Làm sao để cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống
25/11/2017 - 16:39
Lượt xem: 13365 lượt
Trên bước tìm cầu hạnh phúc, chúng ta thường xem xét các mối quan hệ theo góc nhìn phiến diện. Thay vì tập trung vào những điểm tương đồng tốt đẹp, chúng ta lại để định kiến và hiểu lầm dẫn dắt. Điều này thường xảy ra trong các mối quan hệ bạn bè, vợ chồng hay bố mẹ, con cái. Khi tình yêu thương và lòng bao dung bị quên lãng, những lời trách cứ như “Anh chẳng hiểu gì về tôi cả” trở thành câu cửa miệng với nhiều người. Ngờ vực là kẻ thù số một trong mọi mối quan hệ. Nó cũng là chướng ngại lớn ngăn cản chúng ta làm những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, cũng giống như cách tìm được hạnh phúc, chúng ta cũng có thể tìm thấy tình yêu thương, lòng vị tha ngay bên trong chính mình. Bước đầu tiên là hãy ghi nhớ, trân trọng và biết ơn tất cả những gì tốt đẹp ta đang có. Một khi cảm nhận được niềm tri ân sâu sắc, bạn có thể nhìn nhận đau khổ, phiền muộn với đôi mắt bao dung đồng cảm. Bạn quay trở lại chính nội tâm mình, để trí tuệ tỏa rạng. Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng và ổn thỏa.
“Hạnh phúc và thiêng liêng thay khi được sống chung một mái nhà cùng những người ta yêu thương” - Nathaniel Hawthorne
Lòng tri ân giúp các mối quan hệ của chúng ta trở nên nồng thắm. Cũng giống như cách cho đi để đón nhận hạnh phúc, nếu biết chia sẻ với bạn đời điều họ thực sự cần thay vì những thứ ta muốn trao cho họ, bạn sẽ được đền đáp bằng niềm hạnh phúc tri ân. Cuộc sống và các mối quan hệ của bạn khi đó sẽ trở nên thật sự dễ chịu. Hãy tự hỏi người thân, bạn bè hay thậm chí sếp của bạn thực sự cần gì? Nếu họ khát, hãy tìm nước mát. Và nếu mệt, hãy tìm chốn nghỉ ngơi. Khi có sự hiểu biết chân thật và tình yêu thương vô điều kiện, bạn sẽ chú ý lắng nghe, biết gạt đi những mong muốn, định kiến của bản thân để mang lại cho người khác những thứ họ thực sự cần. Chúng ta biết rằng trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng của sự kiểm soát lợi dụng. Hãy tỉnh táo đừng rơi vào cạm bẫy này, biết nhìn xuyên thấu vẻ hời hợt bên ngoài để thấy được tình yêu thương và sự cảm thông mới là điều quý giá nhất của mọi mối quan hệ.
Chìa khóa hạnh phúc chính là biết ban tặng sẻ chia niềm tự do an lạc cho mọi người để mang lại hạnh phúc, tự do cho chính bạn.
“Khi có thể từ bỏ sự áp đặt định kiến là lúc tôi có thể thấu hiểu được bạn”• David Brandon
Ví dụ, để chung sống vui vẻ hòa thuận với ai đó, chúng ta cần thấu hiểu họ. Sự hiểu biết được phát triển trên nền tảng tình yêu thương không vị kỷ. Thiếu hiểu biết, chúng ta sẽ không thấy cảm thông, chia sẻ với đối tượng và kết quả là chỉ nhận được những bực bội, khó chịu từ mối quan hệ này. Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu nhau hơn. Đây chính là nền tảng của tình yêu thương, lòng bao dung và những mối gắn kết bền chặt. Khi hiểu biết, chúng ta sẽ tự khắc hành động với tình yêu thương từ ái.
Khi đã hiểu nhau, nếu bạn cư xử hơi tệ một chút tôi cũng không mếch lòng. Tôi không bận tâm lắm. Tôi nhận diện được cảm xúc của mình nhưng không bị nó chi phối, đồng thời tôi cũng nhận ra trạng thái cảm xúc hiện tại không phải là bản chất của bạn. Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng xử lý các vấn đề một cách nhẹ nhàng hiệu quả. Kể cả trong tình huống tồi tệ, chúng ta cũng sẽ biết cách đối phó linh hoạt, bớt cố chấp, bởi ta hiểu rằng chính tâm mình phóng chiếu và tô vẽ nên cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống và thế giới.
“Khi níu kéo thú vui nhất thời
Ta cắt đi đôi cánh cuộc đời
Nếu biết dừng bước chân mê mải
Cuộc sống lại ngập tràn nắng mai ” - William Blake
Tôi gọi thái độ hiểu biết này là “sự vị kỷ thông minh” vì nó giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Đây không phải là điều gì quá mới mẻ, thậm chí là “quy luật” ai cũng biết nhưng lại rất dễ lãng quên. Nếu muốn sống hạnh phúc với bạn đời, hãy biết cách làm cô ấy hạnh phúc, rồi cô ấy sẽ mỉm cười và yêu thương bạn hơn. Nếu không, cuộc sống sẽ đầy rẫy những bất đồng và căng thẳng âu lo.
Việc chăm sóc mối quan hệ với bạn đời là thiện hạnh bạn cần làm trước khi phát triển quan hệ với hàng xóm láng giềng, với đồng nghiệp, cộng đồng, hay rộng hơn là dựng xây đất nước. Tất cả mọi thứ đều khởi đầu từ lòng tôn trọng lẫn nhau nên bạn cũng hãy tôn trọng quy luật đơn giản mà đúng đắn là biết cho đi để nhận lại hạnh phúc. Chúng ta vẫn thường quên lãng nên hay đi ngược lại nguyên tắc này. Nếu tỉnh thức và nỗ lực thực hành, chúng ta sẽ thấy những thay đổi to lớn mà nó mang lại.
