Bạn thuộc loại người nào? Khám phá bí mật của tâm an lạc
12/03/2023 - 07:16
Lượt xem: 939 lượt
Theo đạo Phật, đặc điểm tính cách của con người có thể được mô tả theo ba cặp phạm trù sau:
Tham lam và Đức tin
Sân giận và Trí tuệ
Vô minh và Cân bằng
Trong chúng ta có đầy đủ những phẩm tính này, nên không cần phải dán nhãn bản thân với một tính cách này hay một tính cách khác. Chúng ta đều cần rèn luyện tâm để trưởng dưỡng niềm tin, trí tuệ và sự cân bằng tĩnh tại, cũng như giảm thiểu tham lam, sân giận và vô minh. Khi thực hành những pháp thiền quán được giới thiệu trong phần “Rèn luyện tâm” này, bạn hãy suy ngẫm về phẩm tính nổi bật của bản thân, phẩm tính mà bạn nhận thấy mình có khuynh hướng mạnh mẽ hơn những phẩm tính khác. Bạn có thể nhận ra mặt tích cực hoặc tiêu cực của phẩm tính đó. Điều này rất hữu ích và có ý nghĩa với bạn vì bạn hiểu rằng luôn có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực trong cùng một vấn đề và từ đó bạn biết cách chuyển hoá một phẩm tính từ khía cạnh tiêu cực trở thành tích cực.
Tâm tham lam thường bám chấp rất mạnh mẽ vào cả người lẫn vật. Tâm tham lam luôn mong muốn có nhiều hơn, nhiều thú vui hơn, nhiều của cải hơn, được yêu thương nhiều hơn, và không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình có. Ở khía cạnh tích cực, điều đó hàm nghĩa là bạn có thể dễ dàng hiểu được về lòng trân trọng, tri ân, hiểu được cuộc sống này vô cùng quý giá và bạn cần hân hưởng từng phút giây sống nhiệm màu. Bạn có thể luôn đố kỵ và mong muốn sở hữu, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có rất nhiều tình thương yêu để chia sẻ với mọi người. Pháp thiền căn bản mà bạn cần thực hành đó là quán chiếu về ý nghĩa của vô thường, để hiểu được rằng mọi niềm vui thế gian đều chỉ là giả tạm và không tuyệt đối, mọi sự thành đạt thế gian bạn có được cũng không là vĩnh cửu bởi mọi thứ trên thế gian này đều vô thường. Bạn hãy chú tâm vào sự bao dung, hào phóng nơi bản thân bởi đó mới là sức mạnh vĩ đại. Thay vì ham muốn hãy biết buông xả, thay vì tham muốn sở hữu thì hãy cho đi.
Tham lam và Đức tin
Sân giận và Trí tuệ
Vô minh và Cân bằng
Trong chúng ta có đầy đủ những phẩm tính này, nên không cần phải dán nhãn bản thân với một tính cách này hay một tính cách khác. Chúng ta đều cần rèn luyện tâm để trưởng dưỡng niềm tin, trí tuệ và sự cân bằng tĩnh tại, cũng như giảm thiểu tham lam, sân giận và vô minh. Khi thực hành những pháp thiền quán được giới thiệu trong phần “Rèn luyện tâm” này, bạn hãy suy ngẫm về phẩm tính nổi bật của bản thân, phẩm tính mà bạn nhận thấy mình có khuynh hướng mạnh mẽ hơn những phẩm tính khác. Bạn có thể nhận ra mặt tích cực hoặc tiêu cực của phẩm tính đó. Điều này rất hữu ích và có ý nghĩa với bạn vì bạn hiểu rằng luôn có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực trong cùng một vấn đề và từ đó bạn biết cách chuyển hoá một phẩm tính từ khía cạnh tiêu cực trở thành tích cực.
Tâm tham lam thường bám chấp rất mạnh mẽ vào cả người lẫn vật. Tâm tham lam luôn mong muốn có nhiều hơn, nhiều thú vui hơn, nhiều của cải hơn, được yêu thương nhiều hơn, và không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình có. Ở khía cạnh tích cực, điều đó hàm nghĩa là bạn có thể dễ dàng hiểu được về lòng trân trọng, tri ân, hiểu được cuộc sống này vô cùng quý giá và bạn cần hân hưởng từng phút giây sống nhiệm màu. Bạn có thể luôn đố kỵ và mong muốn sở hữu, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có rất nhiều tình thương yêu để chia sẻ với mọi người. Pháp thiền căn bản mà bạn cần thực hành đó là quán chiếu về ý nghĩa của vô thường, để hiểu được rằng mọi niềm vui thế gian đều chỉ là giả tạm và không tuyệt đối, mọi sự thành đạt thế gian bạn có được cũng không là vĩnh cửu bởi mọi thứ trên thế gian này đều vô thường. Bạn hãy chú tâm vào sự bao dung, hào phóng nơi bản thân bởi đó mới là sức mạnh vĩ đại. Thay vì ham muốn hãy biết buông xả, thay vì tham muốn sở hữu thì hãy cho đi.
