12 quy tắc căn bản để ‘SỐNG AN LẠC như một Thiền sư’
25/04/2019 - 06:24
Lượt xem: 2625 lượt
Tôi không phải là một Thiền Sư, và cũng không có ý định trở thành một Thiền Sư. Tuy nhiên, tôi tìm được nguồn cảm hứng tuyệt vời trong triết lý sống của họ: sự giản đơn, chú tâm và tỉnh thức trong mọi hoạt động và sự bình an và thư thái trong đời sống hàng ngày.
Tại sao chúng ta lại muốn sống như một Thiền sư?
Bởi có nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ phong cách sống của nhà Thiền. Sự tập trung, sự an định, và tỉnh thức trong cuộc sống chắc hẳn sẽ giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn. Hơn thế nữa, hàng ngàn năm qua, các Thiền sư đã sống một cuộc đời chính niệm tỉnh giác và phụng sự người khác. Họ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Cho dù bạn theo tôn giáo nào hay không, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc dưới đây để giúp cuộc sống của mình an lạc hơn.
"Thiền không giúp cho chúng ta có các cảm-xúc mạnh mẽ, mà Thiền giúp cho chúng tasự chú-tâm khi làm các công việc thường ngày." - Shunryu Suzuki
1) MỖI LÚC, HÃY CHỈ LÀM MỘT VIỆC.
Hãy làm từng việc một thay vì làm nhiều việc cùng một lúc. Khi chúng ta rót nước, hãy tập trung vào rót nước. Khi ăn, hãy tập trung ăn. Khi chúng ta tắm, chỉ tắm. Đừng cố làm thêm một vài công việc trong lúc ăn hay tắm.
2) HÃY LÀM VIỆC TẬP TRUNG VÀ CHẬM RÃI .
Chúng ta có thể làm mỗi lúc một việc, nhưng lại thường hay làm vội vàng. Thay vì thế, chúng ta hãy làm từng bước chậm rãi, nhưng chắc chắn, không hấp tấp bừa bãi. Điều này cần rèn luyện, nhưng sẽ giúp bạn tập trung hơn vào công việc đang làm và làm việc hiệu quả hơn.
3) GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC DỨT ĐIỂM.
Hãy toàn tâm với công việc đang làm. Không nên chuyển sang công việc kế tiếp, cho đến khi nào chúng ta hoàn tất công việc đang làm. Nếu vì lý do đặc biệt nào đó khiến chúng ta phải bắt tay vào việc khác, hãy cố gắng xếp gọn công việc dở dang. Ví du, bạn làm món bánh mỳ kẹp, hãy dọn dẹp mọi thứ gọn gàng sạch sẽ trước khi thưởng thức món ăn. Hãy hoàn tất dứt điểm công việc trước khi tập trung làm việc kế tiếp.
4) LÀM ÍT NHƯNG CHẤT LƯỢNG.
Một Thiền Sư không sống một cuộc đời lười biếng: Họ dậy sớm với rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, họ không có những bảng liệt kê công việc dài bất tận. Có một số việc phải giải quyết trong ngày hôm nay, chỉ vậy thôi. Nếu làm việc ít nhưng chọn lọc, chúng ta có thể làm việc thong thả hơn, hoàn thiện và tập trung hơn. Nếu cứ cố lấp đầy 1 ngày bằng vô số công việc, bạn sẽ dễ làm ẩu và thiếu suy nghĩ thấu đáo về công việc mình làm.
5) HÃY DÀNH MỘT KHOẢNG TRỐNG GIỮA CÁC CÔNG VIỆC.
Liên quan đến quy tắc "Làm ít" ở trên, đây này là cách chúng ta quản lý lịch làm việc để luôn có đủ thời gian để hoàn thành từng nhiệm vụ. Đừng ‘lèn’ các việc quá chặt - thay vào đó, chúng ta hãy dành các khoảng hở giữa các công việc khác nhau. Khoảng đệm đó để dự phòng công việc kéo dài hơn dự định và giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
6) HÃY TẠO RA ‘NGHI THỨC’ CHO CÔNG VIỆC CẦN LÀM.
