Bốn thời điểm khiến người đời tỉnh ngộ
17/08/2024 - 07:16
Lượt xem: 718 lượt
Có một thực tế và cũng là một điều trớ trêu trong cuộc sống, đó là con người thường không ‘thích’ những bài học miễn phí, cho dù nó giá trị đến mức nào. Nói cách khác, dường như chỉ khi phải trả giá đắt, chúng ta mới nhận ra bài học của cuộc sống.
Đức Phật dạy rằng “Ở trên đời này, có 4 loại ngựa. Thứ nhất là loại thượng hạng, nó chạy rất nhanh và ngay khi người chủ nhấc roi lên, nó sẽ biết là chạy hay đứng yên.
Loại thứ hai là loại ngựa tốt. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh nhẹn, nó vẫn là một loại ngựa tốt.
Loại thứ ba là loại bình thường. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi bị người chủ quất thật mạnh thì nó mới chạy.
Cuối cùng là loại ‘thân lừa ưa nặng’. Nó không chạy ngay cả khi bị ăn đòn. Người chủ không còn cách nào khác phải vụt thật mạnh làm nó đau thấu xương, chỉ khi đó, nó mới tuân lệnh chủ và phi nước đại”.
Con người cũng có 4 kiểu như vậy. Kiểu người thứ nhất - giống như loại ngựa thượng hạng, những người có trí tuệ, hiểu đời, biết sống an nhiên tự tại, thuận theo quy luật tự nhiên của cuộc sống thường rất hiếm.
Kiểu người thứ 2 là người biết tìm cầu chân sư, chịu khó học hỏi từ các bậc Thầy để trưởng dưỡng trí tuệ, sống cuộc đời ý nghĩa.
Đa phần chúng ta thuộc loại thứ 3 và thứ 4, chúng ta chỉ ngộ ra phần nào chân lý cuộc sống sau khi đã trải qua nhiều đau khổ đắng cay, bị ‘đánh bầm dập’, phải trả giá khá đắt hoặc vào thời khắc lâm chung. Nhưng đó còn là điều may mắn bởi có nhiều người đến hết cả cuộc đời rồi vẫn sống trong u mê tăm tối.
Khi đau đớn đủ lớn, chúng ta buộc phải thay đổi. Dưới đây là những thời khắc mà nhiều người ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống.
1. KHI LÂM HOẠN NẠN
Khi sóng yên biển lặng người ta chẳng lo nghĩ gì nhiều, coi mọi chuyện tốt đẹp là điều hiển nhiên. Chỉ khi gặp nghịch cảnh chúng ta mới nhận ra bản chất bất như ý của đời sống, rằng đời vốn không như mơ. Chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bất kỳ điều gì xảy đến đối với mình.
Cũng trong cơn hoạn nạn, chúng ta mới thấu tỏ lòng người, biết ai thực sự là bạn tốt, và nhận ra rằng sự chân thành và sẻ chia quan trọng nhiều hơn những lời tung hô, thổi phồng bản ngã.
2. SAU CƠN BẠO BỆNH
Sau một cơn bạo bệnh, chúng ta mới biết trân quý sức khoẻ. Một bậc Thầy từng dạy rằng sai lầm lạ lùng của con người là thích đánh đổi sức khỏe để chạy theo tiền bạc cho đến khi kiệt sức lại dùng tiền bạc để chữa bệnh, ‘mua’ lại sức khoẻ, thật là trớ trêu.
Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, chúng ta mới thấy quý trọng sự sống, thương và thông cảm hơn đối với những người già yếu bệnh tật, để sống nhân ái sẻ chia hơn.
3. SAU MẤT MÁT LỚN
Trải qua những mất mát, những biến cố lớn, chúng ta mới nhận ra điều gì thực sự quan trọng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi này. Con người hiện đại thường bị cuốn vào trong vòng xoáy của cuộc sống bận rộn cơm áo gạo tiền mà quên mất những người xung quanh mình.
Đến lúc mắt cha đã mờ, chân mẹ đi không vững, có khi chúng ta vẫn chẳng mấy bận tâm vì mải lo vun vén cho hạnh phúc cá nhân, để rồi khi vô thường ập đến, điều khiến chúng ta day dứt mãi là không dành thời gian bên cha mẹ trong những năm tháng cuối cùng của tuổi già cô đơn.
Cuộc đời vốn mong manh vô thường, hãy trân trọng từng phút giây của cuộc sống, để chúng ta không phải tiếc nuối vì đã sống vô tâm, vô tình.
4. TRƯỚC GIỜ LÂM CHUNG
Vào thời khắc lâm chung, con người chợt ngộ ra rằng cuộc đời trôi qua như một giấc mộng. Tất cả đều tan thành mây khói trong thoáng chốc. Chúng ta đến với thế gian với hai bàn tay trắng và ra đi cũng lại trắng tay. Người ta cay đắng và bất lực nhìn thấy mọi của cải, tiền bạc, địa vi, tình yêu… đều nhanh chóng rơi vào trong tay kẻ khác, chẳng có gì thuộc về họ nữa.
‘Cuộc đời như nước chảy hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi’. Vậy mà, cả đời người chúng ta cứ sống trong ảo tưởng và trở thành nô lệ cho hai chữ thành công vì cái bản ngã hư danh. Đó quả là điều đáng tiếc.