Tâm nhiều sân giận thường hay chỉ trích, phán xét, thận trọng và hoài nghi về cuộc sống. Bạn có thể là một người cầu toàn, luôn muốn mọi việc phải tuân theo chuẩn mực của mình, do vậy, bạn dễ nổi nóng khi mọi người, mọi việc xung quanh không hoàn hảo như mình mong muốn. Điều đó sẽ khiến các mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bởi trên đời này chẳng có ai là hoàn hảo cho nên không ai có thể trở thành “đối tác hoàn hảo” như bạn yêu cầu, dù trong bất cứ mối quan hệ nào. Bạn có thể đeo bám vào những mối hận thù hay những nỗi đau trong quá khứ, chúng khiến cho bạn không thể thảnh thơi, hoan hỷ trong giây phút hiện tại và khiến tâm bạn bế tắc với quá nhiều suy nghĩ, vọng tưởng. Ở khía cạnh tích cực, thế mạnh của bạn là có thể nhìn vào cốt lõi của vấn đề, bạn là người khôn ngoan và sâu sắc khi nhìn nhận về con người và tình huống. Bạn cân nhắc kỹ lưỡng khi ra quyết định và biết cách tìm những ảnh hưởng tích cực để đem lại thành công. Bạn là người trực giác, mẫn cảm nên có thể tự biết mình cần làm gì. Điều quan trọng đối với bạn là chú tâm vào phát triển tình yêu thương, lòng bi mẫn thông qua thiền quán về Tri ân đồng thời, buông bỏ tâm bám chấp vào quá khứ cũng như xu hướng chỉ trích và phán xét người khác, thay vào đó, hãy tập trung hoàn toàn vào những gì mình làm.
Tâm mê mờ, thiếu sáng suốt thường dễ dàng xao nhãng và bị ảnh hưởng bởi bất cứ đối tượng nào ở gần bên vì tâm đó khó tự mình đưa ra quyết định. Bạn có thể nghi ngờ về năng lực của chính mình và là người e dè, tự ti. Bạn thường không xem trọng hay đánh giá cao về bản thân, vì vậy cũng không quá bám chấp vào những gì bạn thực sự muốn làm và dễ dàng tin tưởng, trông cậy vào người khác. Nhưng điểm mạnh của bạn là có thể dễ dàng hoà nhịp với dòng chảy chung của cuộc sống. Bạn mềm dẻo và dễ thích nghi với đổi thay nên không gặp khó khăn với những tình huống thay đổi đột ngột. Do không chấp thủ nên bạn cũng dễ chấp nhận ý kiến, quan điểm của người khác. Vì thế, bạn có nhiều khả năng cảm thông, hòa hợp với mọi người. Điều quan trọng đối với bạn là thực hành trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng bi mẫn đối với chính bản thân, để thấy mình cũng xứng đáng được trân trọng. Thiền quán hơi thở sẽ rất hữu ích đối với bạn vì pháp thực hành này giúp bạn định tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để chú tâm vào công việc hiện tại. Thực hành chính niệm tỉnh giác cũng sẽ giúp bạn rất nhiều: khi ăn hãy chú tâm vào ăn, khi rửa bát hãy chú tâm vào rửa bát, đưa mọi cảm nhận giác quan của bạn có mặt với công việc đang làm, quay về với sự giản dị, trong sáng tự nhiên vốn có của tâm.
Tâm mê mờ, thiếu sáng suốt thường dễ dàng xao nhãng và bị ảnh hưởng bởi bất cứ đối tượng nào ở gần bên vì tâm đó khó tự mình đưa ra quyết định. Bạn có thể nghi ngờ về năng lực của chính mình và là người e dè, tự ti. Bạn thường không xem trọng hay đánh giá cao về bản thân, vì vậy cũng không quá bám chấp vào những gì bạn thực sự muốn làm và dễ dàng tin tưởng, trông cậy vào người khác. Nhưng điểm mạnh của bạn là có thể dễ dàng hoà nhịp với dòng chảy chung của cuộc sống. Bạn mềm dẻo và dễ thích nghi với đổi thay nên không gặp khó khăn với những tình huống thay đổi đột ngột. Do không chấp thủ nên bạn cũng dễ chấp nhận ý kiến, quan điểm của người khác. Vì thế, bạn có nhiều khả năng cảm thông, hòa hợp với mọi người. Điều quan trọng đối với bạn là thực hành trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng bi mẫn đối với chính bản thân, để thấy mình cũng xứng đáng được trân trọng. Thiền quán hơi thở sẽ rất hữu ích đối với bạn vì pháp thực hành này giúp bạn định tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để chú tâm vào công việc hiện tại. Thực hành chính niệm tỉnh giác cũng sẽ giúp bạn rất nhiều: khi ăn hãy chú tâm vào ăn, khi rửa bát hãy chú tâm vào rửa bát, đưa mọi cảm nhận giác quan của bạn có mặt với công việc đang làm, quay về với sự giản dị, trong sáng tự nhiên vốn có của tâm.
