Tại sao bạn cần sống theo luật nhân quả?
23/04/2022 - 07:49
Lượt xem: 161 lượt
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
Nhìn cuộc sống xung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này. Và rồi có những nguyên nhân để nó hư hoại, ngày nào sẽ biến mất khỏi nơi này. Khoa học cũng khẳng định không có cái gì mà không có những nguyên nhân. Nguyên lý duyên sanh của Đạo Phật cũng nói thế, nhưng với tầm nhìn sâu rộng hơn nhiều: cái gì cũng có từ những nguyên nhân, hay những nhân duyên, do nhiều nhân duyên mà sanh.
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
1. Chủ động, tích cực, tự tin.
Cuộc đời chúng ta hiện tại là sự biểu lộ ra thành quả của những nhân tốt xấu trong quá khứ, thế nên muốn tiến bộ, muốn tương lai tốt đẹp thì ngay trong hiện tại chúng ta phải gieo trồng những nhân tốt.
Chúng ta không thể đổ lỗi, đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thần thánh, cho người khác. Anh đã gieo thì anh phải gặt. Và anh muốn gặt thứ gì thì hãy gieo thứ ấy. Sự lạc quan, yêu quý đời sống, quý trọng thời gian là do tin và sống theo nhân quả. Tương nai không phải là mơ ước viển vông, tương lai nằm trong những việc làm ( hành động tốt xấu, nghĩa là nghiệp tốt xấu) ngay trong giây phút này của tôi.
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
2. Tự do và bình đẳng.
Với định luật nhân quả, tôi bình đẳng với mọi chúng sanh trong sự thăng tiến của tôi. Đó là sự bình đẳng tuyệt đối: không ai ăn gian, hối lộ, làm đồ giả, nịnh nọt, bợ đở đối với nhân quả được. Nhân quả khiến tôi bình đẳng trước mọi cơ hội để tiến bộ, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhân quả làm tôi trở thành nhà điêu khắc, kiến trúc sư cho cuộc đời tôi và là người kế thừa duy nhất mọi hành động tốt xấu của tôi. Đây là sự tự do tôi có được. Tự do lựa chọn, tự do hành động và tự do xây dựng cuộc đời tôi.
Nếu tôi nhận ra mọi sự trong cuộc đời này đều có thể chuyển hóa thành một nhân tốt cho tôi, thì tự do của tôi là ở khắp tất cả, quyền lực của tôi ở khắp tất cả. Đó là sự lạc quan, niềm vui hướng thượng của người tin nhân quả. Một thí dụ: thấy một cục đá trên đường đi có thể làm ngã té, tôi liệng nó vào lề. Như thế là chỉ một cục đá tầm thường tôi đã chuyển hóa thành một nhân tốt cho hệ thống nhân quả - tức là cuộc đời - của tôi.
3. Không lo sợ.
” Không có điều gì có thể xảy ra với mình, nếu nơi mình không có điều đó”. Đây là một phát ngôn trí tuệ của Đạo Phật. Không có quả nào có thể xảy ra với tôi, nếu tôi không có nhân quả đó. Người Phật tử sống cuộc đời không lo sợ như vậy. Còn nếu nó (quả xấu ấy) xảy ra thì sao? Thì hãy biết chấp nhận, nhẫn nhục bởi vì mình đã có nhân cho quả ấy và nay nhân đang trổ thành quả. ‘Đầu ra’ tệ thế này bởi vì ‘đầu vào’ đã từng bết lắm. Trách ai nữa, ngoài bản thân mình? Và hãy rút kinh nghiệm và hành, nếu muốn không gặp điều đó nữa thì chớ gieo nhân về điều đó nữa.
4. Nhân quả đem đến ràng buộc nhưng nhân quả cũng đem đến giải thoát.
Phật dạy về Mười hai nhân duyên, từ vô minh cho đến lão tử là tiến trình nhân quả. Mười hai duyên sanh ấy là sợi dây xích mười hai khoen trói buộc chúng ta trong luân hồi, không chỉ đời này mà cả những đời sau nữa. Chúng ta cũng biết khi phá bỏ, chặt đứt được trọn vẹn một khoen thì toàn bộ sợi dây sẽ đứt. Vì trong một khoen đã chứa đựng hình thể và năng lực của những khoen trước và tác động trực tiếp đến những khoen sau. Một khi phá được tham ái bám chấp hay vô minh thì chúng ta sẽ đạt được giải thoát.
