Làm thế nào mới có thể chân chính giúp đỡ người khác?
22/04/2021 - 07:49
Lượt xem: 93 lượt
Bố thí người khác bằng vật chất thì dễ, nhưng giúp họ chuyển hoá tâm mình thì rất khó. Bởi vậy, trong 3 pháp bố thí mà Phật dạy là tài thí, vô uý thí và pháp thí thì pháp thí là công đức hơn cả. Tặng cho người khác một túi tiền, không bằng khơi dậy thiện tâm của họ.
Có một người ăn xin cụt tay tới một ngôi chùa, cầu xin sư trụ trì giúp đỡ. Vị sư trụ trì không khách khí chỉ vào đống đá trước cửa chùa nói: “Anh giúp tôi chuyển đống đá này ra sau chùa đi!”
Người ăn xin tức giận trả lời: “Tôi chỉ có một bàn tay, làm sao chuyển đá được? Ông không muốn cho thì thôi, hà cớ gì phải chế giễu người khác như thế?”
Sư trụ trì nhìn anh ta một cái, sau đó bước đến dùng một bàn tay cầm một cục đá lên, nói rằng: “Việc như thế này, một bàn tay cũng làm được!”
Người ăn xin thấy vậy, đứng ngẫm nghĩ rồi không còn cách nào khác, đành phải chuyển đống đá đi. Làm chật vật từ sáng tới chiều, anh ta mới chuyển hết đống đá. Sư trụ trì thấy công việc được hoàn thành, liền gọi anh ta vào phòng rồi đưa cho anh ta một số bạc.
Người ăn xin bất ngờ, vô cùng cảm kích nói: “Cảm ơn ông!”
Sư trụ trì trả lời: “Ông không cần cảm ơn tôi. Đây chính là tiền mà anh tự lao động kiếm được đấy thôi.”
Người ăn xin cúi xuống lạy một lạy, nói: “Tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ ân tình của ngài.”
Rồi anh ta cất bước lên đường.
Vài ngày sau đó, có một người ăn xin lành lặn khác tới chùa. Vị sư trụ trì lại dẫn anh ta tới sau chùa, chỉ vào đống đá kia, nói với anh ta: “Đem đống đá này chuyển tới trước phòng thì tôi sẽ cho anh tiền.”
Nhưng người ăn xin có hai bàn tay còn khỏe này lại phẩy tay và bỏ đi.
Các đệ tử trong chùa không hiểu được vị sư trụ trì, bèn hỏi: “Lần trước thầy bảo người ăn xin chuyển đá từ trước chùa ra sau chùa, lần này lại bảo người ăn xin chuyển đá từ sau chùa ra trước chùa, thầy rốt cuộc là muốn đặt ở sau chùa hay trước chùa?”
Sư trụ trì nói với đệ tử: “Đá đặt ở trước hay sau chùa thì đều như nhau, nhưng làm hay không làm đối với người ăn xin mà nói thì lại không như nhau.”
Mấy năm sau, một người tướng mạo phi phàm đến ngôi chùa ấy. Đó chính là người ăn xin đã dùng một tay để chuyển đá. Từ sau khi sư trụ trì cho anh chuyển đá tới sau núi, anh ta đã ngộ ra và bắt đầu làm những công việc trong khả năng của mình. Nhờ sự nỗ lực cố gắng của bản thân mà cuối cùng anh ta đã thay đổi được số phận, trở nên giàu có.
Người ăn xin chỉ có một tay, nhưng nhờ hiểu ra được đạo lý làm người mà cuối cùng thoát khỏi kiếp nghèo đói. Còn người ăn xin có hai bàn tay khỏe mạnh kia, bấy giờ vẫn còn đang ăn xin ở đầu đường.
Độ nhân ắt phải độ tâm. Một bữa ăn cho người thế nhân chỉ có thể giải quyết cơn đói nhất thời, nhưng đó không phải “lương thực” chân chính cho một sinh mệnh. Kim tiền của người thế gian có thể đáp ứng dục vọng nhất thời của một người, đó cũng không phải ánh sáng chân chính của sinh mệnh. Giàu nghèo đều như nhau, tai nạn có thể ập xuống bất cứ lúc nào, mỗi người đều có Phật tính và tâm thiện lương. Lấy chân thành và thiện lương để thức tỉnh lương tri của một người mới có thể chân chính giúp đỡ người khác, cứu độ thế nhân rời xa tà ác từ căn bản, thoái khỏi bể khổ.
