Sức mạnh chữa lành của tâm
19/04/2023 - 18:12
Lượt xem: 64 lượt
Theo triết học Phật giáo, chúng ta lang thang trong thế giới này vô mục đích, không thấy được sức mạnh nội tại có thể giải thoát chúng ta. Tâm chúng ta tạo tác tham muốn và ghét bỏ, chúng ta nhảy múa như kẻ say vì bị điều khiển bởi vô minh, bám chấp và thù hận.
Khi khoảng sau hay bảy tuổi, tôi thường chơi đùa với các bạn trên những đồng cỏ mênh mông, nơi người du mục Tây Tạng sinh sống. Đó là những ngày đầy nắng hạ trên cao nguyên phía Bắc Tây Tạng. Mặt đất bao phủ bởi thảm cỏ xanh ngút tầm mắt và được tô điểm bởi những bông hoa đầy màu sắc. Không khí tĩnh lặng, chim muông bay lượn, hót những điệu nhạc êm dịu, những đàn bướm nhảy múa dập dờn trong gió, những con ong bận rộn hút mật từ những bông hoa. Trên bầu trời xanh thẳm, đó đây những đám mây che bóng trên đất mẹ đầy quyến rũ và đẹp đẽ. Sự xúc chạm dịu dàng của không khí và ánh sáng, không cảm giác nào có thể so sánh. Khung cảnh hoàn toàn thanh tịnh và an bình, không có một dấu vết nào của nhiễm ô, chỉ có những mùi hương ngọt ngào, những khúc nhạc êm dịu của thiên nhiên. Mọi việc xảy đến tự nhiên, không có thời hạn để theo đuổi. Không có tiếng của đồng hồ hạn chế chúng ta, chỉ có những chu kỳ mặt trời, mặt trăng làm nhịp điệu và định lượng cuộc sống chúng ta.
Toàn thể cảnh vật hoàn toàn tự do, mở rộng và an bình ngây ngất. Tôi không nghĩ đến mùa đông lạnh giá liên tục chờ đợi chụp xuống đầu chúng tôi. Tôi lăn tròn trên đất mẹ đầy khoan dung, luôn chào đón và chạy chân trần trên cánh đồng, thưởng thức những nụ hôn của cỏ ướt. Toàn bộ hiện hữu của tôi, cả thân và tâm thể nhập toàn bộ vào một kinh nghiệm duy nhất – niềm hỷ lạc.
Rồi đột nhiên, chân phải tôi đau nhói, toàn thân tôi co cứng vì đau. Lúc này tất cả những gì tôi cảm thấy đã chuyển thành kinh nghiệm đau đớn. Thoạt tiên, tôi chưa có ý niệm gì về việc xảy ra, sau đó một âm thanh vù vù từ chân tôi, một con ong nghệ bị kẹt giữa hai ngón chân, nhưng tôi không thể mở ngón chân ra được. Con ong càng chích đau, chân tôi càng xiết chặt, cơn đau lại gia tăng. Cuối cùng, một người bạn chạy đến và mở những ngón chân tôi cho con ong bay ra. Chỉ có làm như vậy mới chấm dứt cơn đau.
Nếu chúng ta có thể thấy rõ ràng tâm thức bám chấp đã tạo ra những rối rắm của đời sống như thế nào! Khi chúng ta bám chặt vào bản ngã, thân thể, tâm thức, điều đó chỉ làm gia tăng cơn đau. Trong sự mê lầm của mình, chúng càng siết chặt hơn và tự vận hành cái chu kỳ đau khổ là đặc trưng của thế giới luân hồi sinh tử. Ngay cả khi chúng ta hạnh phúc, đau khổ có thể đến bất cứ lúc nào, và vì thế chúng ta thường bám chặt vào thứ chúng ta sợ mất đi.
Theo triết học Phật giáo, phàm phu lang thang vô định trong thế giới này, không thấy được sức mạnh nội tại có thể giải thoát chính mình. Tâm chúng ta tạo tác tham muốn và ghét bỏ, chúng ta không ngừng rượt đuổi và chạy trốn trong cơn say và bị điều khiển bởi vô minh, bám chấp và thù hận. Hạnh phúc thì thoáng qua, sự bất mãn lại săn lùng chúng ta. Tất cả giống như một cơn ác mộng. Chừng nào còn tin vào giấc mơ là thật, chúng ta còn là nô lệ của nó.
Để thức tỉnh dậy, phải xua tan những đám mây đang che lấp tự tính tâm chân thật của ta. Nhiều thế kỷ trước, thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ vương quyền, đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống và sau nhiều công phu tu tập thiền định, Ngài thấu triệt được chân lý đời sống và trở thành một vị Phật. Trong Phạn ngữ, từ Phật có nghĩa là thức tỉnh. Chúng ta cũng có thể thức tỉnh. Quá trình chữa lành là thức tỉnh sức mạnh của tâm chúng ta.