Tự giải đáp những trăn trở của chính mình.
Bạn là người trợ giúp tốt nhất cho bản thân.
Bạn là người trợ giúp tốt nhất cho bản thân.
Ngạn ngữ Thụy Điển
Ngày nay, rất nhiều người đang bắt đầu nhận ra mình cần thay đổi để hoàn thiện bản thân và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Họ bắt đầu nhận ra những năng lực tuyệt vời của tâm, cũng như hiểu rằng tâm rất dễ bị tổn thương hay bất an nếu không được chăm sóc đúng mức. Những người đó muốn tìm cho mình ý nghĩa của cuộc sống, muốn biết làm cách nào để trở nên từ bi, cảm thông hơn. Với nhiều người, những nỗ lực để mưu cầu công danh hay nhà cao cửa rộng cũng như danh sách những thành công thế gian khác giờ đây đã không còn là mối bận tâm lớn bởi họ đã nhận ra những thứ này không tạo nên hạnh phúc.
Mọi người thường tìm cầu giải pháp để có được an lạc, hạnh phúc từ chuyên gia tâm lý hay các bậc Thầy. Đúng là các chuyên gia chắc chắn có thể cho bạn những thông tin hoặc chỉ dẫn hữu ích. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu và khai thác những lĩnh vực mới. Nhưng quan trọng nhất là bạn cần nhìn vào nội tâm để tìm câu trả lời. Đó là lý do tại sao khi ai đó hỏi tôi nên làm cách nào để giảm bớt những lo sợ trong cuộc sống, tôi đã không thể cho người đó một giải pháp tức thì. Bởi không phải lúc nào ta cũng có được một câu trả lời về “làm thế nào”. Tuy nhiên, luôn có cách để tìm hiểu xem điều gì khiến bạn sợ hãi, để thân thiện hơn với chính bạn, với nỗi sợ hãi của bạn và nhìn sâu vào trí tuệ nội tâm mình. Tôi cho rằng trí tuệ nội tâm bạn chính là nơi bạn có thể tìm lời giải đáp phù hợp nhất cho mọi vấn đề của bản thân.
Bằng cách trau dồi hiểu biết về nội tâm cũng như nhận thức rõ về bản ngã khó kiểm soát nơi mình, bằng cách thực hành nghệ thuật dừng lặng và tĩnh tại, tôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho chính mình và thực sự nghe thấy lời mách bảo từ trái tim. Đó là nơi ẩn giấu toàn bộ tình yêu thương bi mẫn và trí tuệ chân thực. Chính trí tuệ và tình yêu thương đó khiến cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng quý giá và tâm bạn sẽ thôi phiền muộn để trở về với tâm an lạc tĩnh tại sâu xa.
(Trích ‘Tâm An Lạc’ – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
Mọi người thường tìm cầu giải pháp để có được an lạc, hạnh phúc từ chuyên gia tâm lý hay các bậc Thầy. Đúng là các chuyên gia chắc chắn có thể cho bạn những thông tin hoặc chỉ dẫn hữu ích. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu và khai thác những lĩnh vực mới. Nhưng quan trọng nhất là bạn cần nhìn vào nội tâm để tìm câu trả lời. Đó là lý do tại sao khi ai đó hỏi tôi nên làm cách nào để giảm bớt những lo sợ trong cuộc sống, tôi đã không thể cho người đó một giải pháp tức thì. Bởi không phải lúc nào ta cũng có được một câu trả lời về “làm thế nào”. Tuy nhiên, luôn có cách để tìm hiểu xem điều gì khiến bạn sợ hãi, để thân thiện hơn với chính bạn, với nỗi sợ hãi của bạn và nhìn sâu vào trí tuệ nội tâm mình. Tôi cho rằng trí tuệ nội tâm bạn chính là nơi bạn có thể tìm lời giải đáp phù hợp nhất cho mọi vấn đề của bản thân.
Bằng cách trau dồi hiểu biết về nội tâm cũng như nhận thức rõ về bản ngã khó kiểm soát nơi mình, bằng cách thực hành nghệ thuật dừng lặng và tĩnh tại, tôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho chính mình và thực sự nghe thấy lời mách bảo từ trái tim. Đó là nơi ẩn giấu toàn bộ tình yêu thương bi mẫn và trí tuệ chân thực. Chính trí tuệ và tình yêu thương đó khiến cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng quý giá và tâm bạn sẽ thôi phiền muộn để trở về với tâm an lạc tĩnh tại sâu xa.
(Trích ‘Tâm An Lạc’ – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
- 939 lượt