5. Lòng bi mẫn
Ai cũng có lòng bi tự nhiên. Có lẽ lòng bi là một đặc điểm phân biệt con người với những sinh vật khác. Chắc hẳn lòng bi càng lớn thì cuộc đời chúng ta càng phát triển, càng được nâng cao, càng có giá trị, bởi vì lòng bi là sự rộng lớn của tâm.
Ai cũng có lòng bi, lòng thương cảm khi thấy người khác đang bị đè chìm dưới gánh nặng nghiệp quả của họ. Cũng chính nhân quả làm cho lòng bi thêm sâu sắc, hiệu quả. Vì chúng ta không chỉ nhìn thấy hiện tượng đã trổ thành quả bên ngoài, mà chúng ta còn tìm hiểu để nhìn thấy và đoạn trừ, chuyển hóa những nhân đã tạo ra quả hiện tại của một người hay một tập thể. Chẳng hạn, thấy một người không có bữa ăn, chúng ta cho họ tiền, nhưng rồi y chỉ uống rượu, gây thê m những hậu quả tai hại thì sao? Sự giúp đỡ đích thực là cắt đứt, chuyển hóa nguyên nhân gây ra hậu quả này. Sự giúp đỡ đích thực phải dựa trên nhân quả. Có hiện tượng khổ, đâu là những nguyên nhân sâu hơn của khổ, hạnh phúc khi thoát khổ là thế nào, và những phương pháp đường lối để giải quyết được vấn nạn này. Thương xót không phải là thương xót lai rai, qua loa, cho phải phép. Lòng bi mẫn thật sự là thấy được khổ nơi người khác và chuyển hóa những nguyên nhân của khổ nơi người khác. Chúng ta thường hào hứng với những cuộc đổi đời, những cuộc cách mạng. Không có cuộc cách mạng nào thực chất hơn, lớn lao hơn và hiệu quả bền vững hơn sự sửa đổi hệ thống nhân quả của một người. Giúp đỡ đích thực là giúp đỡ người khác chuyển hóa hệ thống nhân quả đang vận hành của họ.
Không thể nói hết về nhân quả vì nhân quả là tất cả đời sống trước mắt, quá khứ và tương lai. Học hỏi nơi đời sống là học hỏi nhân quả nơi đời sống. Sống là tác động lên hệ thống nhân quả của cá nhân và xã hội theo chiều hướng tốt hơn, đúng hơn, đẹp hơn.
Nguyễn Thế Đăng
(Theo anphat.org)
Nhìn cuộc sống xung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này. Và rồi có những nguyên nhân để nó hư hoại, ngày nào sẽ biến mất khỏi nơi này. Khoa học cũng khẳng định không có cái gì mà không có những nguyên nhân. Nguyên lý duyên sanh của Đạo Phật cũng nói thế, nhưng với tầm nhìn sâu rộng hơn nhiều: cái gì cũng có từ những nguyên nhân, hay những nhân duyên, do nhiều nhân duyên mà sanh.
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
1. Chủ động, tích cực, tự tin.
Cuộc đời chúng ta hiện tại là sự biểu lộ ra thành quả của những nhân tốt xấu trong quá khứ, thế nên muốn tiến bộ, muốn tương lai tốt đẹp thì ngay trong hiện tại chúng ta phải gieo trồng những nhân tốt.
Chúng ta không thể đổ lỗi, đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thần thánh, cho người khác. Anh đã gieo thì anh phải gặt. Và anh muốn gặt thứ gì thì hãy gieo thứ ấy. Sự lạc quan, yêu quý đời sống, quý trọng thời gian là do tin và sống theo nhân quả. Tương nai không phải là mơ ước viển vông, tương lai nằm trong những việc làm ( hành động tốt xấu, nghĩa là nghiệp tốt xấu) ngay trong giây phút này của tôi.
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
2. Tự do và bình đẳng.
Với định luật nhân quả, tôi bình đẳng với mọi chúng sanh trong sự thăng tiến của tôi. Đó là sự bình đẳng tuyệt đối: không ai ăn gian, hối lộ, làm đồ giả, nịnh nọt, bợ đở đối với nhân quả được. Nhân quả khiến tôi bình đẳng trước mọi cơ hội để tiến bộ, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhân quả làm tôi trở thành nhà điêu khắc, kiến trúc sư cho cuộc đời tôi và là người kế thừa duy nhất mọi hành động tốt xấu của tôi. Đây là sự tự do tôi có được. Tự do lựa chọn, tự do hành động và tự do xây dựng cuộc đời tôi.