Các Thiền Sư có nghi lễ cho mọi điều họ làm, từ việc ăn uống, dọn dẹp, cho đến thiền định. Nghi thức tạo ra một cảm giác quan trọng. Nếu một việc nào đó đủ quan trọng để có nghi lễ, nó đáng để chúng ta chú tâm và làm một cách chậm rãi và chính xác. Chúng ta không cần phải học các nghi lễ của Thiền, nhưng có thể tự tạo ra những ‘nghi thức’ của riêng mình, trước khi bạn bắt tay thực hiện một công việc, sau khi thức dậy vào sáng sớm, trước khi tập thể dục hoặc trước khi đi ngủ, hay bất cứ việc gì bạn cảm thấy quan trọng và cần phải thực hiện. Ví dụ, mỗi sáng khi thức giấc, trước khi làm bất cứ việc gì, bạn có thể nói với mình những điều tốt đẹp và sẵn sàng đón chào ngày mới.
7) MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN ĐƯỢC THIẾT KẾ THỜI GIAN PHÙ HỢP.
Các Thiền Sư sắp xếp một số hoạt động vào những thời điểm nhất định trong ngày. Khi nào tắm, lúc nào làm việc, thời điểm để lau dọn, thời điểm để ăn uống... Điều này giúp đảm bảo công việc sẽ được thực hiện đều đặn. Bạn cũng nên chọn các khoảng thời gian cho các hoạt động của mình, cho dù đó là công việc làm, hoạt động thể thao, hay thời gian để tĩnh tâm. Đối với những việc quan trọng bạn thấy cần phải thực hành đều đặn, hãy thiết kế một thời điểm thích hợp trong ngày cho việc làm đó. Đó là cách rất tốt để lập trình cho bộ não và tạo thói quen tốt.
8) HÃY DÀNH THỜI GIAN NGỒI THIỀN.
Thiền định là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong ngày của một thiền sư. Mỗi ngày, họ dành một khoảng thời gian nhất định để ngồi thiền. Thiền định là sự rèn luyện giúp chúng ta tỉnh thức trong giây phút hiện tại. Bạn có thể dành thời gian ngồi thiền, hoặc bạn cũng có thể chạy bộ, hay bất cứ hoạt động nào như một cách thực hành chính niệm tỉnh thức. Điều quan trọng là bạn phải thực hành đều đặn và tỉnh thức trong giây phút hiện tại.
9) HỌC CÁCH MỈM CƯỜI VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.
Phụng sự, giúp đỡ người khác cũng là cách các Thiền sư rèn luyện tính khiêm nhường, sống vô ngã vị tha, vì người khác. Mỉm cười và đối xử tử tế với mọi người có lẽ là một cách tốt đẹp nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình và những người xung quanh. Bạn hãy dành thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khác.
10) LAU NHÀ RỬA BÁT CŨNG LÀ THIỀN.
Nấu ăn, rửa bát, dọn nhà cũng là cách để các Thiền sư thực tập chính niệm và trở thành nghi thức thực hành mỗi ngày. Hãy biến những công việc lặt vặt tẻ nhạt hàng ngày thành pháp thực hành thiền. Hãy để tâm vào các công việc, hãy tập trung, thong thả và học cách tận hưởng nó. Làm được điều đó sẽ làm thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
11) HÃY NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Trong cuộc sống của một Thiền Sư, có rất ít thứ dư thừa. Các vị không có một tủ đầy quần áo giày dép thời trang. Họ không có tủ lạnh chứa đầy đồ ăn tạp nham. Họ cũng không cần các thiết-bị công nghệ thông minh. Họ sống rất đơn giản nhưng an lạc. Tất nhiên chúng ta không phải bắt chước y hệt như vậy. Tuy nhiên, đó là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, có rất nhiều thứ không cần thiết, dư thừa đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế hãy thử suy ngẫm về những gì chúng ta thật sự cần thiết và loại bớt ‘rác’ ra khỏi cuộc sống của mình.
12) HÃY SỐNG ĐƠN GIẢN.
Tiếp theo nguyên tắc 11, Sống đơn giản có nghĩa là chúng ta loại bỏ đi những gì không cần thiết, và giữ lại những gì cần thiết. Đừng để những điều vô bổ, những thứ không cần thiết chiếm hết chỗ của những thứ quan trọng, cần thiết.
Tất nhiên, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn các điều cần-thiết khác biệt nhau tùy nhu cầu. Có người sống thiên về gia đình, thích viết lách, đọc sách, có người thích gặp gỡ giao lưu bạn bè. Tuy nhiên, điểm cốt lõi là chúng ta phải biết điều gì thực sự quan trọng đối với cuộc đời mình, và dành không gian, thời gian cho nó bằng cách loại bỏ đi những gì không cần thiết.
