Những dấu hiệu cho thấy bạn đang tạo nhiều phước đức
15/08/2024 - 17:35
Lượt xem: 343 lượt
Sau đây là dấu hiệu ta đang tự tạo phước mà bạn không hề hay biết vì những gì ta làm là đều vì sự vô tư, thoải mái, không bận tâm thiệt hơn, chỉ mong giúp ích cho đời nhiều hơn nữa.
1. Cho đi không mong cầu đền đáp
Có thể chia ra 3 hạng người trong cõi đời này đó là:
Người vừa đủ phước, người không đủ phước một đời, người dư phước có thể mang phước sang thế giới bên kia.
Không phải ai cũng may mắn có thừa cả phước đức đến nỗi dùng đời này không hết và có thể để sang cả đời sau như hạng người thứ 3 kể trên. Đó là một quá trình tu thân và không ngừng làm việc thiện từ tâm, đó là thái độ cho đi không cần đền đáp.
Người có được điều đấy thì họ sẽ không hối tiếc vì đã làm điều tốt, họ chẳng cần quy chuẩn nào, đơn giản giúp người là giúp người chứ không hề toan tính rằng sẽ có ngày được đền đáp lại.
Giá trị đích thực của cuộc sống không là gì ngoài sự đóng góp cống hiến cho đời, chứ không phải vun vén, tích trữ nhiều danh lợi cho bản thân. Chúng ta không thể mang theo bất cứ thứ gì sang kiếp sau ngoại trừ nghiệp mình đã tích luỹ.
2. Hưởng thụ ít
Sống trong cuộc đời này ai cho rằng mình không thích hưởng thụ là nói dối, thế nhưng vì muốn rèn giũa bản thân, vì không muốn nuông chiều cái thân quá đà rồi mang họa về sau nên chúng ta học cách hưởng thụ ít lại.
Bớt hưởng thụ ở đây không phải là sự bỏn xẻn, bần tiện mà khi con người hướng đến những giá trị tâm linh cao hơn, thì những ham cầu về vật chất tự khắc trở thành thứ yếu.
Biết đủ, bớt hưởng thụ đòi hỏi quá trình tinh tấn rèn luyện tâm, học hỏi, gia tăng sự hiểu biết thì ta mới có thể làm được.
Trong cuộc sống, có những người rất giàu có nhưng lại sống rất khiêm nhường, không phung phí tiền bạc vào những thú chơi phù phiếm xa xỉ, mà dành phần lớn tài bảo vào những việc làm đem lại ý nghĩa cho cộng đồng.
3. Biết tiết chế điều gì nói, điều gì không
Việc nói gì và không nên nói gì chưa bao giờ là việc dễ dàng cho tất cả chúng ta. Những lời khéo léo đôi khi giả tạo, thiếu sự chân thành, trong khi người nói thẳng nói thật lại dễ làm tổn thương người khác.
Khi bạn hiểu để biết rằng không nói ra những lời cạn tình, không đàm tiếu phán xét người khác, biết khi nào cần nói và khi nào cần im lặng chính là dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức cho chính mình.
4. Hiểu những thói quen bất thiện của bản than để tu sửa
Ai cũng đều có những tật xấu, thiếu sót. Chúng ta không cần né tránh, sợ hãi mà phải nhận diện ra để tìm cách sửa đổi. Thực ra, cuộc sống không hoàn hảo là điều tuyệt vời nhất mà ta có được, ta có quyền sai và sửa sai chứ không nên xem việc sai sót, thất bại là đường cùng.
Việc hiểu những thói quen bất thiện của bản thân có thể giúp ta nâng lên tầm cao mới thông qua sự thấu hiểu người khác, từ đó bao dung với những lỗi lầm của họ, cho phép họ có cơ hội sửa đổi.
5. Tha thứ bao dung
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình còn là biết tha thứ cho những ai ngang ngược, không biết nhận lỗi. Buông bỏ mọi oán trách, giận hờn là dấu hiệu của người có trí tuệ.
Tâm thanh thản, cuộc sống an yên đến với những người ‘vô sự’, không chấp vào những hơn thua, hận thù, ganh ghét. Biết sống tha thứ và bao dung, phước đức đó không phải ai trong cõi người này cũng may mắn có được.
6. Biết ơn từ những điều nhỏ bé
Con người ta thường bị lòng tham điều khiển nên có thứ này rồi ta lại mong có nhiều hơn nữa mà quên đi việc đang may mắn sở hữu điều gì. Lời Phật dạy rằng, khi biết trân trọng, tri ân những gì mình đang có, bạn sẽ sống hạnh phúc hơn.
Vì thế, dấu hiệu ta đang tự tạo phước đó là khi ta bắt đầu quý trọng, biết ơn từ vô số những điều nhỏ bé đang hiện hữu trong cuộc sống của mình. Chúng ta biết ơn cha mẹ, biết ơn cuộc sống vì có một cơ thể lành lặn, biết ơn đồ ăn ta có hôm nay, bộ quần áo ta mặc, cho tới việc trân quý và giữ lại những người bạn tốt,...