(Theo songdep.tv)
Có một người ăn xin cụt tay tới một ngôi chùa, cầu xin sư trụ trì giúp đỡ. Vị sư trụ trì không khách khí chỉ vào đống đá trước cửa chùa nói: “Anh giúp tôi chuyển đống đá này ra sau chùa đi!”
Người ăn xin tức giận trả lời: “Tôi chỉ có một bàn tay, làm sao chuyển đá được? Ông không muốn cho thì thôi, hà cớ gì phải chế giễu người khác như thế?”
Sư trụ trì nhìn anh ta một cái, sau đó bước đến dùng một bàn tay cầm một cục đá lên, nói rằng: “Việc như thế này, một bàn tay cũng làm được!”
Người ăn xin thấy vậy, đứng ngẫm nghĩ rồi không còn cách nào khác, đành phải chuyển đống đá đi. Làm chật vật từ sáng tới chiều, anh ta mới chuyển hết đống đá. Sư trụ trì thấy công việc được hoàn thành, liền gọi anh ta vào phòng rồi đưa cho anh ta một số bạc.
Người ăn xin bất ngờ, vô cùng cảm kích nói: “Cảm ơn ông!”
Sư trụ trì trả lời: “Ông không cần cảm ơn tôi. Đây chính là tiền mà anh tự lao động kiếm được đấy thôi.”
Người ăn xin cúi xuống lạy một lạy, nói: “Tôi sẽ vĩnh viễn ghi nhớ ân tình của ngài.”
Rồi anh ta cất bước lên đường.
Vài ngày sau đó, có một người ăn xin lành lặn khác tới chùa. Vị sư trụ trì lại dẫn anh ta tới sau chùa, chỉ vào đống đá kia, nói với anh ta: “Đem đống đá này chuyển tới trước phòng thì tôi sẽ cho anh tiền.”
Nhưng người ăn xin có hai bàn tay còn khỏe này lại phẩy tay và bỏ đi.
Các đệ tử trong chùa không hiểu được vị sư trụ trì, bèn hỏi: “Lần trước thầy bảo người ăn xin chuyển đá từ trước chùa ra sau chùa, lần này lại bảo người ăn xin chuyển đá từ sau chùa ra trước chùa, thầy rốt cuộc là muốn đặt ở sau chùa hay trước chùa?”
Sư trụ trì nói với đệ tử: “Đá đặt ở trước hay sau chùa thì đều như nhau, nhưng làm hay không làm đối với người ăn xin mà nói thì lại không như nhau.”
Mấy năm sau, một người tướng mạo phi phàm đến ngôi chùa ấy. Đó chính là người ăn xin đã dùng một tay để chuyển đá. Từ sau khi sư trụ trì cho anh chuyển đá tới sau núi, anh ta đã ngộ ra và bắt đầu làm những công việc trong khả năng của mình. Nhờ sự nỗ lực cố gắng của bản thân mà cuối cùng anh ta đã thay đổi được số phận, trở nên giàu có.
Người ăn xin chỉ có một tay, nhưng nhờ hiểu ra được đạo lý làm người mà cuối cùng thoát khỏi kiếp nghèo đói. Còn người ăn xin có hai bàn tay khỏe mạnh kia, bấy giờ vẫn còn đang ăn xin ở đầu đường.
Độ nhân ắt phải độ tâm. Một bữa ăn cho người thế nhân chỉ có thể giải quyết cơn đói nhất thời, nhưng đó không phải “lương thực” chân chính cho một sinh mệnh. Kim tiền của người thế gian có thể đáp ứng dục vọng nhất thời của một người, đó cũng không phải ánh sáng chân chính của sinh mệnh. Giàu nghèo đều như nhau, tai nạn có thể ập xuống bất cứ lúc nào, mỗi người đều có Phật tính và tâm thiện lương. Lấy chân thành và thiện lương để thức tỉnh lương tri của một người mới có thể chân chính giúp đỡ người khác, cứu độ thế nhân rời xa tà ác từ căn bản, thoái khỏi bể khổ.
(Theo songdep.tv)
- 93 lượt