Ở đâu có “ta” là ở đó có đau khổ
01/10/2024 - 15:55
Lượt xem: 56 lượt
Rốt cuộc tất cả con người sống ở thế gian là sống vì cái gì? Có người nói sống vì cha mẹ, sống vì con cái, sống vì sự nghiệp, sống vì xã hội, đất nước?
Nhưng nếu suy cho cùng thì đều vì cái Ta, tức là từ cái Ta này mà nhân ra tất cả, nếu ngoài cái Ta thì còn cái gì, quý vị kiểm thử xem.
Ngay khi mới ra đời là chúng ta đã mang nó theo rồi, và trong suốt cuộc đời không lúc nào vắng mặt. Có ta mới có thương yêu, có ghét bỏ, có hơn có thua, có được có mất, người nào thuận với ta thì ta thương, còn không thuận thì ghét.
Nếu không có ta thì lấy ai để mà hơn thua, lấy ai để được mất? Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
Ai đau khổ? Chính ta đau khổ. Ai hạnh phúc? Cũng ta hạnh phúc, đâu có ngoài cái ta này.
Khi sinh hoạt, làm việc thì cũng ta làm, rồi nghỉ cũng ta nghỉ, ta ăn, ta mặc, và vui buồn, giận ghét gì cũng từ cái ta đó hết. Cho đến ngủ cũng là ta ngủ, thức cũng là ta thức, thấy nghe cũng là ta thấy nghe.
Như vậy cái ta này nó theo mình suốt đời, không những đời này mà còn mãi về sau nữa, cho đến chứng A-la-hán mới hết.
Chứng A-la-hán mới hết sanh tử, hết sanh tử mới hết cái ta, còn ta là còn đi trong sanh tử luân hồi.
Nó theo sát mình hoài như vậy. Nếu xét ngược trở lại từ ban đầu khi chúng ta có một niệm bất giác đi vào trong cuộc luân hồi sanh tử, là có mặt cái ta này không hề thiếu vắng.
Cho nên tìm khắp nơi cõi ta-bà này không có chỗ nào là không có nó, làm điên đảo tất cả chúng sanh là cũng vì cái ta.
Nếu không có nó thì không có ta-bà, tất cả đều thành cõi Phật.
Có bài thơ:
Nhưng nếu suy cho cùng thì đều vì cái Ta, tức là từ cái Ta này mà nhân ra tất cả, nếu ngoài cái Ta thì còn cái gì, quý vị kiểm thử xem.
Ngay khi mới ra đời là chúng ta đã mang nó theo rồi, và trong suốt cuộc đời không lúc nào vắng mặt. Có ta mới có thương yêu, có ghét bỏ, có hơn có thua, có được có mất, người nào thuận với ta thì ta thương, còn không thuận thì ghét.
Nếu không có ta thì lấy ai để mà hơn thua, lấy ai để được mất? Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
Ai đau khổ? Chính ta đau khổ. Ai hạnh phúc? Cũng ta hạnh phúc, đâu có ngoài cái ta này.
Khi sinh hoạt, làm việc thì cũng ta làm, rồi nghỉ cũng ta nghỉ, ta ăn, ta mặc, và vui buồn, giận ghét gì cũng từ cái ta đó hết. Cho đến ngủ cũng là ta ngủ, thức cũng là ta thức, thấy nghe cũng là ta thấy nghe.
Như vậy cái ta này nó theo mình suốt đời, không những đời này mà còn mãi về sau nữa, cho đến chứng A-la-hán mới hết.
Chứng A-la-hán mới hết sanh tử, hết sanh tử mới hết cái ta, còn ta là còn đi trong sanh tử luân hồi.
Nó theo sát mình hoài như vậy. Nếu xét ngược trở lại từ ban đầu khi chúng ta có một niệm bất giác đi vào trong cuộc luân hồi sanh tử, là có mặt cái ta này không hề thiếu vắng.
Cho nên tìm khắp nơi cõi ta-bà này không có chỗ nào là không có nó, làm điên đảo tất cả chúng sanh là cũng vì cái ta.
Nếu không có nó thì không có ta-bà, tất cả đều thành cõi Phật.
Có bài thơ:
"Ta ơi là ta,
Mi ở đâu ra,
Mà làm điên đảo,
Khắp cõi ta-bà."
Mi ở đâu ra,
Mà làm điên đảo,
Khắp cõi ta-bà."