7. Sẵn sàng chịu thiệt vì lợi ích chung
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình đó là khi ta chẳng so đo hơn thua với đời mà sẵn sàng hi sinh bản thân một chút vì lợi ích chung....
(Thiện Tri Thức)
1. Cho đi không mong cầu đền đáp
Có thể chia ra 3 hạng người trong cõi đời này đó là:
Người vừa đủ phước, người không đủ phước một đời, người dư phước có thể mang phước sang thế giới bên kia.
Không phải ai cũng may mắn có thừa cả phước đức đến nỗi dùng đời này không hết và có thể để sang cả đời sau như hạng người thứ 3 kể trên. Đó là một quá trình tu thân và không ngừng làm việc thiện từ tâm, đó là thái độ cho đi không cần đền đáp.
Người có được điều đấy thì họ sẽ không hối tiếc vì đã làm điều tốt, họ chẳng cần quy chuẩn nào, đơn giản giúp người là giúp người chứ không hề toan tính rằng sẽ có ngày được đền đáp lại.
Giá trị đích thực của cuộc sống không là gì ngoài sự đóng góp cống hiến cho đời, chứ không phải vun vén, tích trữ nhiều danh lợi cho bản thân. Chúng ta không thể mang theo bất cứ thứ gì sang kiếp sau ngoại trừ nghiệp mình đã tích luỹ.
2. Hưởng thụ ít
Sống trong cuộc đời này ai cho rằng mình không thích hưởng thụ là nói dối, thế nhưng vì muốn rèn giũa bản thân, vì không muốn nuông chiều cái thân quá đà rồi mang họa về sau nên chúng ta học cách hưởng thụ ít lại.
Bớt hưởng thụ ở đây không phải là sự bỏn xẻn, bần tiện mà khi con người hướng đến những giá trị tâm linh cao hơn, thì những ham cầu về vật chất tự khắc trở thành thứ yếu.
Biết đủ, bớt hưởng thụ đòi hỏi quá trình tinh tấn rèn luyện tâm, học hỏi, gia tăng sự hiểu biết thì ta mới có thể làm được.
Trong cuộc sống, có những người rất giàu có nhưng lại sống rất khiêm nhường, không phung phí tiền bạc vào những thú chơi phù phiếm xa xỉ, mà dành phần lớn tài bảo vào những việc làm đem lại ý nghĩa cho cộng đồng.
3. Biết tiết chế điều gì nói, điều gì không
Việc nói gì và không nên nói gì chưa bao giờ là việc dễ dàng cho tất cả chúng ta. Những lời khéo léo đôi khi giả tạo, thiếu sự chân thành, trong khi người nói thẳng nói thật lại dễ làm tổn thương người khác.
Khi bạn hiểu để biết rằng không nói ra những lời cạn tình, không đàm tiếu phán xét người khác, biết khi nào cần nói và khi nào cần im lặng chính là dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức cho chính mình.
4. Hiểu những thói quen bất thiện của bản than để tu sửa
Ai cũng đều có những tật xấu, thiếu sót. Chúng ta không cần né tránh, sợ hãi mà phải nhận diện ra để tìm cách sửa đổi. Thực ra, cuộc sống không hoàn hảo là điều tuyệt vời nhất mà ta có được, ta có quyền sai và sửa sai chứ không nên xem việc sai sót, thất bại là đường cùng.
Việc hiểu những thói quen bất thiện của bản thân có thể giúp ta nâng lên tầm cao mới thông qua sự thấu hiểu người khác, từ đó bao dung với những lỗi lầm của họ, cho phép họ có cơ hội sửa đổi.
5. Tha thứ bao dung
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình còn là biết tha thứ cho những ai ngang ngược, không biết nhận lỗi. Buông bỏ mọi oán trách, giận hờn là dấu hiệu của người có trí tuệ.
Tâm thanh thản, cuộc sống an yên đến với những người ‘vô sự’, không chấp vào những hơn thua, hận thù, ganh ghét. Biết sống tha thứ và bao dung, phước đức đó không phải ai trong cõi người này cũng may mắn có được.
6. Biết ơn từ những điều nhỏ bé
Con người ta thường bị lòng tham điều khiển nên có thứ này rồi ta lại mong có nhiều hơn nữa mà quên đi việc đang may mắn sở hữu điều gì. Lời Phật dạy rằng, khi biết trân trọng, tri ân những gì mình đang có, bạn sẽ sống hạnh phúc hơn.
Vì thế, dấu hiệu ta đang tự tạo phước đó là khi ta bắt đầu quý trọng, biết ơn từ vô số những điều nhỏ bé đang hiện hữu trong cuộc sống của mình. Chúng ta biết ơn cha mẹ, biết ơn cuộc sống vì có một cơ thể lành lặn, biết ơn đồ ăn ta có hôm nay, bộ quần áo ta mặc, cho tới việc trân quý và giữ lại những người bạn tốt,...
7. Sẵn sàng chịu thiệt vì lợi ích chung
Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình đó là khi ta chẳng so đo hơn thua với đời mà sẵn sàng hi sinh bản thân một chút vì lợi ích chung....
(Thiện Tri Thức)
- 343 lượt