Cố chấp
01/02/2024 - 21:50
Lượt xem: 46 lượt
Có con nhện đang bò về phía bức tường trên một mạng nhện đã bị rách toạc. Sau trận mưa, bức tường bị ẩm ướt, con nhện bò lên lại rớt xuống, cứ mỗi lần rớt xuống, lại mỗi lần bò lên.
Sau khi Giáp nhìn thấy, anh ta than thở: “Mình cả đời này chẳng phải là cứ bận bận rộn rộn mà không được việc gì như thế này chăng?” Từ đó, anh ta càng thêm ủ rũ suy sút.
Sau khi Ất nhìn thấy, nói: “Con nhện này quá ngu xuẩn, tại sao không theo cái chỗ khô ráo kia mà bò quanh lên?” Rõ là anh ta có sáng ý, hiểu được lẽ biến thông.
Sau khi Bính nhìn thấy, bị sự cố chấp của con nhện đánh động, từ đó anh ta càng mạnh mẽ hơn lên.
“Cố chấp” là tốt hay không tốt? Cố chấp chọn điều thiện không hẳn là không tốt; chấp sai làm đúng, chấp tà làm chính, thì đó là không tốt. “Chấp” trong Phật giáo chia làm “chấp ngã”, “chấp pháp”. “Chấp ngã” tức là cho mình là đúng, lấy mình làm trọng. Tôi thấy, tôi nghe, tôi nghĩ, tôi biết,… việc gì cũng lấy tôi làm trung tâm. Người chấp ngã hầu như không biết có người khác, có đạo lý, có quần chúng, người chấp trước tự ngã khó có thể sống chung. Ngoài “chấp ngã” còn có “chấp pháp”, tức là đối với đúng sai, thiện ác, dài ngắn, cao thấp, có không, chẳng phải chấp có thì cũng chấp không. Người “chấp pháp” trầm trọng thì chấp lớn, chấp nhỏ, chấp vuông, chấp tròn, chấp nghiêng, chấp lệch, tức là đối với tất cả các pháp đều cố chấp một cách cực đoan, khó có thể viên dung.
Người trên thế gian vì không thể phá bỏ “chấp ngã” và “chấp pháp”, nên ít nhiều đều có cố chấp.
3, Cố chấp trong thói quen. Có một số người rất cố chấp đối với các thói quen của mình, thích màu sắc gì, ưa môi trường nào, chỉ cần hợp với ý muốn của mình, không cần biết người khác có thích hay không, tức là họ cố chấp vào thói quen của mình.
4. Cố chấp trong suy nghĩ. Từ trong cách suy nghĩ của cá nhân mà ta có thể thấy sự tu dưỡng, trí tuệ, năng lực, tính cách của cá nhân đó. Đại sư Từ Hàng nói con người cần “lấy tâm Phật làm tâm của mình, lấy chí của thầy làm chí của mình”, không nên để cho cách suy nghĩ của mình rời kinh xa đạo, hoặc rỗng tuếch, hoặc sai lệch mù quáng, hoặc không thiết thực. Suy nghĩ cần chú trọng đến thực dụng, chú trọng đến sự thích hợp với đại chúng.
Con người nên bớt cố chấp, nhiều buông bỏ.
Đối với danh lợi, quyền chức không cố chấp, đối với thị phi, sân hận có thể buông bỏ, đối với tình yêu dục vọng có thể buông bỏ, mới có thể hưởng được cuộc sống giải thoát trong tùy duyên tùy hỷ.
(Đại Sư Tinh Vân)
Sau khi Giáp nhìn thấy, anh ta than thở: “Mình cả đời này chẳng phải là cứ bận bận rộn rộn mà không được việc gì như thế này chăng?” Từ đó, anh ta càng thêm ủ rũ suy sút.
Sau khi Ất nhìn thấy, nói: “Con nhện này quá ngu xuẩn, tại sao không theo cái chỗ khô ráo kia mà bò quanh lên?” Rõ là anh ta có sáng ý, hiểu được lẽ biến thông.
Sau khi Bính nhìn thấy, bị sự cố chấp của con nhện đánh động, từ đó anh ta càng mạnh mẽ hơn lên.
“Cố chấp” là tốt hay không tốt? Cố chấp chọn điều thiện không hẳn là không tốt; chấp sai làm đúng, chấp tà làm chính, thì đó là không tốt. “Chấp” trong Phật giáo chia làm “chấp ngã”, “chấp pháp”. “Chấp ngã” tức là cho mình là đúng, lấy mình làm trọng. Tôi thấy, tôi nghe, tôi nghĩ, tôi biết,… việc gì cũng lấy tôi làm trung tâm. Người chấp ngã hầu như không biết có người khác, có đạo lý, có quần chúng, người chấp trước tự ngã khó có thể sống chung. Ngoài “chấp ngã” còn có “chấp pháp”, tức là đối với đúng sai, thiện ác, dài ngắn, cao thấp, có không, chẳng phải chấp có thì cũng chấp không. Người “chấp pháp” trầm trọng thì chấp lớn, chấp nhỏ, chấp vuông, chấp tròn, chấp nghiêng, chấp lệch, tức là đối với tất cả các pháp đều cố chấp một cách cực đoan, khó có thể viên dung.