(Tuệ Pháp dịch)
Khi khoảng sau hay bảy tuổi, tôi thường chơi đùa với các bạn trên những đồng cỏ mênh mông, nơi người du mục Tây Tạng sinh sống. Đó là những ngày đầy nắng hạ trên cao nguyên phía Bắc Tây Tạng. Mặt đất bao phủ bởi thảm cỏ xanh ngút tầm mắt và được tô điểm bởi những bông hoa đầy màu sắc. Không khí tĩnh lặng, chim muông bay lượn, hót những điệu nhạc êm dịu, những đàn bướm nhảy múa dập dờn trong gió, những con ong bận rộn hút mật từ những bông hoa. Trên bầu trời xanh thẳm, đó đây những đám mây che bóng trên đất mẹ đầy quyến rũ và đẹp đẽ. Sự xúc chạm dịu dàng của không khí và ánh sáng, không cảm giác nào có thể so sánh. Khung cảnh hoàn toàn thanh tịnh và an bình, không có một dấu vết nào của nhiễm ô, chỉ có những mùi hương ngọt ngào, những khúc nhạc êm dịu của thiên nhiên. Mọi việc xảy đến tự nhiên, không có thời hạn để theo đuổi. Không có tiếng của đồng hồ hạn chế chúng ta, chỉ có những chu kỳ mặt trời, mặt trăng làm nhịp điệu và định lượng cuộc sống chúng ta.
Toàn thể cảnh vật hoàn toàn tự do, mở rộng và an bình ngây ngất. Tôi không nghĩ đến mùa đông lạnh giá liên tục chờ đợi chụp xuống đầu chúng tôi. Tôi lăn tròn trên đất mẹ đầy khoan dung, luôn chào đón và chạy chân trần trên cánh đồng, thưởng thức những nụ hôn của cỏ ướt. Toàn bộ hiện hữu của tôi, cả thân và tâm thể nhập toàn bộ vào một kinh nghiệm duy nhất – niềm hỷ lạc.
Rồi đột nhiên, chân phải tôi đau nhói, toàn thân tôi co cứng vì đau. Lúc này tất cả những gì tôi cảm thấy đã chuyển thành kinh nghiệm đau đớn. Thoạt tiên, tôi chưa có ý niệm gì về việc xảy ra, sau đó một âm thanh vù vù từ chân tôi, một con ong nghệ bị kẹt giữa hai ngón chân, nhưng tôi không thể mở ngón chân ra được. Con ong càng chích đau, chân tôi càng xiết chặt, cơn đau lại gia tăng. Cuối cùng, một người bạn chạy đến và mở những ngón chân tôi cho con ong bay ra. Chỉ có làm như vậy mới chấm dứt cơn đau.
Nếu chúng ta có thể thấy rõ ràng tâm thức bám chấp đã tạo ra những rối rắm của đời sống như thế nào! Khi chúng ta bám chặt vào bản ngã, thân thể, tâm thức, điều đó chỉ làm gia tăng cơn đau. Trong sự mê lầm của mình, chúng càng siết chặt hơn và tự vận hành cái chu kỳ đau khổ là đặc trưng của thế giới luân hồi sinh tử. Ngay cả khi chúng ta hạnh phúc, đau khổ có thể đến bất cứ lúc nào, và vì thế chúng ta thường bám chặt vào thứ chúng ta sợ mất đi.
Theo triết học Phật giáo, phàm phu lang thang vô định trong thế giới này, không thấy được sức mạnh nội tại có thể giải thoát chính mình. Tâm chúng ta tạo tác tham muốn và ghét bỏ, chúng ta không ngừng rượt đuổi và chạy trốn trong cơn say và bị điều khiển bởi vô minh, bám chấp và thù hận. Hạnh phúc thì thoáng qua, sự bất mãn lại săn lùng chúng ta. Tất cả giống như một cơn ác mộng. Chừng nào còn tin vào giấc mơ là thật, chúng ta còn là nô lệ của nó.
Để thức tỉnh dậy, phải xua tan những đám mây đang che lấp tự tính tâm chân thật của ta. Nhiều thế kỷ trước, thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ vương quyền, đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống và sau nhiều công phu tu tập thiền định, Ngài thấu triệt được chân lý đời sống và trở thành một vị Phật. Trong Phạn ngữ, từ Phật có nghĩa là thức tỉnh. Chúng ta cũng có thể thức tỉnh. Quá trình chữa lành là thức tỉnh sức mạnh của tâm chúng ta.
(Tuệ Pháp dịch)
- 64 lượt