Nếu tôi nhận ra mọi sự trong cuộc đời này đều có thể chuyển hóa thành một nhân tốt cho tôi, thì tự do của tôi là ở khắp tất cả, quyền lực của tôi ở khắp tất cả. Đó là sự lạc quan, niềm vui hướng thượng của người tin nhân quả. Một thí dụ: thấy một cục đá trên đường đi có thể làm ngã té, tôi liệng nó vào lề. Như thế là chỉ một cục đá tầm thường tôi đã chuyển hóa thành một nhân tốt cho hệ thống nhân quả - tức là cuộc đời - của tôi.
3. Không lo sợ.
” Không có điều gì có thể xảy ra với mình, nếu nơi mình không có điều đó”. Đây là một phát ngôn trí tuệ của Đạo Phật. Không có quả nào có thể xảy ra với tôi, nếu tôi không có nhân quả đó. Người Phật tử sống cuộc đời không lo sợ như vậy. Còn nếu nó (quả xấu ấy) xảy ra thì sao? Thì hãy biết chấp nhận, nhẫn nhục bởi vì mình đã có nhân cho quả ấy và nay nhân đang trổ thành quả. ‘Đầu ra’ tệ thế này bởi vì ‘đầu vào’ đã từng bết lắm. Trách ai nữa, ngoài bản thân mình? Và hãy rút kinh nghiệm và hành, nếu muốn không gặp điều đó nữa thì chớ gieo nhân về điều đó nữa.
4. Nhân quả đem đến ràng buộc nhưng nhân quả cũng đem đến giải thoát.
Phật dạy về Mười hai nhân duyên, từ vô minh cho đến lão tử là tiến trình nhân quả. Mười hai duyên sanh ấy là sợi dây xích mười hai khoen trói buộc chúng ta trong luân hồi, không chỉ đời này mà cả những đời sau nữa. Chúng ta cũng biết khi phá bỏ, chặt đứt được trọn vẹn một khoen thì toàn bộ sợi dây sẽ đứt. Vì trong một khoen đã chứa đựng hình thể và năng lực của những khoen trước và tác động trực tiếp đến những khoen sau. Một khi phá được tham ái bám chấp hay vô minh thì chúng ta sẽ đạt được giải thoát.
5. Lòng bi mẫn
Ai cũng có lòng bi tự nhiên. Có lẽ lòng bi là một đặc điểm phân biệt con người với những sinh vật khác. Chắc hẳn lòng bi càng lớn thì cuộc đời chúng ta càng phát triển, càng được nâng cao, càng có giá trị, bởi vì lòng bi là sự rộng lớn của tâm.
Ai cũng có lòng bi, lòng thương cảm khi thấy người khác đang bị đè chìm dưới gánh nặng nghiệp quả của họ. Cũng chính nhân quả làm cho lòng bi thêm sâu sắc, hiệu quả. Vì chúng ta không chỉ nhìn thấy hiện tượng đã trổ thành quả bên ngoài, mà chúng ta còn tìm hiểu để nhìn thấy và đoạn trừ, chuyển hóa những nhân đã tạo ra quả hiện tại của một người hay một tập thể. Chẳng hạn, thấy một người không có bữa ăn, chúng ta cho họ tiền, nhưng rồi y chỉ uống rượu, gây thê m những hậu quả tai hại thì sao? Sự giúp đỡ đích thực là cắt đứt, chuyển hóa nguyên nhân gây ra hậu quả này. Sự giúp đỡ đích thực phải dựa trên nhân quả. Có hiện tượng khổ, đâu là những nguyên nhân sâu hơn của khổ, hạnh phúc khi thoát khổ là thế nào, và những phương pháp đường lối để giải quyết được vấn nạn này. Thương xót không phải là thương xót lai rai, qua loa, cho phải phép. Lòng bi mẫn thật sự là thấy được khổ nơi người khác và chuyển hóa những nguyên nhân của khổ nơi người khác. Chúng ta thường hào hứng với những cuộc đổi đời, những cuộc cách mạng. Không có cuộc cách mạng nào thực chất hơn, lớn lao hơn và hiệu quả bền vững hơn sự sửa đổi hệ thống nhân quả của một người. Giúp đỡ đích thực là giúp đỡ người khác chuyển hóa hệ thống nhân quả đang vận hành của họ.
Không thể nói hết về nhân quả vì nhân quả là tất cả đời sống trước mắt, quá khứ và tương lai. Học hỏi nơi đời sống là học hỏi nhân quả nơi đời sống. Sống là tác động lên hệ thống nhân quả của cá nhân và xã hội theo chiều hướng tốt hơn, đúng hơn, đẹp hơn.
Nguyễn Thế Đăng
(Theo anphat.org)
- 161 lượt