Một mình nó mà làm điên đảo hết cõi ta-bà, nó nguy hiểm như vậy mà tất cả chúng sanh đều mê lầm theo rồi sống trong vòng vây của nó. Ai cũng đều lệ thuộc vào nó.
Trong kinh Viên Giác, Phật dạy:
"Này thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, vọng tưởng chấp có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nhận bốn thứ điên đảo làm ngã thể thật, do đây liền sanh hai cảnh yêu, ghét. Hai vọng nương nhau mà sanh ra vọng nghiệp đạo, vì có vọng nghiệp nên vọng thấy lưu chuyển, còn người chán sự lưu chuyển lại vọng thấy niết-bàn. Do đây chẳng thể vào được tánh giác thanh tịnh, chẳng phải tánh giác chống cản không cho mọi người vào".
Trong kinh Viên Giác, Phật bảo là tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, vọng tưởng chấp có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả…, nói cho gọn là chấp ngã, chấp có cái ta này nên mới có mình có người, từ đó nhận bốn thứ điên đảo làm ngã thể thật của mình mới sanh ra có yêu có ghét hơn thua.
Do có yêu có ghét mới tạo nghiệp, mà tạo nghiệp cũng là vọng nghiệp từ đó mới có vọng lưu chuyển trong sanh tử, do có lưu chuyển nên mới cầu Niết-bàn, thành ra một vòng lẩn quẩn trong hư vọng! Bởi vậy, chúng ta không thể vào được tánh giác thanh tịnh của mình, chứ không phải tánh giác ngăn cản không cho mình vào.
Hiểu như vậy thì mới thấy từ cái chấp ta, chấp ngã mê lầm điên đảo mà dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử, chịu biết bao khổ đau.
Tất cả con người chúng ta sống trong thế gian này hoặc khổ, hoặc vui đều nằm trong cái ta hết, tức là do chấp cái ta mà có ra.
Thiền sư Bạch Ẩn cũng dạy:
"Đâu là cội gốc sanh tử? Đó là thời khắc vô minh xâm chiếm tâm ta qua vô lượng kiếp. Nó tiến hóa qua các tầng trời và địa ngục, qua cõi ngũ trược ác thế và tịnh độ. Sở dĩ có ba nẻo dữ và sáu đường là vì động lực của cội gốc sanh tử".
Tức là từ vô minh dẫn chúng ta đi trong sanh tử luân hồi, rồi qua các tầng trời, địa ngục, các cõi ngạ quỷ, súc sanh v.v… cũng từ đó mà đưa đi.
"Tuy như thế, nó chỉ là mộng huyễn, là vọng tưởng điên đảo chứ không có thật. Nhưng nó lại khóa cứng đại sự kiến tánh hữu hiệu hơn cả đội ngũ trăm ngàn quân ma, đôi khi nó được gọi là vọng tưởng, là cội gốc sanh tử. Có khi lại mang tên là phiền não, hoặc là ma chướng, nó chỉ là một nhưng mang nhiều thứ tên.
Nhưng khi xem xét kỹ thì ông sẽ thấy chung quy đó chỉ là một ý niệm cho rằng "cái ta là thật". Vì kiến chấp này mà có cái ngã, rồi có sanh và tử, có Niết-bàn, có phiền não, giác ngộ. Đó là lý do trong kinh nói: "Tâm sanh các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt"."
Đây Thiền sư Bạch Ẩn cũng nói rõ, sở dĩ có sanh tử, luân hồi, lẩn quẩn đi đây đi kia là do nhiều nhân duyên, nói có nhiều thứ tên. Nhưng chung quy là do ý niệm chấp ngã mà ra, tức cho rằng "cái ta này là thật", từ đó mà có ra mọi thứ.
Do chấp có cái ta này thật, là cội gốc của tất cả sanh tử luân hồi, cũng như phiền não hay là an vui hạnh phúc, cho đến giải thoát Niết-bàn cũng từ đó.
Nếu người chưa thật chứng đến chỗ vô sanh, thì chạy đi đâu cũng không khỏi, nó bao vây kín hết.
Nhưng chúng ta được duyên lành học Phật là đã có hé được lối ra, thấy chỗ sáng, đó là nhờ Phật chỉ dạy, là duyên lành hi hữu cần phải biết trân trọng.
(HT. Thích Thông Phương)
- 56 lượt