Người trên thế gian vì không thể phá bỏ “chấp ngã” và “chấp pháp”, nên ít nhiều đều có cố chấp.
1. Cố chấp trong quan niệm. Điều gì mình đã có chủ ý thì cố chấp, không thể sửa đổi. Nếu chính xác còn được, không chính xác cũng cố chấp, cũng tranh cãi. Cố chấp chỉ tự giới hạn mình, tự trói buộc mình, khiến mình không thể rộng mở và viên dung, kết quả là không tiến bộ, không thể thành công.
2. Cố chấp trong chữ nghĩa. Vương Bột đời Đường, trong bài “Đằng Vương Các tự” (bài tựa Gác Đằng Vương) có câu “Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” (Ráng chiều cùng bay với cái cò đơn lẻ, làn nước thu cùng một màu với bầu trời cao rộng), ông ta tự cảm thấy câu chữ tuyệt diệu, tự nhiên hồn hậu, dương dương tự đắc, ngồi ngâm mãi hai câu ấy trên bãi cát cạnh chùa Kim Sơn. Hòa thượng ở chùa Kim Sơn nghe xong, nói: Văn chương quý ở sự đơn giản, ví như nói “Lạc hà cô vụ tề phi, thu thủy trường thiên nhất sắc”, cần gì phải có chữ “dữ” và chữ “cộng” trong đó cho nặng nề? Vương Bột đại ngộ, từ đó không còn cố chấp nữa.
3, Cố chấp trong thói quen. Có một số người rất cố chấp đối với các thói quen của mình, thích màu sắc gì, ưa môi trường nào, chỉ cần hợp với ý muốn của mình, không cần biết người khác có thích hay không, tức là họ cố chấp vào thói quen của mình.
4. Cố chấp trong suy nghĩ. Từ trong cách suy nghĩ của cá nhân mà ta có thể thấy sự tu dưỡng, trí tuệ, năng lực, tính cách của cá nhân đó. Đại sư Từ Hàng nói con người cần “lấy tâm Phật làm tâm của mình, lấy chí của thầy làm chí của mình”, không nên để cho cách suy nghĩ của mình rời kinh xa đạo, hoặc rỗng tuếch, hoặc sai lệch mù quáng, hoặc không thiết thực. Suy nghĩ cần chú trọng đến thực dụng, chú trọng đến sự thích hợp với đại chúng.
5. Cố chấp trong tình cảm. Con người còn có một danh xưng khác gọi là “loài hữu tình”, cho nên tình cảm của loài người dễ ích kỷ nhất, dễ cố chấp nhất. Những gì mình có liên quan, mình yêu thích đều là tốt, đều là đúng; những gì mình không liên quan, không yêu thích, thì mình không quan tâm. Cố chấp về mặt tình cảm rất dễ phạm sai lầm, tình cảm là một tấm chắn ngăn che tầm mắt của chúng ta, không cho chúng ta thấy rõ người khác, thấy rõ thế giới. Cố chấp trong tình cảm dễ nảy sinh lòng tự ái, nuông chiều, sự ái nhiễm; vậy cần từ bỏ cố chấp, tất cả đều dùng đến sự công bằng, công khai, không để cho tình cảm riêng tư lừa dối, bưng bít.
6. Cố chấp trong lý tưởng. Đối với lý tưởng cần có niềm tin mạnh mẽ, nhưng cũng cần chú ý lý tưởng đó có hợp với nhu cầu của thời đại hay không. Thời đại đang tiến bộ không ngừng, xã hội đang thay đổi liên tục, tư tưởng cũng cần phải đổi mới, biến chuyển, hoàn thiện. Con người cần có lý tưởng mới có thể xác định mục tiêu, lý tưởng là tất cả sự ích dụng của thực tế, thực tế là tất cả sự hiệu quả của lý tưởng. Lý tưởng cũng cần phải thanh tịnh, chính đáng, toàn diện, đặc biệt là cần phải chân, thiện, mỹ, lý tưởng như vậy mới đáng được duy trì và bảo vệ.
6. Cố chấp trong lý tưởng. Đối với lý tưởng cần có niềm tin mạnh mẽ, nhưng cũng cần chú ý lý tưởng đó có hợp với nhu cầu của thời đại hay không. Thời đại đang tiến bộ không ngừng, xã hội đang thay đổi liên tục, tư tưởng cũng cần phải đổi mới, biến chuyển, hoàn thiện. Con người cần có lý tưởng mới có thể xác định mục tiêu, lý tưởng là tất cả sự ích dụng của thực tế, thực tế là tất cả sự hiệu quả của lý tưởng. Lý tưởng cũng cần phải thanh tịnh, chính đáng, toàn diện, đặc biệt là cần phải chân, thiện, mỹ, lý tưởng như vậy mới đáng được duy trì và bảo vệ.
Con người nên bớt cố chấp, nhiều buông bỏ.
Đối với danh lợi, quyền chức không cố chấp, đối với thị phi, sân hận có thể buông bỏ, đối với tình yêu dục vọng có thể buông bỏ, mới có thể hưởng được cuộc sống giải thoát trong tùy duyên tùy hỷ.
(Đại Sư Tinh Vân)
- 46 lượt