6 cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
09/07/2023 - 07:11
Lượt xem: 34 lượt
Bỏ thuốc lá, kiểm tra tuyến giáp định kỳ, giảm sử dụng đậu nành góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp.
Tổn thương ở tuyến giáp xảy ra do các bất thường về chức năng và cấu trúc tuyến giáp. Một số cách sau đây góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá chứa chất thiocyanate. Hợp chất này làm gián đoạn sự hấp thu iốt, có thể ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thuốc lá còn làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp thyroxine, làm giảm nhẹ nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, mọi người nên hạn chế những môi trường có khói thuốc lá.
Kiểm tra vùng cổ: Kiểm tra vùng cổ là cách dễ thực hiện có thể phát hiện bất thường ở tuyến giáp. Mọi người có thể dùng tay sờ quanh cổ hoặc quan sát để phát hiện các bất thường như nốt sần trên da, cục u hoặc các vết sưng trên bề mặt cổ. Nếu xuất hiện các bất thường nói trên, bạn nên đi khám. Việc sàng lọc này giúp phát hiện bệnh sớm, tạo điều kiện cho quá trình điều trị.
Giảm tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành: Trong đậu nành chứa chất goitrogens, có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách can thiệp vào sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp. Quá trình này kích hoạt tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Nếu TSH liên tục tăng và vượt ngưỡng giới hạn, người bệnh dễ bị bướu cổ. Đậu nành còn cản trở sự hấp thụ levothyroxine, không tốt cho người bệnh tuyến giáp. Mọi người nên hạn chế sử dụng đậu nành cũng như các sản phẩm chiết xuất từ đậu nành.
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh celiac: Bệnh celiac là tình trạng tự miễn dịch khiến ruột phản ứng bất thường với gluten. Những người mắc bệnh celiac thường gặp vấn đề hấp thụ các khoáng chất thiết yếu như iốt và selen, gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp.
Người nghi ngờ mắc bệnh celiac nên khám và điều trị sớm. Mọi người có thể ngăn ngừa bệnh celiac bằng cách áp dụng chế độ ăn uống ít gluten. Các thực phẩm ít gluten có thể kể đến, bao gồm: rau dền, củ dong, ngô hoặc các sản phẩm từ ngô, hạt lanh, các loại bột như bột gạo, bột đậu nành, đậu xanh...
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh nắm được những thay đổi của bản thân, nhất là với nhóm có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Những người nằm trong nhóm này bao gồm: người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp; từng được chẩn đoán thiếu iốt hoặc đang gặp tình trạng mức độ hormone tuyến giáp không ổn định. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Họ thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều do thay đổi nội tiết tố, rối loạn tự miễn, thời kỳ mãn kinh... Khi có các dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoặc tăng cân liên tục, mọi người nên sớm đi khám.
Lối sống lành mạnh: Mọi người có thể phòng ngừa bệnh tuyến giáp bằng cách thực hành lối sống lành mạnh như thường xuyên tập thể dục; ăn uống đa dạng và ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cam, quýt, dâu tây, đảm bảo đủ iốt.
(Theo Vnexpress.net)
Tổn thương ở tuyến giáp xảy ra do các bất thường về chức năng và cấu trúc tuyến giáp. Một số cách sau đây góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá chứa chất thiocyanate. Hợp chất này làm gián đoạn sự hấp thu iốt, có thể ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thuốc lá còn làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp thyroxine, làm giảm nhẹ nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, mọi người nên hạn chế những môi trường có khói thuốc lá.
Kiểm tra vùng cổ: Kiểm tra vùng cổ là cách dễ thực hiện có thể phát hiện bất thường ở tuyến giáp. Mọi người có thể dùng tay sờ quanh cổ hoặc quan sát để phát hiện các bất thường như nốt sần trên da, cục u hoặc các vết sưng trên bề mặt cổ. Nếu xuất hiện các bất thường nói trên, bạn nên đi khám. Việc sàng lọc này giúp phát hiện bệnh sớm, tạo điều kiện cho quá trình điều trị.
Giảm tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành: Trong đậu nành chứa chất goitrogens, có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách can thiệp vào sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp. Quá trình này kích hoạt tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Nếu TSH liên tục tăng và vượt ngưỡng giới hạn, người bệnh dễ bị bướu cổ. Đậu nành còn cản trở sự hấp thụ levothyroxine, không tốt cho người bệnh tuyến giáp. Mọi người nên hạn chế sử dụng đậu nành cũng như các sản phẩm chiết xuất từ đậu nành.
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh celiac: Bệnh celiac là tình trạng tự miễn dịch khiến ruột phản ứng bất thường với gluten. Những người mắc bệnh celiac thường gặp vấn đề hấp thụ các khoáng chất thiết yếu như iốt và selen, gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp.
Người nghi ngờ mắc bệnh celiac nên khám và điều trị sớm. Mọi người có thể ngăn ngừa bệnh celiac bằng cách áp dụng chế độ ăn uống ít gluten. Các thực phẩm ít gluten có thể kể đến, bao gồm: rau dền, củ dong, ngô hoặc các sản phẩm từ ngô, hạt lanh, các loại bột như bột gạo, bột đậu nành, đậu xanh...
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh nắm được những thay đổi của bản thân, nhất là với nhóm có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Những người nằm trong nhóm này bao gồm: người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp; từng được chẩn đoán thiếu iốt hoặc đang gặp tình trạng mức độ hormone tuyến giáp không ổn định. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Họ thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều do thay đổi nội tiết tố, rối loạn tự miễn, thời kỳ mãn kinh... Khi có các dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoặc tăng cân liên tục, mọi người nên sớm đi khám.
Lối sống lành mạnh: Mọi người có thể phòng ngừa bệnh tuyến giáp bằng cách thực hành lối sống lành mạnh như thường xuyên tập thể dục; ăn uống đa dạng và ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cam, quýt, dâu tây, đảm bảo đủ iốt.
(Theo Vnexpress.net)
- 34 lượt