Phá bỏ sức mạnh của thói quen
28/04/2022 - 07:49
Lượt xem: 179 lượt
Từ khi sinh ra tới lúc lớn lên, chúng ta đã dần hình thành phát triển tính cách và những thói quen ứng xử. Tâm ta ưa thích thói quen tập khí bởi chúng vốn tự động vận hành, chẳng hạn như vô số quyết định nho nhỏ mà ta thực hiện một cách vô thức mỗi ngày (như lái xe đến công sở, uống một tách trà, ăn thêm một chiếc bánh quy…) điều đó khiến cuộc sống chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Nhưng ta không biết những cảm xúc cũng được khởi phát theo chế độ tự động như thế, và tập khí xúc tình của tâm nhân đây cũng được hình thành. Chúng ta bị rơi vào lối mòn quen thuộc khi luôn hành xử, phản ứng với xúc tình trong mọi hoàn cảnh. Ta thấy rõ cảm xúc đang dâng trào, đôi lúc cũng tự hỏi tại sao mình luôn phản ứng theo thói quen song lại cho rằng đó là bản tính cố hữu, dường như không thể thay đổi. Lấy thí dụ những lời phê bình và cách bạn phản ứng lại khi đón nhận? Phản ứng ấy rất quen thuộc phải không? Bạn có cảm thấy tự ái? Có thường nhảy dựng lên tự vệ và bức xúc vì muốn mọi thứ phải đúng và không thích nghĩ rằng mình đã sai? Bạn phản ứng thế nào khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch? Bạn có “cố đấm ăn xôi”, ngay cả khi trong thâm tâm bạn biết điều đó là không nên vì bạn vốn “là người như vậy”, hoặc bạn có lập tức theo đuổi mục tiêu mới, mải miết chạy đua và chẳng bao giờ dừng lại?
Tôi biết ở Bhutan có một nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc và khám phá ra rằng nếu một cảm xúc tiêu cực khởi phát mà bạn không tìm cách giải quyết ngay, thì xúc tình đó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Và nếu bạn tiếp tục không tìm cách đối trị nó, thì từ một cảm xúc bộc phát đơn lẻ, nó sẽ lớn dần và che mờ tâm bạn, để dần trở thành một phần tính cách của bạn. Chẳng hạn người được cho rằng rất dễ nổi nóng thực ra không có tính cách như vậy từ lúc ấu thơ. Cùng với thời gian, những xúc tình này hình thành và tạo nên thói quen và rồi thật khó để tháo bỏ nhãn mác “cáu kỉnh” này.
Những tập khí của tâm cũng góp phần tạo nên khuôn khổ tinh thần hay cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Phỏng đoán vốn là cách con người thường xuyên thực hiện để ra quyết định và giải quyết công việc, bởi chúng ta chẳng thể nào biết cụ thể rành rẽ mọi chi tiết. Nhưng thế giới quan hay cách nhìn nhận của chúng ta có thể dần dần trở nên khá cứng nhắc. Thí dụ rõ ràng nhất là thói quen đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, điều này chứng tỏ rằng tập khí tâm đã trở thành định kiến. Chúng ta thường dán nhãn, đặt tên cho mọi tình huống và mọi người dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Trong một chừng mực nào đó, việc này là hợp lý, nhưng nó cũng đồng thời phản ánh tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta về thế giới. Điều này nghĩa là con người và hoàn cảnh có thể khiến ta khó chịu và ức chế, đơn giản bởi vì hiếm khi họ phù hợp với những hình dung và mong đợi của chúng ta. Tâm ta trở nên chật hẹp và gò bó, dễ dẫn đến bất an và phiền não.
Tâm có thói quen luôn bám chấp vào những gì quen thuộc và vui mừng khi mọi thứ không thay đổi, cho dù điều này không hẳn đã tốt. Chúng ta không nhận ra mình đang hành động theo thói quen và phản ứng như một cái máy không chút đắn đo trước những tình huống nhất định. Chúng ta lầm coi việc đó là điều đương nhiên, là một phần của chúng ta, như thể chúng ta được sinh ra để suy nghĩ và hành động như thế. Thực ra, thói quen cảm xúc được hình thành và củng cố theo thời gian, vì thế cũng có thể bị phá vỡ nếu chúng ta biết tạo ra một khoảng trống trong tâm để mở lối cho những cách tư duy mới.
