ngoài việc chọn những món ăn tốt cho sức khoẻ bây giờ và lâu dài thì chúng ta cần mở lòng từ bi, nghĩ đến sự đau khổ cùng cực của các loài vật khác khi bị con người xẻ thịt phanh thây xào nấu, để hạn chế ăn thịt chúng sinh.
Thứ hai là Xúc thực
Hiểu đơn giản thì xúc thực chính là những món ăn tinh thần.
Con người chúng ta có 5 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, cộng thêm ý là 6, nhà Phật gọi là 6 căn.
Hàng ngày 6 căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh sắc bên ngoài. Khi Mắt thấy sắc, Tai nghe âm thanh, Mũi ngửi mùi hương, Lưỡi nếm vị, Thân xúc chạm và tâm trí chúng ta suy nghĩ về các đối tượng khác nhau.
Những người chúng ta gặp gỡ, những tin tức chúng ta đọc, những âm thanh chúng ta nghe, bộ phim chúng ta xem… Những thứ đó cũng là một loại thức ăn, còn gọi là Xúc thực, mang lại cho chúng ta nhiều cảm thọ khác nhau.
Có khi nào bạn suy ngẫm xem hôm nay mình dung nạp vào tâm mình những gì? Nó khiến tâm bạn thêm rối bời hỗn loạn hay mang đến sự bình an nội tại.
Chúng ta thường hay thích xem phim hành động hay tình cảm sướt mướt, thích đọc những tin tức giật gân, các vụ án giết người cướp của, chúng ta tò mò soi mói đời tư của các ngôi sao… Có thể chúng ta không nhận ra, nhưng tất cả những hình ảnh âm thanh ấy không hề mất đi mà sẽ đọng lại trong tâm chúng ta, đi vào Tạng thức của chúng ta, nó kích hoạt những khát khao thèm muốn, những cảm xúc tham sân si trong tâm mình. Chúng ta đang nạp vào tâm trí mình rất nhiều thứ rác và độc tố khiến cho khu vườn tâm mình đầy rẫy cỏ dại.
Vì vậy, chúng ta cần thẩn trọng trong việc lựa chọn xúc thực cho tâm hồn mình, để những món ăn tinh thần ấy khơi dậy trí tuệ và tình yêu thương sẵn có trong ta, thay vì nuôi dưỡng tam độc tham sân si, vuốt ve cái bản ngã hư vọng này.
Thứ ba là Tư niệm thực
Đó là hoài bão ước mong, những nỗi niềm riêng mà chúng ta mong muốn thực hiện.
Những điều chúng ta trăn trở, những khát khao hoài bão sâu sắc nhất của bạn là gì?
Bạn muốn để lại ‘di sản’ gì cho cuộc đời này? Định hướng, lý tưởng sống chính là thứ dẫn dắt bạn đi đâu về đâu trong cuộc đời ngắn ngủi này.
Mỗi người có lý tưởng sống, trăn trở khác nhau. Đối với người này, đó là ước muốn xây một ngôi trường học cho trẻ em cơ nhỡ, với người khác, đó có thể là việc sở hữu một căn biệt thự sang trọng bên bờ biển…
Tư niệm thực tuy thầm lặng nhưng lại có sức mạnh rất lớn.
Niềm tin mãnh liệt, ý chí sắt đá có thể giúp chúng ta chiến thắng nghịch cảnh và những thử thách chông gai khắc nghiệt nhất của cuộc sống.
Thái tử Tất Đạt Đa đã xuất gia với một ước nguyện cháy bỏng là giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và ngài đã vượt qua tất cả những cực hình khốc liệt nhất để tìm ra con đường trung đạo và đạt được toàn giác - thành Phật.
Ngược lại, nếu chỉ mong cầu dục lạc, lấy cơn khát tiền tài danh vọng làm động lực thúc đẩy bạn trong đời sống thì có thể bạn vẫn đạt được cái mà người đời gọi là ‘thành công’ nhưng chắc chắn bạn sẽ không có hạnh phúc chân thật. Và theo quan kiến Đạo Phật, đó là nhân để bạn tiếp tục trôi lăn trong luân hồi sinh tử.
4. Thức thực
Đức Phật dạy rằng ‘Chúng ta là những gì mình suy nghĩ’.
Tâm thức của chúng ta giống như một dòng chảy ngầm miên man, không bao giờ ngưng nghỉ. Niềm vui, nỗi buồn, cơn giận, nỗi bất an đều có nền là tâm thức sinh diệt.
Ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình không nghĩ gì cả, dòng tâm thức này vẫn âm thầm trôi chảy. Ngay khi ta ngủ say, dòng chảy đó vẫn vận hành và tạo thành những giấc chiêm bao. Khả năng duy trì dòng chảy của tâm thức giữ gìn những ký ức tồn tại, và dòng chảy ấy tiếp tục duy trì và chuyển sang hình hài của thân kế tiếp.
Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, suy tư, tưởng tượng đều như những dòng sông đổ về biển tâm thức. Nếu trong quá khứ tâm thức ta đã tiếp nhận những thức ăn độc hại, thì nay tâm thức ta biểu hiện ra những ‘trái đắng’, khiến con người và môi trường sống của mình trở nên bất ổn.
Bốn loại thức ăn trên có thể nuôi dưỡng thân tâm, giúp chúng ta mạnh khoẻ an lạc, nhưng cũng có thể khiến chúng ta bệnh hoạn, luôn phải sống trong bất an lo lắng. Bởi vậy, những người con Phật phải có trí tuệ để lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh để nuôi thân, và quan trọng hơn là cần chính niệm tỉnh giác trong việc ‘tiếp tế thức ăn’ cho tâm thức mình mỗi ngày để chúng ta có thể sống một cuộc đời thực sự hạnh phúc, tự do khỏi những bám chấp ràng buộc và chuẩn bị hành trang cho tương lai bất định phía trước – cánh cửa phía sau cái chết.
(Quang Minh tổng hợp)
- 647 lượt