Gánh xiếc
08/03/2017 - 15:37
Lượt xem: 180 lượt
Chúng nói một cách liến thoắng về các chú hề, những con voi và những tiết mục khác mà chúng sẽ xem đêm nay. Người ta có cảm giác là trước đó chúng chưa xem xiếc bao giờ. Việc được đi xem xiếc có vẻ như là một nét nổi bật nhất trong cuộc đời trẻ thơ của chúng. Người cha và người mẹ của lũ trẻ này trông hết sức tự hào. Có lần khi tôi còn là một thiếu niên, cha tôi và tôi đứng xếp hàng để mua vé vào xem xiếc. Cuối cùng chỉ còn một gia đình đứng sắp hàng giữa chúng tôi và người bán vé. Gia đình này đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Gia đình đó có 8 người con, tất cả đều nhỏ tuổi. Nhìn quần áo họ mặc ta có thể nói là họ không có nhiều tiền. Bọn trẻ ngoan ngoãn, tất cả đều đứng xếp hàng phía sau bố mẹ chúng, từng hai đứa một nắm tay nhau.
Cô bán vé hỏi người cha muốn mua bao nhiêu vé. Ông hãnh diện trả lời: “Cô làm ơn bán cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi có thể đem cả gia đình vào xem xiếc”. Cô bán vé nói giá tiền. Bà vợ rút bàn tay của mình ra khỏi tay chồng, đầu bà cúi xuống, môi người đàn ông bắt đầu run run. Người cha nghiêng người hơi sát hơn vào cô bán vé và hỏi: “Cô nói bao nhiêu tiền?”.
Biết mình không có đủ tiền, ông phải quay lại để nói với tám người con rằng ông không đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc chăng? Nhìn thấy việc đang diễn ra, cha tôi đút tay vào túi quần rút ra một tờ 20 đồng và đánh rơi tờ giấy bạc xuống đất. (Chúng tôi thật sự chẳng giàu có gì!). Cha tôi cúi xuống nhặt tờ giấy bạc lên, vỗ vào vai người đàn ông và nói: “Xin lỗi ông! Tờ giấy bạc này ở túi ông rơi ra”.
Người đàn ông biết việc gì đang xảy ra. Ông ấy không xin của bố thí nhưng chắc chắn là trân trọng sự giúp đỡ này trong một tình huống tuyệt vọng, đau lòng và bối rối. Ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, nắm lấy tay cha tôi trong cả hai bàn tay ông ấy, siết chặt và môi run run, ông ấy nói: “Cám ơn! Cám ơn ông! Số tiền này thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi và gia đình tôi lúc này”.
Cha tôi cùng với tôi trở ra và lái xe về nhà. Đêm đó chúng tôi không vào xem xiếc, nhưng không phải chúng tôi không vào xem vì không có tiền.
Cô bán vé hỏi người cha muốn mua bao nhiêu vé. Ông hãnh diện trả lời: “Cô làm ơn bán cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi có thể đem cả gia đình vào xem xiếc”. Cô bán vé nói giá tiền. Bà vợ rút bàn tay của mình ra khỏi tay chồng, đầu bà cúi xuống, môi người đàn ông bắt đầu run run. Người cha nghiêng người hơi sát hơn vào cô bán vé và hỏi: “Cô nói bao nhiêu tiền?”.
Biết mình không có đủ tiền, ông phải quay lại để nói với tám người con rằng ông không đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc chăng? Nhìn thấy việc đang diễn ra, cha tôi đút tay vào túi quần rút ra một tờ 20 đồng và đánh rơi tờ giấy bạc xuống đất. (Chúng tôi thật sự chẳng giàu có gì!). Cha tôi cúi xuống nhặt tờ giấy bạc lên, vỗ vào vai người đàn ông và nói: “Xin lỗi ông! Tờ giấy bạc này ở túi ông rơi ra”.
Người đàn ông biết việc gì đang xảy ra. Ông ấy không xin của bố thí nhưng chắc chắn là trân trọng sự giúp đỡ này trong một tình huống tuyệt vọng, đau lòng và bối rối. Ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, nắm lấy tay cha tôi trong cả hai bàn tay ông ấy, siết chặt và môi run run, ông ấy nói: “Cám ơn! Cám ơn ông! Số tiền này thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi và gia đình tôi lúc này”.
Cha tôi cùng với tôi trở ra và lái xe về nhà. Đêm đó chúng tôi không vào xem xiếc, nhưng không phải chúng tôi không vào xem vì không có tiền.
(Theo Học làm người)
- 180 lượt