Việc bắt tay vào rèn luyện tâm và thách thức của thói quen cố hữu đòi hỏi chúng ta phải có dũng khí và sự can đảm. Bạn sẽ cảm thấy đôi lúc tâm dường như đang chống lại, gò ép mình vào những khuôn mẫu sống, tư duy và hành động nhất định. Nhưng nếu có thể đem sự tỉnh thức vào quán xét những xúc tình, suy nghĩ để nhận ra đâu là điều tích cực, tiêu cực, những gì hữu ích đối với bạn còn những gì sẽ khiến bạn buồn bã, bất an, khi ấy, bạn sẽ bắt đầu lấy lại cân bằng cho hành động, lời nói, suy nghĩ của mình, từ đó cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên cân bằng hơn.
(Theo Tâm an lạc – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
Tôi biết ở Bhutan có một nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc và khám phá ra rằng nếu một cảm xúc tiêu cực khởi phát mà bạn không tìm cách giải quyết ngay, thì xúc tình đó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Và nếu bạn tiếp tục không tìm cách đối trị nó, thì từ một cảm xúc bộc phát đơn lẻ, nó sẽ lớn dần và che mờ tâm bạn, để dần trở thành một phần tính cách của bạn. Chẳng hạn người được cho rằng rất dễ nổi nóng thực ra không có tính cách như vậy từ lúc ấu thơ. Cùng với thời gian, những xúc tình này hình thành và tạo nên thói quen và rồi thật khó để tháo bỏ nhãn mác “cáu kỉnh” này.
Những tập khí của tâm cũng góp phần tạo nên khuôn khổ tinh thần hay cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Phỏng đoán vốn là cách con người thường xuyên thực hiện để ra quyết định và giải quyết công việc, bởi chúng ta chẳng thể nào biết cụ thể rành rẽ mọi chi tiết. Nhưng thế giới quan hay cách nhìn nhận của chúng ta có thể dần dần trở nên khá cứng nhắc. Thí dụ rõ ràng nhất là thói quen đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, điều này chứng tỏ rằng tập khí tâm đã trở thành định kiến. Chúng ta thường dán nhãn, đặt tên cho mọi tình huống và mọi người dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Trong một chừng mực nào đó, việc này là hợp lý, nhưng nó cũng đồng thời phản ánh tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta về thế giới. Điều này nghĩa là con người và hoàn cảnh có thể khiến ta khó chịu và ức chế, đơn giản bởi vì hiếm khi họ phù hợp với những hình dung và mong đợi của chúng ta. Tâm ta trở nên chật hẹp và gò bó, dễ dẫn đến bất an và phiền não.
Tâm có thói quen luôn bám chấp vào những gì quen thuộc và vui mừng khi mọi thứ không thay đổi, cho dù điều này không hẳn đã tốt. Chúng ta không nhận ra mình đang hành động theo thói quen và phản ứng như một cái máy không chút đắn đo trước những tình huống nhất định. Chúng ta lầm coi việc đó là điều đương nhiên, là một phần của chúng ta, như thể chúng ta được sinh ra để suy nghĩ và hành động như thế. Thực ra, thói quen cảm xúc được hình thành và củng cố theo thời gian, vì thế cũng có thể bị phá vỡ nếu chúng ta biết tạo ra một khoảng trống trong tâm để mở lối cho những cách tư duy mới.
Việc bắt tay vào rèn luyện tâm và thách thức của thói quen cố hữu đòi hỏi chúng ta phải có dũng khí và sự can đảm. Bạn sẽ cảm thấy đôi lúc tâm dường như đang chống lại, gò ép mình vào những khuôn mẫu sống, tư duy và hành động nhất định. Nhưng nếu có thể đem sự tỉnh thức vào quán xét những xúc tình, suy nghĩ để nhận ra đâu là điều tích cực, tiêu cực, những gì hữu ích đối với bạn còn những gì sẽ khiến bạn buồn bã, bất an, khi ấy, bạn sẽ bắt đầu lấy lại cân bằng cho hành động, lời nói, suy nghĩ của mình, từ đó cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên cân bằng hơn.
(Theo Tâm an lạc – Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa)
- 179 lượt