(Trích ấn phẩm ‘Giác ngộ mỗi ngày’ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Tuy nhiên, cũng giống như cách tìm được hạnh phúc, chúng ta cũng có thể tìm thấy tình yêu thương, lòng vị tha ngay bên trong chính mình. Bước đầu tiên là hãy ghi nhớ, trân trọng và biết ơn tất cả những gì tốt đẹp ta đang có. Một khi cảm nhận được niềm tri ân sâu sắc, bạn có thể nhìn nhận đau khổ, phiền muộn với đôi mắt bao dung đồng cảm. Bạn quay trở lại chính nội tâm mình, để trí tuệ tỏa rạng. Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng và ổn thỏa.
“Hạnh phúc và thiêng liêng thay khi được sống chung một mái nhà cùng những người ta yêu thương” - Nathaniel Hawthorne
Lòng tri ân giúp các mối quan hệ của chúng ta trở nên nồng thắm. Cũng giống như cách cho đi để đón nhận hạnh phúc, nếu biết chia sẻ với bạn đời điều họ thực sự cần thay vì những thứ ta muốn trao cho họ, bạn sẽ được đền đáp bằng niềm hạnh phúc tri ân. Cuộc sống và các mối quan hệ của bạn khi đó sẽ trở nên thật sự dễ chịu. Hãy tự hỏi người thân, bạn bè hay thậm chí sếp của bạn thực sự cần gì? Nếu họ khát, hãy tìm nước mát. Và nếu mệt, hãy tìm chốn nghỉ ngơi. Khi có sự hiểu biết chân thật và tình yêu thương vô điều kiện, bạn sẽ chú ý lắng nghe, biết gạt đi những mong muốn, định kiến của bản thân để mang lại cho người khác những thứ họ thực sự cần. Chúng ta biết rằng trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng của sự kiểm soát lợi dụng. Hãy tỉnh táo đừng rơi vào cạm bẫy này, biết nhìn xuyên thấu vẻ hời hợt bên ngoài để thấy được tình yêu thương và sự cảm thông mới là điều quý giá nhất của mọi mối quan hệ.
Chìa khóa hạnh phúc chính là biết ban tặng sẻ chia niềm tự do an lạc cho mọi người để mang lại hạnh phúc, tự do cho chính bạn.
“Khi có thể từ bỏ sự áp đặt định kiến là lúc tôi có thể thấu hiểu được bạn”• David Brandon
Ví dụ, để chung sống vui vẻ hòa thuận với ai đó, chúng ta cần thấu hiểu họ. Sự hiểu biết được phát triển trên nền tảng tình yêu thương không vị kỷ. Thiếu hiểu biết, chúng ta sẽ không thấy cảm thông, chia sẻ với đối tượng và kết quả là chỉ nhận được những bực bội, khó chịu từ mối quan hệ này. Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu nhau hơn. Đây chính là nền tảng của tình yêu thương, lòng bao dung và những mối gắn kết bền chặt. Khi hiểu biết, chúng ta sẽ tự khắc hành động với tình yêu thương từ ái.
Khi đã hiểu nhau, nếu bạn cư xử hơi tệ một chút tôi cũng không mếch lòng. Tôi không bận tâm lắm. Tôi nhận diện được cảm xúc của mình nhưng không bị nó chi phối, đồng thời tôi cũng nhận ra trạng thái cảm xúc hiện tại không phải là bản chất của bạn. Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng xử lý các vấn đề một cách nhẹ nhàng hiệu quả. Kể cả trong tình huống tồi tệ, chúng ta cũng sẽ biết cách đối phó linh hoạt, bớt cố chấp, bởi ta hiểu rằng chính tâm mình phóng chiếu và tô vẽ nên cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống và thế giới.
“Khi níu kéo thú vui nhất thời
Ta cắt đi đôi cánh cuộc đời
Nếu biết dừng bước chân mê mải
Cuộc sống lại ngập tràn nắng mai ” - William Blake
Tôi gọi thái độ hiểu biết này là “sự vị kỷ thông minh” vì nó giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Đây không phải là điều gì quá mới mẻ, thậm chí là “quy luật” ai cũng biết nhưng lại rất dễ lãng quên. Nếu muốn sống hạnh phúc với bạn đời, hãy biết cách làm cô ấy hạnh phúc, rồi cô ấy sẽ mỉm cười và yêu thương bạn hơn. Nếu không, cuộc sống sẽ đầy rẫy những bất đồng và căng thẳng âu lo.
Việc chăm sóc mối quan hệ với bạn đời là thiện hạnh bạn cần làm trước khi phát triển quan hệ với hàng xóm láng giềng, với đồng nghiệp, cộng đồng, hay rộng hơn là dựng xây đất nước. Tất cả mọi thứ đều khởi đầu từ lòng tôn trọng lẫn nhau nên bạn cũng hãy tôn trọng quy luật đơn giản mà đúng đắn là biết cho đi để nhận lại hạnh phúc. Chúng ta vẫn thường quên lãng nên hay đi ngược lại nguyên tắc này. Nếu tỉnh thức và nỗ lực thực hành, chúng ta sẽ thấy những thay đổi to lớn mà nó mang lại.
(Trích ấn phẩm ‘Giác ngộ mỗi ngày’ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 13365 lượt