(Như Nhiên)
Đức Phật dạy rằng “Ở trên đời này, có 4 loại ngựa. Thứ nhất là loại thượng hạng, nó chạy rất nhanh và ngay khi người chủ nhấc roi lên, nó sẽ biết là chạy hay đứng yên.
Loại thứ hai là loại ngựa tốt. Khi người chủ nhấc roi lên, nó không chạy ngay. Nhưng khi roi đụng vào mình nó thì nó sẽ hiểu và chạy. Mạnh mẽ và nhanh nhẹn, nó vẫn là một loại ngựa tốt.
Loại thứ ba là loại bình thường. Nó không làm theo lệnh của chủ ngay cả khi bị quất roi. Chỉ khi bị người chủ quất thật mạnh thì nó mới chạy.
Cuối cùng là loại ‘thân lừa ưa nặng’. Nó không chạy ngay cả khi bị ăn đòn. Người chủ không còn cách nào khác phải vụt thật mạnh làm nó đau thấu xương, chỉ khi đó, nó mới tuân lệnh chủ và phi nước đại”.
Con người cũng có 4 kiểu như vậy. Kiểu người thứ nhất - giống như loại ngựa thượng hạng, những người có trí tuệ, hiểu đời, biết sống an nhiên tự tại, thuận theo quy luật tự nhiên của cuộc sống thường rất hiếm.
Kiểu người thứ 2 là người biết tìm cầu chân sư, chịu khó học hỏi từ các bậc Thầy để trưởng dưỡng trí tuệ, sống cuộc đời ý nghĩa.
Đa phần chúng ta thuộc loại thứ 3 và thứ 4, chúng ta chỉ ngộ ra phần nào chân lý cuộc sống sau khi đã trải qua nhiều đau khổ đắng cay, bị ‘đánh bầm dập’, phải trả giá khá đắt hoặc vào thời khắc lâm chung. Nhưng đó còn là điều may mắn bởi có nhiều người đến hết cả cuộc đời rồi vẫn sống trong u mê tăm tối.
Khi đau đớn đủ lớn, chúng ta buộc phải thay đổi. Dưới đây là những thời khắc mà nhiều người ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống.
1. KHI LÂM HOẠN NẠN
Khi sóng yên biển lặng người ta chẳng lo nghĩ gì nhiều, coi mọi chuyện tốt đẹp là điều hiển nhiên. Chỉ khi gặp nghịch cảnh chúng ta mới nhận ra bản chất bất như ý của đời sống, rằng đời vốn không như mơ. Chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bất kỳ điều gì xảy đến đối với mình.
Cũng trong cơn hoạn nạn, chúng ta mới thấu tỏ lòng người, biết ai thực sự là bạn tốt, và nhận ra rằng sự chân thành và sẻ chia quan trọng nhiều hơn những lời tung hô, thổi phồng bản ngã.
2. SAU CƠN BẠO BỆNH
Sau một cơn bạo bệnh, chúng ta mới biết trân quý sức khoẻ. Một bậc Thầy từng dạy rằng sai lầm lạ lùng của con người là thích đánh đổi sức khỏe để chạy theo tiền bạc cho đến khi kiệt sức lại dùng tiền bạc để chữa bệnh, ‘mua’ lại sức khoẻ, thật là trớ trêu.
Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, chúng ta mới thấy quý trọng sự sống, thương và thông cảm hơn đối với những người già yếu bệnh tật, để sống nhân ái sẻ chia hơn.
3. SAU MẤT MÁT LỚN
Trải qua những mất mát, những biến cố lớn, chúng ta mới nhận ra điều gì thực sự quan trọng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi này. Con người hiện đại thường bị cuốn vào trong vòng xoáy của cuộc sống bận rộn cơm áo gạo tiền mà quên mất những người xung quanh mình.
Đến lúc mắt cha đã mờ, chân mẹ đi không vững, có khi chúng ta vẫn chẳng mấy bận tâm vì mải lo vun vén cho hạnh phúc cá nhân, để rồi khi vô thường ập đến, điều khiến chúng ta day dứt mãi là không dành thời gian bên cha mẹ trong những năm tháng cuối cùng của tuổi già cô đơn.
Cuộc đời vốn mong manh vô thường, hãy trân trọng từng phút giây của cuộc sống, để chúng ta không phải tiếc nuối vì đã sống vô tâm, vô tình.
4. TRƯỚC GIỜ LÂM CHUNG
Vào thời khắc lâm chung, con người chợt ngộ ra rằng cuộc đời trôi qua như một giấc mộng. Tất cả đều tan thành mây khói trong thoáng chốc. Chúng ta đến với thế gian với hai bàn tay trắng và ra đi cũng lại trắng tay. Người ta cay đắng và bất lực nhìn thấy mọi của cải, tiền bạc, địa vi, tình yêu… đều nhanh chóng rơi vào trong tay kẻ khác, chẳng có gì thuộc về họ nữa.
‘Cuộc đời như nước chảy hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi’. Vậy mà, cả đời người chúng ta cứ sống trong ảo tưởng và trở thành nô lệ cho hai chữ thành công vì cái bản ngã hư danh. Đó quả là điều đáng tiếc.
(Như Nhiên)
- 718 lượt