"Trước khi giác ngộ, chúng ta chẻ củi và gánh nước. Sau khi giác ngộ, chúng ta chẻ củi và gánh nước. " - Wu Li
(Lê Minh – Theo Zenhabits.net)
Tại sao chúng ta lại muốn sống như một Thiền sư?
Bởi có nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ phong cách sống của nhà Thiền. Sự tập trung, sự an định, và tỉnh thức trong cuộc sống chắc hẳn sẽ giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn. Hơn thế nữa, hàng ngàn năm qua, các Thiền sư đã sống một cuộc đời chính niệm tỉnh giác và phụng sự người khác. Họ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Cho dù bạn theo tôn giáo nào hay không, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc dưới đây để giúp cuộc sống của mình an lạc hơn.
"Thiền không giúp cho chúng ta có các cảm-xúc mạnh mẽ, mà Thiền giúp cho chúng tasự chú-tâm khi làm các công việc thường ngày." - Shunryu Suzuki
1) MỖI LÚC, HÃY CHỈ LÀM MỘT VIỆC.
Hãy làm từng việc một thay vì làm nhiều việc cùng một lúc. Khi chúng ta rót nước, hãy tập trung vào rót nước. Khi ăn, hãy tập trung ăn. Khi chúng ta tắm, chỉ tắm. Đừng cố làm thêm một vài công việc trong lúc ăn hay tắm.
2) HÃY LÀM VIỆC TẬP TRUNG VÀ CHẬM RÃI .
Chúng ta có thể làm mỗi lúc một việc, nhưng lại thường hay làm vội vàng. Thay vì thế, chúng ta hãy làm từng bước chậm rãi, nhưng chắc chắn, không hấp tấp bừa bãi. Điều này cần rèn luyện, nhưng sẽ giúp bạn tập trung hơn vào công việc đang làm và làm việc hiệu quả hơn.
3) GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC DỨT ĐIỂM.
Hãy toàn tâm với công việc đang làm. Không nên chuyển sang công việc kế tiếp, cho đến khi nào chúng ta hoàn tất công việc đang làm. Nếu vì lý do đặc biệt nào đó khiến chúng ta phải bắt tay vào việc khác, hãy cố gắng xếp gọn công việc dở dang. Ví du, bạn làm món bánh mỳ kẹp, hãy dọn dẹp mọi thứ gọn gàng sạch sẽ trước khi thưởng thức món ăn. Hãy hoàn tất dứt điểm công việc trước khi tập trung làm việc kế tiếp.
4) LÀM ÍT NHƯNG CHẤT LƯỢNG.
Một Thiền Sư không sống một cuộc đời lười biếng: Họ dậy sớm với rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, họ không có những bảng liệt kê công việc dài bất tận. Có một số việc phải giải quyết trong ngày hôm nay, chỉ vậy thôi. Nếu làm việc ít nhưng chọn lọc, chúng ta có thể làm việc thong thả hơn, hoàn thiện và tập trung hơn. Nếu cứ cố lấp đầy 1 ngày bằng vô số công việc, bạn sẽ dễ làm ẩu và thiếu suy nghĩ thấu đáo về công việc mình làm.
5) HÃY DÀNH MỘT KHOẢNG TRỐNG GIỮA CÁC CÔNG VIỆC.
Liên quan đến quy tắc "Làm ít" ở trên, đây này là cách chúng ta quản lý lịch làm việc để luôn có đủ thời gian để hoàn thành từng nhiệm vụ. Đừng ‘lèn’ các việc quá chặt - thay vào đó, chúng ta hãy dành các khoảng hở giữa các công việc khác nhau. Khoảng đệm đó để dự phòng công việc kéo dài hơn dự định và giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
6) HÃY TẠO RA ‘NGHI THỨC’ CHO CÔNG VIỆC CẦN LÀM.
Các Thiền Sư có nghi lễ cho mọi điều họ làm, từ việc ăn uống, dọn dẹp, cho đến thiền định. Nghi thức tạo ra một cảm giác quan trọng. Nếu một việc nào đó đủ quan trọng để có nghi lễ, nó đáng để chúng ta chú tâm và làm một cách chậm rãi và chính xác. Chúng ta không cần phải học các nghi lễ của Thiền, nhưng có thể tự tạo ra những ‘nghi thức’ của riêng mình, trước khi bạn bắt tay thực hiện một công việc, sau khi thức dậy vào sáng sớm, trước khi tập thể dục hoặc trước khi đi ngủ, hay bất cứ việc gì bạn cảm thấy quan trọng và cần phải thực hiện. Ví dụ, mỗi sáng khi thức giấc, trước khi làm bất cứ việc gì, bạn có thể nói với mình những điều tốt đẹp và sẵn sàng đón chào ngày mới.
7) MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN ĐƯỢC THIẾT KẾ THỜI GIAN PHÙ HỢP.
Các Thiền Sư sắp xếp một số hoạt động vào những thời điểm nhất định trong ngày. Khi nào tắm, lúc nào làm việc, thời điểm để lau dọn, thời điểm để ăn uống... Điều này giúp đảm bảo công việc sẽ được thực hiện đều đặn. Bạn cũng nên chọn các khoảng thời gian cho các hoạt động của mình, cho dù đó là công việc làm, hoạt động thể thao, hay thời gian để tĩnh tâm. Đối với những việc quan trọng bạn thấy cần phải thực hành đều đặn, hãy thiết kế một thời điểm thích hợp trong ngày cho việc làm đó. Đó là cách rất tốt để lập trình cho bộ não và tạo thói quen tốt.
8) HÃY DÀNH THỜI GIAN NGỒI THIỀN.
Thiền định là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong ngày của một thiền sư. Mỗi ngày, họ dành một khoảng thời gian nhất định để ngồi thiền. Thiền định là sự rèn luyện giúp chúng ta tỉnh thức trong giây phút hiện tại. Bạn có thể dành thời gian ngồi thiền, hoặc bạn cũng có thể chạy bộ, hay bất cứ hoạt động nào như một cách thực hành chính niệm tỉnh thức. Điều quan trọng là bạn phải thực hành đều đặn và tỉnh thức trong giây phút hiện tại.
9) HỌC CÁCH MỈM CƯỜI VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.
Phụng sự, giúp đỡ người khác cũng là cách các Thiền sư rèn luyện tính khiêm nhường, sống vô ngã vị tha, vì người khác. Mỉm cười và đối xử tử tế với mọi người có lẽ là một cách tốt đẹp nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình và những người xung quanh. Bạn hãy dành thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khác.
10) LAU NHÀ RỬA BÁT CŨNG LÀ THIỀN.
Nấu ăn, rửa bát, dọn nhà cũng là cách để các Thiền sư thực tập chính niệm và trở thành nghi thức thực hành mỗi ngày. Hãy biến những công việc lặt vặt tẻ nhạt hàng ngày thành pháp thực hành thiền. Hãy để tâm vào các công việc, hãy tập trung, thong thả và học cách tận hưởng nó. Làm được điều đó sẽ làm thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
11) HÃY NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT
Trong cuộc sống của một Thiền Sư, có rất ít thứ dư thừa. Các vị không có một tủ đầy quần áo giày dép thời trang. Họ không có tủ lạnh chứa đầy đồ ăn tạp nham. Họ cũng không cần các thiết-bị công nghệ thông minh. Họ sống rất đơn giản nhưng an lạc. Tất nhiên chúng ta không phải bắt chước y hệt như vậy. Tuy nhiên, đó là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, có rất nhiều thứ không cần thiết, dư thừa đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế hãy thử suy ngẫm về những gì chúng ta thật sự cần thiết và loại bớt ‘rác’ ra khỏi cuộc sống của mình.
12) HÃY SỐNG ĐƠN GIẢN.
Tiếp theo nguyên tắc 11, Sống đơn giản có nghĩa là chúng ta loại bỏ đi những gì không cần thiết, và giữ lại những gì cần thiết. Đừng để những điều vô bổ, những thứ không cần thiết chiếm hết chỗ của những thứ quan trọng, cần thiết.
Tất nhiên, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn các điều cần-thiết khác biệt nhau tùy nhu cầu. Có người sống thiên về gia đình, thích viết lách, đọc sách, có người thích gặp gỡ giao lưu bạn bè. Tuy nhiên, điểm cốt lõi là chúng ta phải biết điều gì thực sự quan trọng đối với cuộc đời mình, và dành không gian, thời gian cho nó bằng cách loại bỏ đi những gì không cần thiết.
"Trước khi giác ngộ, chúng ta chẻ củi và gánh nước. Sau khi giác ngộ, chúng ta chẻ củi và gánh nước. " - Wu Li
(Lê Minh – Theo Zenhabits.net)
- 2625 lượt